Đỗ trọng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Đỗ trọng là vỏ phơi hoặc sấy khô của cây Bắc đỗ trọng và Nam đỗ trọng. Vị thuốc này có vị ngọt, cay, tính ấm, tác dụng an thai, bổ can thận, dưỡng huyết và mạnh gân cốt. Hiện tại đỗ trọng không chỉ được sử dụng trong bài thuốc dân gian mà được ứng dụng trong y học hiện đại để chữa đau thần kinh tọa, phong tê thấp, động thai, liệt dương,…

công dụng của đỗ trọng
Đỗ trọng là vị thuốc quý và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh từ Đông Y

  • Tên gọi khác: Mộc miên, Ngọc ti bì, Miên hoa, Hậu đỗ trọng, Xuyên đỗ trọng.
  • Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv
  • Tên dược: Cortex Eucommiae
  • Họ: Đỗ Trọng (danh pháp khoa học: Eucommiaceae).

Mô tả dược liệu

Dược liệu đỗ trọng là vỏ sấy hoặc phơi khô của loài thực vật cùng tên.

1. Cây đỗ trọng có mấy loại? Đặc điểm

Cây đỗ trọng gồm có 2 loại: Đỗ trọng bắc và đỗ trọng nam.

  • Đỗ trọng bắc (Bắc đỗ trọng) là dạng cây gỗ sống lâu năm, chiều cao khoảng 15 – 20m, đường kính từ 30 – 50cm, vỏ cây có màu xám. Lá mọc cách, phiến lá hình trứng hơi tròn, mép lá có hình răng cưa. Lá non có phủ lông tơ nhưng khi già thì phiến nhẵn, không còn lông. Hoa mọc thành chùm, mọc ở đầu cành, kích thước nhỏ, quả mỏng dẹt bên trong có chứa 1 hạt.
  • Đỗ trọng nam (Nam đỗ trọng) gần giống với cây đỗ trọng bắc nhưng vỏ ngoài thường có màu vàng nâu hoặc vàng sáng. Vỏ của nam đỗ trọng thường cứng và khó bẻ hơn so với bắc đỗ trọng.

2. Hình ảnh cây đỗ trọng

hình ảnh cây đỗ trọng
Hình ảnh lá của cây đỗ trọng – Lá mọc cách, phiến lá hình trứng hơi tròn, mép lá có hình răng cưa
hình ảnh cây đỗ trọng
Hình ảnh hoa của cây đỗ trọng – Hoa mọc thành chùm, ở đầu cành và có kích thước nhỏ
hình ảnh cây đỗ trọng
Lá non của cây đỗ trọng thường được phủ một lớp lông tơ mỏng

3. Bộ phận dùng

Vỏ của cây.

4. Phân bố

Đỗ trọng có nguồn gốc ở Trung Quốc, mọc nhiều tại Tứ Xuyên, Nam Kinh, Vân Nam, Qúy Châu, Quảng Tây, Quảng Đông,… Những năm 1962 – 1963, loài thực vật này đã được di thực vào Việt Nam và hiện tại đã được trồng ở một số địa phương như Mai Châu, Tuần Giáo, Đồng Văn, Mèo Vạc,…

5. Thu hái – sơ chế

Chỉ thu hái ở những cây có tuổi từ 10 năm trở lên. Thường thu hái vào tháng 4 – 5 hằng năm, dùng cưa cắt đứt xung quanh vỏ cây rồi tách vỏ thành những đoạn dài ngắn. Tuy nhiên chỉ bóc 1/3 vỏ để cây tiếp tục phát triển.

Vỏ bóc về đem luộc với nước, sau đó trải ra chỗ bằng phẳng có lót rơm và dùng vật nặng đè lên để giữ cho vỏ phẳng. Sau đó phủ kín rơm xung quanh để trong khoảng 7 ngày cho nhựa cây chảy ra. Khi thấy vỏ chuyển sang màu tím thì đem phơi, cạo sạch vỏ bên ngoài cho nhẵn và cắt thành từng miếng vừa dùng.

hình ảnh cây đỗ trọng
Hình ảnh vỏ của cây đỗ trọng sau khi được phơi hoặc sấy khô

Ngoài ra có thể bào chế đỗ trọng theo những cách sau đây:

  • Tẩm với rượu 40 độ trong vòng 2 giờ, sau đó sao vàng đến khi tơ đứt là được.
  • Cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, sau đó thái thành từng miếng mỏng, tẩm với nước muối sao cho đứt tơ là dùng được.
  • Gọt bỏ vỏ bên ngoài, với 1kg dược liệu thì đem tẩm với 40g sữa tô và 120g mật ong.
  • Rửa cho sạch, cạo lớp vỏ ngoài rồi cắt thành miếng nhỏ, dùng sống hoặc ngâm rượu.

6. Bảo quản

Đỗ trọng dễ bị mọt và biến chất. Vì vậy cần bảo quản ở nơi cao và khô ráo.

7. Thành phần hóa học

Dược liệu có chứa các thành phần hóa học như Vanilic acid, Sitosterol, Gutta-Percha, Vitamin C, Potassium, Glycoside, Augoside, Threo-guaiacyl, Erythro, N-triacontanol, Nonacosan, Ulmoprenol, Acid betulinic,…

Vị thuốc đỗ trọng

tác dụng của đỗ trọng
Vị thuốc đỗ trọng có tác dụng an thai, dương huyết, bổ can thận và mạnh gân cốt

1. Tính vị

Vị cay, ngọt, tính ôn, không độc.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Can và Thận.

3. Tác dụng của đỗ trọng

– Công dụng của đỗ trọng theo Đông Y:

  • Công dụng: Đỗ trọng có tác dụng bổ sung, kiện gân cốt, bổ can hư, an thai, ích tinh khí, cường chí, dương huyết, hạ áp, làm ấm tử cung.
  • Chủ trị: Chân tay yếu mỏi, đau nhức lưng, phong thấp, bại liệt, động thai ra huyết, di tinh, liệt dương, tăng huyết áp, hay tiểu đêm,…

– Công dụng của đỗ trọng theo nghiên cứu hiện đại:

  • Dược liệu có tác dụng ức chế phế cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bạch cầu và liên cầu khuẩn dung huyết B.
  • Đỗ trọng có tác dụng lợi tiểu, giảm đau, chống co giật và rút ngắn thời gian chảy máu.
  • Lá, cành và vỏ của thuốc đều có tác dụng điều chỉnh chức năng tế bào và tăng cường hoạt động miễn dịch của cơ thể.
  • Đỗ trọng có tác dụng chống viêm, tăng cường hoạt động của vỏ tuyến thượng thận, tăng lưu lượng máu động mạch vành, giãn mạch và hạ cholesterol trong máu.
  • Thuốc có tác dụng làm thư giãn cơ trơn mạch máu, từ đó làm hạ huyết áp.

4. Cách dùng – liều lượng

Đỗ trọng thường được dùng ở dạng sắc, ngâm rượu hoặc chế thành cao lỏng. Dược liệu sao có tác dụng tốt hơn so với dược liệu sống. Liều dùng tham khảo 8 – 16g/ ngày.

Các món ăn và bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu đỗ trọng

cây đỗ trọng có mấy loại
Đỗ trọng được dùng để trị chứng thận hư yếu gây đau lưng mỏi gối, di tinh, liệt dương, người mệt mỏi,…

1. Thịt heo hầm đỗ trọng hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa

  • Chuẩn bị: Thịt lưng heo lượng vừa đủ và đỗ trọng 30g.
  • Thực hiện: Đem hầm trong vòng 30 phút, sau đó bỏ dược liệu, ăn thịt và uống nước. Thực hiện liên tục trong 7 – 10 ngày.

2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị huyết áp cao

  • Bài thuốc 1: Mẫu lệ sống 20g, tang ký sinh, đỗ trọng mỗi thứ 16g, câu kỷ tử và cúc hoa mỗi vị 12g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Thục địa và đơn bì mỗi vị 40g, hạ khô thảo và sinh đỗ trọng mỗi vị 80g. Đem các vị tán bột làm hoàn, mỗi lần dùng 12g, ngày uống từ 2 – 3 lần.

3. Bài thuốc trị chứng phụ nữ có thai bị động thai và dọa sảy

  • Bài thuốc 1: A giao, tục đoạn, tang ký sinh, đương quy, bạch truật (sao) và đỗ trọng (sao) mỗi vị 12g, thỏ ty tử 4g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị Sơn dược 20g, đại táo 20 quả, đỗ trọng (sống) 40g, cam thảo 4g và xuyên tục đoạn 12g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

4. Bài thuốc trị di tinh, liệt dương

  • Chuẩn bị: Câu kỷ tử, thỏ ty tử, sơn dương, ngưu tất, sơn thù và mạch môn mỗi vị 160g, thục địa 230g, đỗ trọng 160g, lộc nhung 80g và ngũ vị tử 40g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột mịn, làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 12g uống với nước muối nhạt, ngày dùng 2 lần.

5. Bài thuốc trị chứng đau lưng do thận hư

  • Bài thuốc 1: Lộc giác giao 10g, đương quy, câu kỷ tử, thỏ ty tử mỗi vị 12g, nhục quế 8g, phụ tử 6g, đỗ trọng, hoài sơn mỗi vị 16g và thục địa 26g. Dùng các vị sắc uống hoặc tán bột, thêm mật làm hoàn. Bài thuốc này thích hợp với người có thận dương hư.
  • Bài thuốc 2: Nếu thận âm hư thì dùng đỗ trọng 12g, nhục thung dung 12g, sơn thù 12g, hoài sơn 12g, thỏ ty tử 12g, ngưu tất 12g, câu kỷ tử 16g, sinh địa 16g. Đem sắc uống hoặc trộn mật làm hoàn.

6. Bài thuốc trị chứng thận yếu gây liệt dương, lưng đau, gối mỏi

  • Bài thuốc 1: Rễ gối hạc, dây đau xương, cẩu tích, thỏ ty tử, củ mài và rễ cỏ xước mỗi vị 12g, đỗ trọng, cốt toái bổ và tỳ giải mỗi vị 16g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc 2: Dùng hoài sơn, mạch môn, ngưu tất, đỗ trọng, tục đoạn, cốt toái bổ, đương quy, cẩu tích, thục địa và ba kích mỗi vị 12g. Đem các vị tán thành bột, sau đó chế với mật ong làm thành viên. Mỗi lần dùng từ 7 – 10g, ngày dùng 2 lần.

7. Bài thuốc chữa chứng đau nhức vùng thắt lưng

  • Bài thuốc 1: Hạt quýt và đỗ trọng mỗi vị 80g. Đem sao vàng, tán nhỏ và uống cùng với nước muối và rượu.
  • Bài thuốc 2: Rễ cây câu kỷ tử, tỳ giải và đỗ trọng gia giảm liều phù hợp. Đem sắc cách thủy với rượu và dùng uống mỗi ngày.

8. Bài thuốc trị chứng ra mồ hôi trộm

  • Chuẩn bị: Mẫu lệ và đỗ trọng các vị bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 1 thìa uống với rượu.

9. Bài thuốc trị chứng động thai và các bệnh sau khi sinh đẻ

  • Chuẩn bị: Táo tàu và đỗ trọng.
  • Thực hiện: Giã nát làm thành viên to bằng hạt đậu. Mỗi lần dùng 10 viên, ngày dùng 2 lần.

10. Bài thuốc phòng ngừa sảy thai

  • Chuẩn bị: Ý dĩ (sao), đỗ trọng, tục đoạn, củ gai bánh, ba kích, đương quy, vú bò, cẩu tích, ba kích, thục địa mỗi vị 10g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

11. Bài thuốc trị chứng chảy máu não và tai biến do huyết áp cao

  • Chuẩn bị: Cam thảo 15.5g, lá sen 15.5g, đỗ trọng 12.5g, bạch thược 16g, tang ký sinh, mạch môn và sinh địa mỗi vị 10g.
  • Thực hiện: Đem sắc và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong vòng 7 ngày.

12. Bài thuốc trị chứng trẻ nhỏ thuộc hư hàn, ốm yếu bẩm sinh, hen suyễn, cam tích, chậm nói, còi xương

  • Chuẩn bị: Trạch tả và mẫu đơn mỗi vị 3g, đỗ trọng, ngưu tất, phục linh, sơn thù và sơn dược mỗi vị 4g, nhục quế 0.8g, phụ tử chế 1.2g, ngũ vị 2g, thục địa 8g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

13. Bài thuốc trị chứng tăng huyết áp

  • Chuẩn bị: Cam thảo và sa nhân mỗi vị 6.6g, hoàng bá 10g, đỗ trọng 33g. Trường hợp suy tim nên gia thêm quế 6.6g.
  • Thực hiện: Sắc với 800ml nước và để sôi trong 15 – 20 phút, sau đó chia thành 3 lần uống trong ngày.

14. Bài thuốc chữa chứng nhiễm Trichomonas

  • Chuẩn bị: Hoạt thạch và bối mẫu mỗi vị 12g, đương quy, đỗ trọng và sinh địa mỗi vị 10g, xích thược, bạch thược và xuyên khung mỗi vị 6g, vỏ quýt 3g, rượu 40 độ 500ml.
  • Thực hiện: Đem ngâm trong vòng 7 ngày. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 20ml rượu.

15. Bài thuốc trị âm tinh suy kiệt, mỏi gối, di tinh, sốt về chiều, đau nhức lưng và ra mồ hôi trộm

  • Chuẩn bị: Rau thai nhi (rau con so, không có bệnh) 1 bộ, câu kỷ tử, ngưu tất và đỗ trọng mỗi vị 60g, gừng khô 15g, trần bì (nướng) và hoàng bá mỗi vị 40g.
  • Thực hiện: Đem rau thai bỏ gân mang, sau đó lấy múi đỏ tươi đem ngâm với rượu trong vòng 1 đêm. Tiếp tục nấu cho nhừ và vắt lấy nước. Dùng ngưu tất, đỗ trọng, hoàng bá và câu kỷ nấu thành nước đặc, trộn với rau thai, gừng khô và trần bì tán bột. Cuối cùng bắc lên chảo cô thành cao, pha thêm 25% rượu và bảo quản dùng dần. Mỗi ngày dùng 3 lần trong thời gian dài.

16. Bài thuốc trị chứng tăng huyết áp, suy nhược thần kinh và thận âm hư

  • Chuẩn bị: Tạo giác 4g, hoàng bá 8g, phục linh, thiên môn, đỗ trọng và mạch môn mỗi vị 12g, rau thai nhi 1 cái, mẫu lệ, long cốt, đảng sâm, ngưu tất và thục địa mỗi vị 16g.
  • Thực hiện: Đem tán thành bột mịn và chế thành viên. Mỗi ngày dùng từ 6 – 20g.

17. Bài thuốc trị chứng hen phế quản (trong giai đoạn ổn định)

  • Chuẩn bị: Ngưu tất, mạch môn, rau thai nhi khô và thiên môn mỗi vị 40g, quy bản và hoàng bá mỗi vị 60g, thục địa 80g, đỗ trọng 60g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán nhỏ làm thành viên. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 10g.

18. Bài thuốc trị chứng tăng huyết áp thể âm hư dương xung, tăng huyết áp ở người trẻ và chứng rối loạn tiền mãn kinh

  • Chuẩn bị: Thạch quyết minh 20g, thiên ma 6g, chi tử 8g, đỗ trọng 14g, dạ giao đằng, ích mẫu và tang ký sinh mỗi vị 16g, phục linh, hoàng cầm, câu đằng và ngưu tất mỗi vị 12g. Nếu mất ngủ gia thêm bá tử nhân và toan táo nhân mỗi vị 8g. Đau đầu gia thêm mạn kinh tử và cúc hoa mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi huyết áp ổn định.

19. Bài thuốc trị chứng viêm tắc động mạch chi

  • Chuẩn bị: Phụ tử chế, ý dĩ, đảng sâm, ngưu tất, hổ cốt, quy bản, hoàng kỳ, bạch thược, miết giáp, đỗ trọng và sinh địa mỗi vị 16g, hoàng bá, đan sâm mỗi vị 20g, cam thảo 4g, quế chi, binh lang, trần bì và tế tân mỗi vị 8g, đương quy, hoàng cầm, phục linh, tùng tiết, hồng hoa, uy linh tiên, độc hoạt, tần giao, đào nhân, mộc qua, phòng kỷ và xuyên khung mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Nấu các vị thành cao, dùng uống hằng ngày.

20. Bài thuốc trị đau dây thần kinh hông do thoái hóa cột sống

  • Chuẩn bị: Cam thảo, đỗ trọng và phòng phong mỗi vị 8g, quế chi và tế tân mỗi vị 6g, tang ký sinh, đảng sâm, bạch thược, độc hoạt, ngưu tất, phục linh, đại táo, thục địa và đương quy mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.

21. Bài thuốc trị đau bụng kinh

  • Bài thuốc 1: Cam thảo 4g, hương phụ, bạch thược, đương quy, phục linh, đỗ trọng và xuyên khung mỗi vị 8g, tục đoạn, bạch truật, đảng sâm và thục địa mỗi vị 12g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc 2: Dùng đỗ trọng, ngải cứu, a giao, đương quy và xuyên khung mỗi vị 8g, phá cố chỉ, hoàng kỳ, bạch truật, thục địa và hoài sơn mỗi vị 12g, đảng sâm 16g. Đem các vị sắc lấy nước uống.

22. Bài thuốc trị chữa động thai có ra máu do khí huyết hư

  • Chuẩn bị: Cam thảo 4g, trần bì 6g, đỗ trọng 12g, đương quy 8g, bạch thược và thục địa mỗi vị 12g, đảng sâm 16g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

23. Bài thuốc trị động thai do vấp ngã, chấn thương

  • Bài thuốc 1: Xuyên khung 6g, cam thảo 4g, đảng sâm 16g, hoàng cầm, đỗ trọng, địa du, đương quy, ngải diệp và hương phụ mỗi vị 8g, hoàng kỳ, mẫu lệ, thục địa, tục đoạn, bạch truật và bạch thược mỗi vị 12g. Đem các vị sắc uống hằng ngày.
  • Bài thuốc 2: Tang ký sinh 16g, đương quy, đỗ trọng và a giao mỗi vị 8g, rễ cây gai 10g, tục đoạn và bạch thược 12g. Đem các vị sắc uống hằng ngày.

24. Canh đỗ trọng và thận dê trị đau thắt lưng do thận hư yếu

  • Chuẩn bị: Đỗ trọng và 3 – 4 cái thận dê.
  • Thực hiện: Đem cạo bỏ vỏ ngoài của đỗ trọng, sau đó sao vàng với 1 cân sữa tô và đem chia thành 10 thang. Mỗi đêm dùng 1 thang sắc đến 5 canh, sao đó chắt lấy nước và bỏ bã. Cắt nhỏ thận dê đem vào rồi sắc tiếp, sau đó thêm gia vị vào nấu như canh. Dùng ăn khi đói.

25. Bài thuốc trị đau cột sống và đau ngang thắt lưng do phong hàn

  • Chuẩn bị: Đỗ trọng 640g.
  • Thực hiện: Đem cắt nhỏ sao với 2 thăng rượu, sau đó ngâm với rượu trong vòng 10 ngày. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ, ngày dùng 3 lần.

26. Bài thuốc trị động thai khi thai nhi được 2 – 3 tháng

  • Chuẩn bị: Xuyên tục đoạn (tẩm rượu) và đỗ trọng (tẩm gừng, sao cho đứt tơ).
  • Thực hiện: Tán thành bột mịn, dùng nhục táo nấu kỹ lấy nước và trộn với bột thuốc làm thành viên uống cùng với nước cơm.

27. Bài thuốc trị chứng chân tay mỏi, lưng đau và người không có sức do thận hư

  • Chuẩn bị: Bạch tật lê, phòng phong, tỳ giải, đỗ trọng, đương quy, ngưu tất, bổ cốt chỉ, nhục thung dung, thỏ ty tử và hồ lô ba mỗi vị 2 phần, thận heo 1 cặp (nấu chín, tán nhuyễn), nhục quế 1 phần.
  • Thực hiện: Đem trộn đều và chế với mật ong làm thành viên. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 12g.

28. Bài thuốc trị chứng đau thắt lưng do thận hư kèm phong hàn

  • Chuẩn bị: Quế tâm 4g, tế tân và xuyên khung mỗi vị 6g, đan sâm và đỗ trọng mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị ngâm rượu và dùng uống hằng ngày.

29. Bài thuốc trị chứng quen dạ đẻ non

  • Chuẩn bị: Tang ký sinh, đỗ trọng (sao), bạch truật (sao đất sét) và tục đoạn mỗi vị 20g, thỏ ty tử 4g, đương quy và a giao mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống hằng ngày.

30. Bài thuốc trị thận nguyên bất túc và tỳ vị hư yếu

  • Chuẩn bị: Bạch linh 160g, đỗ trọng 120 (tẩm rượu muối sao), thục địa 320g, lộc nhung 300g, hoài sơn 240g, phụ tử 60g, sơn thù 200g, ngũ vị tử 48g, ngưu tất 160g.
  • Thực hiện: Chế thành hoàn mềm, dùng uống hằng ngày.

Lưu ý và Thận trọng khi dùng vị thuốc đỗ trọng

  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có âm hư hỏa vượng hoặc người không có can thận hư.
  • Thực nghiệm cho thấy đỗ trọng có tác dụng hạ áp rõ rệt nhưng trên thí nghiệm lâm sàng thì nhận thấy tác dụng không rõ rệt. Vì vậy bạn cần tránh tình trạng phụ thuộc vào các bài thuốc từ dược liệu này.
  • Không dùng đồng thời với Xà thoái và Huyền sâm.

Hiện nay trên thị trường có nhiều cơ sở kinh doanh dược liệu kém chất lượng, vì vậy bạn nên thận trọng khi chọn mua đỗ trọng. Bên cạnh đó để đảm bảo tác dụng của dược liệu này, cần thăm khám và hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng.

Ngày đăng 12:08 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:06 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Bình luận (30)

  1. Quốc Anh
    Quốc Anh says: Trả lời

    Đọc cái bài này thôi mà mình thấy quy trình sơ chế ra vị thuốc đỗ trọng này rất nhiều công đoạn và tỉ mỉ lắm luôn thì không biết mình đang muốn dùng để điều trị bệnh huyết áp cao thì cách dùng có phức tạp hay là phải đun sắc gì không nhỉ ?

    1. Trung tâm Dược liệu Vietfram says:

      Chào bạn! Đỗ trọng được khoa học nghiêm cứu là một vị thuốc có tác dụng làm thư giãn cơ trơn mạch máu từ đó giúp cho huyết áp ổn định hơn, để điều trị có hiệu quả thì cần kết hợp với các vị thuốc khác có thể dùng đun sắc hoặc viên đã tán sẵn và cô đặc thành viên hoàn, để biết thêm thông tin chi tiết bạn vui lòng liên hệ hotline 096 171 6466 các bác sĩ sẽ tư vấn hỗ trợ bạn.
      Thông tin đến ban!

    2. Tuệ Nhi
      Tuệ Nhi says:

      Đỗ trọng này đúng quả thực rất là tốt nhưng để dùng có hiệu quả thì phải kết hợp thêm 1 số vị thuốc khác nữa bạn nhé, tốt nhất cho huyết áp đó, cái này mn nên mua về rồi say ra để uống sẽ tốt nhất….

    3. Bảo Trân VCB
      Bảo Trân VCB says:

      Ở trung tâm này thì mình mua dược liệu khô hay tươi về để uống vậy chị ơi, mà dùng thêm 1 số vị thuốc khác thì liệu mỗi loại khác nhau mà sợ có tác dụng phụ gì khác không.

    4. Tuệ Nhi
      Tuệ Nhi says:

      Cái này mình thấy người ta chỉ bán khô thôi không có bán tươi đâu. Tác dụng phụ hay như thế nào thì cuối bài có ghi đó, thấy không có ghi nhiều tác dụng phụ đâu

  2. Vương Diệu Linh
    Vương Diệu Linh says: Trả lời

    Em nghe nói cây đỗ trọng này có tác dụng rất tốt với phụ nữ mang thai thì không biết là cách sử dụng thì như nào mới hợp lý ak ?

    1. Thanh Nga
      Thanh Nga says:

      Thường thì không phải ai mang thai đều uống được đâu nha bạn, chỉ có những người có triệu chứng đạu bụng khi mang thai hoặc dạo sảy thai thì mới cần dùng đến đỗ trọng này, bạn nên đến khám bác sĩ tư vấn sẽ tốt hơn chứ không nên tự ý dùng thuốc đâu nhé.

    2. Trung tâm Dược liệu Vietfram says:

      Chào bạn Linh! Không biết là bạn mang thai ở tuần thứ bao nhiêu và bạn có đang gặp phải triệu chứng gì bất thường không, dược liệu đỗ trọng có tác dụng an thai phòng ngừa sảy thai nhưng tùy vào cơ địa mỗi người và kết hợp với vị thuốc khác nhau nên để biết thêm thông tin chi tiết bạn vui lòng liên hệ hotline 096 171 6466 các bác sĩ sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn.
      Chúc bạn sức khỏe!

    3. Danh Gia Hân
      Danh Gia Hân says:

      Đúng rồi đó chị ak, trước em bị động thai mẹ em cũng có đưa em đến đây khám và bác sĩ cũng có kê đơn thuốc có vị đỗ trọng này nhưng còn kết hợp thêm cả ý dĩ, đương quy, ba kích… một số vị em không nhớ nhưng khoảng chừng 7 hay 8 vị mỗi vị 10g sắc nên uống rất là tốt chị ak, mà bác sĩ ở đây khám và tư vấn rất nhiệt tình và chu đáo chứ cũng không phải như bán thuốc là xong đâu chị.

    4. Bầu Trời Bé Con
      Bầu Trời Bé Con says:

      Tớ cứ nghĩ người ta bán thuốc không thôi, nếu có khám bệnh và tư vấn thuốc để điều trị thì quá tốt rồi và cũng yên tâm khi các bác sĩ ở đây có kinh nghiệm lâu năm về y học cổ truyền .

  3. Hoài An
    Hoài An says: Trả lời

    Bố em bị chứng đau lưng, đau mỏi xương khớp mấy năm nay mà cũng dùng nhiều thứ thuốc khác nhau được 1 thời gian sau lại bị đau lại, em tìm hiểu trên mạng thấy vị thuốc đỗ trọng này chữa đau mỏi xương khớp tốt mà không biết đã có ai ở đây dùng thuốc này chưa và hiệu quả như nào chia sẻ cho em ý kiến với, em cảm ơn ạ.

    1. Kim Thảo My
      Kim Thảo My says:

      Đỗ trongk này điều trị bệnh về xướng khớp rất tốt e ak, c cũng tim hiểu trên mạng mà biết đến tt duoc vietfram này thấy mua ở đây chất lượng ổn, lại còn đc các tư vấn rất chu đáo và cẩn thận không như những nơi khác họ ghi chung chung là trên bao bì có ghi

    2. Thúy Bình
      Thúy Bình says:

      Nghe nói thuốc tốt nhưng không biết thật hay quảng cáo nữa mọi người ơi,chứ em thấy loại dược liệu này muốn lấy được vỏ để làm thuốc thì cũng phải nuôi trồng cây đến mấy năm cây lớn mới có vỏ chứ cây bé cunghx chẳng lấy được như thế thì chắc chỉ có nhaapskj khẩu thôi chứ ở đâu mà quầy thuốc đông y nào cũng thấy có nhieeufg như vậy được.

    3. Chiến Nam Định
      Chiến Nam Định says:

      Chỗ khác thì tôi cũng không rõ nhưng ở đây thì chất lượng khỏi bàn rồi, tôi đã đến tận nơi để mua mà

    4. Trung tâm Dược liệu Vietfram says:

      Chào bạn ! Đỗ trọng được nghiên cứu có tác dụng giãn cơ, giảm đau chống viên rất tốt khi điều trị bệnh đau nhức xương khớp, ngoài ra cần phải kết hợp thêm 1 số vị thuốc đông y để đạt hiệu quả tốt nhất, để biết thêm thông tin chi tiết bạn vui lòng liên hệ hotline 096 171 6466 các bác sĩ sẽ tư vấn hỗ trợ bạn.

  4. Trâu Sắt
    Trâu Sắt says: Trả lời

    Mình thấy ở trong các vị thuốc bắc để bồi bổ sức khỏe hay có đỗ trọng nay, hình dáng của nó nhìn như da rắn ý mọi người ak, mà mình tìm hiểu thêm nó có tác dụng bổ thận, tráng dương rất tốt nữa đó, ông nào yếu sinh lý cứ tìm cái này đảm bảo rất là tốt đó.

    1. Kevin Thái
      Kevin Thái says:

      Tớ thấy trên mạng cũng quảng cáo rất nhiều về đỗ trọng này ngâm rượu uống giúp tăng cường sinh lý nam tootrs lắm mà không biết ngấm thế thì bao lâu có thể dùng được rượu nhỉ.

    2. Tuấn Trần
      Tuấn Trần says:

      Do trong ngam voi dam duong hoac, nam ngoc cau thi duoc 1 binh tang cuong sinh ly cuc tot.

    3. Huy Kòi
      Huy Kòi says:

      Nghe nói mấy loại dược liệu này chữa tăng cường sinh lý cực tốt nên đnag muốn tìm hiểu và mua mấy loại liền để về ngâm rượu sử dụng đây, thấy ở đây nhiều người khen nên muốn mua. Cái này nghe nói phải ngâm mấy loại liền còn ngâm một loại là không có ăn thua gì

  5. Gia Khánh
    Gia Khánh says: Trả lời

    Tui ở tận trong cần thơ có đặt được dược liệu đỗ trọng này không , tui muốn mua mấy cân thì đặt mua thế nào ?

    1. Trung tâm Dược liệu Vietfram says:

      Chào bạn! Để đặt mua bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ với hotline 096 171 6466 các bác sĩ sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn cách đặt hàng.
      Thông tin đến bạn!

    2. Ngọc Hoa 1980
      Ngọc Hoa 1980 says:

      Em cũng đang muốn đặt mua mấy kg thì không biết là em ở ngoại thành hà nội có xíu thôi thì có được miễn phí ship không ak ?

    3. Đào Phương Loan
      Đào Phương Loan says:

      Tôi mua ở đây 1kg mà cũng được miễn phí ship , đặt hàng sau 3 ngày là nhận được, mà sp được đóng gói cẩn thận và có giấy tờ hướng dẫn sử dụng rõ ràng.

    4. Trung tâm Dược liệu Vietfram says:

      Chào bạn! Giá của dược liệu Đỗ trọng là 125.000/0,5 g nha bạn, hiện nay thì cơ sở phân phối độc quyền duy nhất chỉ có tại trung tâm dược liệu vietfarm để đảm bảo an toàn về chất lượng thuốc cho người dùng và kết quả mà các bác sĩ có thể theo dõi được, để biết thêm thông tin bạn vui lòng liên hệ hotline 0961716466 các bác sĩ sẽ tư vấn hỗ trợ bạn.
      Chúc bạn sức khỏe !

  6. Dũng Trọng
    Dũng Trọng says: Trả lời

    Thuốc có nguồn gốc rõ ràng, chuyên gia bán thuốc là bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm về ngành y học cổ truyền tư vấn tỉ mỉ chi tiết rõ ràng về cách sử dụng thuốc và cách điều trị thuốc, dùng thấy hiều quả tốt, nói chung tôi rất hài lòng. anh em nào cần tham khảo cứ qua trực tiếp trung tâm này khám nhé.

  7. Thanh Duy
    Thanh Duy says: Trả lời

    Em muốn đặt hàng từ trung tâm này để về ngâm rượu điều trị bệnh hay đi tiểu đêm thì không biết là đặt hàng như nào và cách dùng ra làm sao

    1. Vương Uyn
      Vương Uyn says:

      Bạn muốn đặt hàng thì gọi vào số hotline này 0961716466, mình trước có đặt hàng qua đây nghe các bác sĩ tư vấn hướng dẫn đầy đủ hết

    2. Kim Thảo Nguyễn
      Kim Thảo Nguyễn says:

      Đúng rối đó bạn, tớ cũng ddatwf từ sđt đó, hoặc nếu không thì trên góc màn hình có giá và số lượng bạn click vào đó và để lại số đt trung tâm sẽ gọi cho bạn nha.

    3. Trung tâm Dược liệu Vietfram says:

      Chào bạn! Trung tâm có gửi phát nhanh trên toàn quốc, bạn đặt hàng vui lòng để lại thông tin liên hệ hoặc liên hệ lại với hotline 096 171 6466 để được hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn đặt mua bạn nhé.
      Cám ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng dược liệu của Trung tâm!

  8. An An Nguyễn
    An An Nguyễn says: Trả lời

    Tôi muốn mua đỗ trọng và một số vị thuốc khác để tăng cường sinh lý, mong được tư vấn ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nắp ấm

Cây Nắp ấm hay còn gọi là Bình nước thường được trồng để trang trí và bắt côn trùng. Tuy nhiên, đây cũng là một vị thuốc được sử dụng…
cây húng quế

Húng quế

Húng quế là loại rau gia vị rất quen thuộc còn được gọi với tên rất phổ biến khác là húng chó. Đây cũng chính là một loại dược liệu…
cây cát sâm

Cát sâm

Cát sâm chính là loại sâm nam với hương vị dịu mát, chứa nhiều thành phần dược tính cao. Thường được dùng trong các bài thuốc thanh nhiệt, bồi bổ…
cây màng tang

Màng tang

Màng tang là dược liệu có chứa hàm lượng tinh dầu tương đối lớn với tác dụng dược lý cao. Thường được đùng dể chữa các chứng đầy hơi, tiêu…

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua