Hướng dẫn cách sơ cứu cho người bị bỏng khẩn cấp.

Sau khi nổ trạm biến áp, một người đàn ông ngồi ở quán trà đá bên cạnh bị lửa bén làm cháy quần áo, trượt toàn bộ da, gào thét trên đường.

Chiều 17/11, bốt điện nằm trên hè phố Trưng Nhị, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội phát nổ rồi bốc cháy.

Theo nhân chứng, sau tiếng nổ, bốt điện bùng cháy và lan sang một số người ngồi ở quán nước trà đá ngay cạnh.

Theo hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội, trạm biến áp bốc cháy được lắp trên vỉa hè, gồm tủ điện và biến áp gắn trên cột bê tông. Một người đàn ông bị lửa bén làm cháy quần áo, trượt da gào thét trên đường. Người này cùng các nạn nhân khác đang được cấp cứu tại Viện Bỏng quốc gia.

Cach so cuu phai thuc hien ngay khi bong do no tram bien ap hinh anh 1
Nạn nhân được người dân dội nước làm mát. Ảnh: Cắp từ clip.

Theo chuyên gia điện của Đại học Bách Khoa Hà Nội, trạm biến áp nhất thiết phải có khoảng cách an toàn với khu vực sinh hoạt. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người dân không để ý đến điều này. Thậm chí, các hộ dân đã tận dụng diện tích ngay dưới chân trạm biến áp làm nơi đặt bếp nấu ăn, bắc lò than đun nước để bán trà đá bất chấp nguy hiểm.

Sự việc đã cảnh báo mạnh mẽ đối với người dân chủ quan khi sinh hoạt bên cạnh các bốt điện –  trạm biến áp.

PGS Lê Năm – nguyên Giám đốc Viện Bỏng quốc gia – cho hay hàng năm có từ 3.500-4.000 bệnh nhân bỏng nặng, hoặc rất nặng vào điều trị. Bệnh viện cũng thường xuyên tiếp nhận các ca bỏng do cháy nổ trạm biến áp.

Thậm chí cả cán bộ, kỹ sư điện cũng bỏng trong lúc kiểm tra trạm biến áp mà không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động.

Theo PGS Lê Năm, các nạn nhân từ vụ nổ trạm biến áp thường là do bỏng nhiệt chứ không phải bỏng điện. Các tia lửa điện phóng cháy tạo thành lửa lan ra những người ở khu vực gần.

Trong trường hợp này, nếu xử lý nhanh, tốt, vết thương của nạn nhân sẽ nông, không nguy hiểm tới tính mạng như bỏng điện. Còn bỏng do điện giật nguy hiểm hơn rất nhiều bởi dòng điện sẽ tàn phá cơ thể, phá hủy các tổ chức gây bỏng sâu, di chứng nặng.

Về nguyên tắc sơ cứu bỏng do cháy bốt điện – trạm biến áp, PGS khuyến cáo cách nhanh và hiệu quả nhất là dùng nước sạch dội ngay lên vết thương.

“Với các phản ứng cháy trên cơ thể, lúc này nhiệt độ sẽ từ 60-80 độ C. Việc dùng nước ngay lập tức dội lên sẽ có tác dụng hạ nhiệt giúp vết thương đỡ sâu hơn. Bỏng nông dễ điều trị hồi phục hơn. Việc này phải được thực hiện sớm khi gặp nạn. Nếu để lâu, việc sơ cứu này không còn tác dụng”, PGS Lê Năm khuyến cáo.

Trong trường hợp cấp bách, có thể tạm thời sử dụng các nguồn nước khác nhau để sơ cứu cho nạn nhân. Sau đó, người dân phải tìm nguồn nước sạch để rửa sạch vết thương cho họ.

Chuyên gia cũng lưu ý tuyệt đối không dùng các biện pháp dân gian như nước mắm, kem đánh răng, mỡ… bôi lên vết bỏng. Thực tế đã ghi nhận nhiều ca nhiễm trùng do cách sơ cứu sai lầm này.

Sau khi sơ cứu, nạn nhân cần được đưa đến bệnh viện sớm nhất để bác sĩ xử lý.

Hướng dẫn cụ thể sơ cứu các loại Bỏng khẩn cấp:

Khác với bỏng lửa, bỏng nước sôi, bỏng điện là một loại bỏng nặng, nếu như bỏng lửa, nước sôi gây bỏng từ ngoài vào trong thì bỏng điện lại gây vết bỏng sâu từ trong ra ngoài nên nếu không được sơ cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng người gặp nạn, vì thế việc trang bị cách sơ cứu khi bị bỏng điện là cực kì cần thiết cho tất cả mọi người. Dưới đây là hướng dẫn cách sơ cứu bỏng điện nhanh và hiệu quả mà mọi người nên biết.

Cách sơ cứu bỏng điện

Nguyên nhân gây bỏng điện

  • Nghe điện thoại gần đường dây cao thế.
  • Do tiếp xúc với đường điện cao thế, do đứt dây điện, đổ cột điện, nhà xây sát cạnh đường dây điện cao thế.
  • Do bị sét đánh.

Biểu hiện của bỏng điện

Bên ngoài không có nốt phỏng nước hay đám đỏ rát da như các loại bỏng khác mà là đốm da đen tại vị trí đường điện đi qua, vài ngày sau vùng da có dòng điện đi qua dần dần bị hoại tử hết cho tới hết đoạn dòng điện đi qua.

Hướng dẫn sơ cứu bỏng điện, huong dan so cuu bong dien

 

Hậu quả của bỏng điện

Bình thường sau khi bị bỏng điện nhìn nạn nhân vẫn bình thường không nghiêm trọng nhưng càng để lâu càng biểu hiện rõ ràng hơn, thời gian tiếp xúc dòng điện càng lâu thì càng nguy hiểm, không sơ cứu và đưa nạn nhân tới cơ sở y tế kịp thời để lâu có thể nhiễm trùng nhiễm độc đe dọa tính mạng. Nguy hiểm hơn nếu như dòng điện chạy tới tim não gây tê liệt và có thể tử vong tại chỗ.

Cách sơ cứu bỏng điện

  • Đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi dòng điện càng sớm càng tốt. Sử dụng cây khô, gậy khô , gậy nhựa gạt dây điện ra khỏi người nạn nhân, hoặc ngắt nguồn điện. Tuyệt đối không được dùng tay không lôi nạn nhân ra vì dòng điện sẽ kéo cả bạn vào.
  • Sau đó nhanh chóng gọi xe cấp cứu tới.
  • Trong lúc đợi xe cấp cứu tới thì đưa bệnh nhân nằm trên nền nhà cứng để cơ thể giải phóng điện tích ở các mô.
  • Sau đó kiểm tra xem người bệnh còn thở không, tim đập không? nếu không thì làm hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực để nạn nhân lấy lại hơi thở và nhịp tim.
  • Đề phòng sốc khi đang sơ cứu cho nạn nhân bằng cách để nạn nhân đầu thấp kê cao chân.
  • Che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc vô khuẩn tránh dùng các loại vải có sợi lằng nhằng.

Trên đây là cách sơ cứu bỏng điện nhanh và hiệu quả mà mọi người nên biết để có thể bảo vệ cho bản thân, gia đình và những người xung quanh. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh, và có ý thức phòng tránh các tai nạn bỏng đáng tiếc này.

 

Ngày đăng 16:03 - 17/11/2016 - Cập nhật lúc: 16:03 - 17/11/2016
Chia sẻ:

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua