Trời nóng bị nổi sảy – Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tình trạng trời nóng nổi sảy là vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể xuất hiện ở người lớn gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống.

cách phòng ngừa trời nóng nổi sảy
Tình trạng nổi rôm sảy khi thời tiết nóng phổ biến ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở người trưởng thành

Tổng quan về hiện tượng trời nóng nổi sảy

Rôm sảy là từ ngữ dân gian được dùng để chỉ tình trạng da phát ban, nổi mẩn đỏ. Các mẩn đỏ này thường tập trung thành từng cụm nhỏ và phổ biến vào mùa hè khi thời tiết oi bức.

Khi thời tiết nóng, lỗ chân lông bị tắc nghẽn, mồ hôi bị giữ lại bên dưới da và hình thành nên các mụn nước, mề đay mẩn ngứa. Ở người lớn, tình trạng trời nóng nổi sảy thường xuất hiện ở các nếp gấp da và nơi quần áo ma sát với da. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, rôm sảy thường được tìm thấy ở cổ, vai, ngực, nách, nếp gấp ở tay chân và ở háng.

Tình trạng rôm sảy thường không nguy hiểm, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và có xu hướng tự biến mất sau một vài ngày đến một tuần. Tuy nhiên, nếu rôm sảy khi trời nóng không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiễm khuẩn và hình thành mụn mủ trên da.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hiện tượng trời nóng nổi sảy thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, đến bệnh viện gặp bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần hoặc các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn như:

  • Đau, sưng, đỏ da hoặc có cảm giác nóng rát xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.
  • Xuất hiện mủ, lở loét hoặc các tổn thương khác trên da.
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc háng.
  • Sốt cao hoặc ớn lạnh.
cách xử lý khi trời nóng nổi sảy
Trao đổi với bác sĩ khi tình trạng rôm sảy kéo dài hơn một tuần

Cách xử lý và điều trị khi trời nóng nổi sảy

Như đã nói trên, hầu hết các trình trạng trời nóng nổi sảy đều tự biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà hoặc sử dụng các loại thuốc để làm tăng tốc độ chữa lành các tổn thương.

1. Cách khắc phục tại nhà

Một số cách xử lý tình trạng trời nóng nổi sảy tại nhà như:

  • Mặc quần áo rộng, nhẹ, hút ẩm làm bằng vải cotton hoặc sợi tự nhiên.
  • Tắm trong nước mát với xà phòng không gây kích ứng. Sau đó để da khô tự nhiên thay vì dùng khăn tắm chà xát lên da.
  • Giảm sưng, ngứa và làm dịu da bằng các sản phẩm thiên nhiên như nha đam, baking soda hoặc bột yến mạch.
  • Sử dụng các chế phẩm chống ngứa chẳng hạn như tinh dầu bạc hà hoặc các loại tinh dầu diệt khuẩn khác. Tuy nhiên, hãy đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng sản phẩm để tránh làm tắc nghẽn các tuyến mồ hôi và làm tình trạng rôm sảy thêm nghiêm trọng.
  • Sử dụng kem dưỡng da không kê đơn như Calamine để làm dịu da, chống ngứa và hạn chế kích ứng.
  • Tránh sử dụng các loại kem dưỡng và thuốc mỡ có chứa dầu mỏ hoặc dầu khoáng. Các hoạt chất này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và làm tình trạng rôm sảy thêm nghiêm trọng.
  • Sử dụng bột phụ gia Talc để kháng khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng da. Người bệnh có thể phủ một ít bột Talc lên khăn trải giường hoặc quần áo để hỗ trợ làm thông thoáng các lỗ chân lông.
trời nóng nổi sảy
Hầu hết tình trạng trời nóng nổi sảy không nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà

2. Điều trị bằng thuốc

Nêu tình trạng trời nóng nổi sảy không được cải thiện sau khi thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà, người bệnh nên gặp bác sĩ để có liệu pháp điều trị thích hợp. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc kháng khuẩn tại chỗ, ví dụ như xà phòng kháng khuẩn. Các sản phẩm này có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Thuốc chống tắc nghẽn lỗ chân lông như Lanolin Khan có thể ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng và tránh các tổn thương trên da.
  • Thuốc Corticosteroid tại chỗ có thể được sử dụng để điều trị tình trạng trời nóng nổi sảy. Tuy nhiên, các loại thuốc này cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ.
  • Thuốc kháng Histamine để hạn chế tình trạng rôm sảy gây ngứa, đặc biệt là vào ban đêm.

Trong các trường hợp rôm sảy kéo dài trong nhiều tuần có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp và áp xe. Do đó, nếu rôm sảy phát triển thành mụn mụn trên da hãy trao đổi với bác sĩ điều trị được tìm ra nguyên nhân cụ thể và có biện pháp điều trị thích hợp.

Các biện pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa tình trạng trời nóng nổi sảy, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế hoặc tránh tham gia các hoạt động gây ra mồ hôi
  • Sử dụng điều hòa không khí hoặc quạt điều hòa để làm mát môi trường sống và làm việc.
  • Mặc quần áo nhẹ nhàng với chất liệu thoáng khí, như cotton hoặc lụa để tránh cọ xát và kích ứng da.
  • Tránh tiếp xúc quá nhiều với thời tiết nóng và ẩm ướt. Khi cần ra ngoài hãy mặc quần áo dài hoặc che chắn da cẩn thận.
  • Tẩy tế bào chết thường xuyên để loại bỏ da chết và bã nhờn. Các yếu tố này có thể góp phần làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra rôm sảy. Trao đổi với người có chuyên môn để chọn sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất bằng trái cây, rau củ và các loại đậu.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày (từ 1,5 đến 2 lít tùy theo trọng lượng và nhu cầu của cơ thể).

Hầu hết các trường hợp rôm sảy do thời tiết nóng đều có thể xử lý và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh cần đến bệnh viện và tiến hành kiểm tra các nguyên nhân tiềm ẩn khác. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra để đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất. Trong quá trình điều trị tình trạng trời nóng nổi sảy, nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, vui lòng trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

Ngày đăng 00:26 - 25/05/2023 - Cập nhật lúc: 00:26 - 26/05/2023
Chia sẻ:
rạn da đùi Rạn da đùi – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất

Đùi là vùng da rất dễ bị rạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng rạn da đùi không…

Mề đay ở trẻ em và liệu pháp thảo dược dứt điểm sau 1 liệu trình 

Mề đay ở trẻ nhỏ thường xảy ra khi thời tiết thay đổi. Bỏ lỡ “thời điểm vàng” để điều…

Trị viêm nang lông bằng dầu dừa Hướng Dẫn Cách Trị Hết Viêm Nang Lông Bằng Dầu Dừa

Trị viêm nang lông bằng dầu dừa là một trong những mẹo chữa bệnh tự nhiên được nhiều người áp…

Bệnh phát ban có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân Bệnh phát ban – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh phát ban là hiện tượng ngoài da xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Việc xác định được chính xác…

Sử dụng nha đam chữa hắc lào là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến Cách Chữa Hắc Lào Bằng Nha Đam Giúp Da Đẹp, Mịn Hơn

Chữa hắc lào bằng nha đam là phương pháp chữa bệnh tại nhà theo kinh nghiệm dân gian. Cách này…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua