Cây bồ đề

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại thường sử dụng các hoạt chất chiết xuất từ cây bồ đề làm thuốc chữa bệnh. Dược liệu có tác dụng chính như sát trùng, giảm đau và chữa các bệnh đau nhức xương khớp.

Cây bồ đề
Hình ảnh lá cây bồ đề – Dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

+ Tên khác: Cây giác ngộ, cây đề, hu món (tiếng Tày), Assattha (tiếng Pali), cây Bo, hoặc Pipul,…

+ Tên khoa học: Ficus religiosa

+ Họ: Dâu tằm Moraceae

I. Mô tả cây bồ đề

1. Đặc điểm thực vật và hình ảnh cây bồ đề

Bồ đề là loại cây rụng lá về mùa khô, có chiều cao khoảng 30 m. Thân gỗ to với đường kính 3 m. Lá to, có chiều dài 10 – 17 cm và rộng 8 – 12 cm. Về hình dáng, lá có hình trái tim, có cuống dài 6 – 10 cm.

Mặt trên của lá nhẵn, có màu xanh. Mặt dưới có lông, màu trắng và có nổi gân. Hoa mọc ở nách, tràng hợp thành ống, có lông tơ và có mùi thơm nhẹ. Quả nhỏ, hình trứng và có lông. Đường kính mỗi quả 1 – 1.5 cm. Quả sống có màu xanh và chín có màu lục điểm tía. 

Hình ảnh cây bồ đề được trồng làm cảnh
Hình ảnh cây bồ đề được trồng làm cảnh
Hình ảnh cây bồ đề lớn trong vườn
Hình ảnh cây bồ đề lớn trong vườn

2. Phân bố

Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Đông Dương và tây nam Trung Quốc. Sau này du nhập vào Việt Nam và được trồng nhiều ở các tỉnh như Cao Bằng, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ,… Ngoài ra, cây còn được trồng nhiều ở các đình, miếu và chùa.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Lá và nhựa cây (dược liệu có tên là an tức hương, một số nơi gọi là cánh kiến trắng)
  • Thu hái: Nhựa thường thu vào mùa hạ và mùa thu hoặc lấy từ thân cây bị tổn thương. Lấy nhựa bằng cách rạch một đường trên thân cây rồi dùng dụng cụ hứng nhựa. Nhựa sau khi kết thành những giọt to. Nếu là nhựa tốt thường có màu vàng nhạt hoặc trắng đục, mùi thơm nhẹ như vani. Còn nhựa kém thường có màu nâu đỏ và ít thơm.
  • Chế biến: Nhựa cây bồ đề sau khi thu được đem phơi âm can cho đến khô
  • Bảo quản: Nơi khô ráo

4. Thành phần hóa học

Nhựa cây bồ đề gồm các thành phần chính như:

  • Benzyl cinnamat 1,23%
  • Acid benzonic tự do 26,13%
  • Vanilin 1,38%
  • Alcol coniferilic
  • Acid cinnamic tự do 2,75%
  • Alcol coniferilic
  • Benzyl benzoat 4,24%
  • Acid siaresinolic
Lá cây bồ đề
Lá cây bồ đề có tác dụng kiểm soát triệu chứng dạ dày

II. Vị thuốc bồ đề

1. Tính vị

Nhựa cây bồ đề có tính bình, vị cay, đắng và không chứa độc

2. Tác dụng

Theo một số tài liệu cổ xưa, nhựa cây bồ đề có tác dụng an thần, hành khí, khai khiếu, làm se, trừ tà khí và hoạt huyết. Do đó, vị thuốc tự nhiên này thường được dân gian ứng dụng trong điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính, thổ tả, hôn mê, đau bụng,… Ngoài ra, an tức hương còn dùng chữa trúng phong, làm lành vết thương và điều trị nẻ vú,…

3. Cách dùng và liều lượng

Có thể dùng dược liệu dưới dạng sắc hoặc hoàn tán với liều lượng 0.5 – 2 gram mỗi ngày.

4. Tác dụng phụ

Mặc dù là dược liệu tự nhiên nhưng nếu không biết cách sử dụng, nhựa cây bồ đề cũng có thể gây tác dụng phụ như phát ban hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, thảo dược này cũng có thể gây tổn thương nghiêm trọng đối với da và gây ảnh hưởng cơ quan bên trọng như thận.

Tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mỗi người mà tác dụng phụ hình thành có thể khác nhau. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng quá nhiều nhựa cây bồ đề, ngay cả khi dùng dưới dạng đường uống hoặc bôi.

III. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây bồ đề

+ Điều trị đau bụng, trúng phong, thổ tả và hôn mê

Sử dụng 2 – 4 gram an tức hương sắc nhỏ lửa cho đến khi tan chảy hoàn toàn. Chia thuốc làm 2 và uống trong ngày.

+ Chữa tức ngực, đau bụng do đầy hơi

  • Chuẩn bị trầm hương và đinh hương, mỗi vị 6 gram. Ngoài ra còn có cánh kiến trắng, đại hồi, hoắc hương, hương phụ, sa nhân, mộc hương và cam thảo, mỗi vị 9 gram
  • Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu đem tán nhuyễn thành bột mịn và luyện với mật ong. Mỗi lần lấy 3 – 4 gram uống chung với nước sắc lá tía tô.

+ Chữa bệnh viêm phế quản mạn tính

Dùng 5 gram an tức hương đem tán thành bột mịn. Sau đó hòa với ít rượu, khuấy đều cho tan rồi trộn thêm 100 ml siro và lắc đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần sử dụng 10 – 20 gram.

+ Giúp làm lành vết thương, chữa viêm chân quanh răng và nẻ vú

Chuẩn bị 20 gram nhựa cây bồ đề khô và 100 gram cồn 80 độ. Cho dược liệu vào bình thủy tinh và đổ ngập cồn. Ngâm từ 10 – 15 ngày là có thể sử dụng. Sau khi vệ sinh vùng da bị tổn thương, sử dụng bông gòn thấm hỗn hợp và thoa đều.

Mỗi ngày thoa 3 lần, thực hiện thường xuyên giúp làm lành vết loét và cải thiện tình trạng viêm trên da. Đối với bệnh viêm quanh chân răng, chỉ cần ngậm nước thuốc trong miệng từ 5 – 7 phút mỗi ngày, giúp giảm đau và sưng viêm.

Nhựa cây bồ đề
Nhựa cây bồ đề có công dụng chữa nẻ vú

+ Chữa đau nhức xương khớp

Lấy 80 gram an tức hương đem trộn với 160 gram thị heo nạc đã được thái miếng mỏng. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào ống tre rồi đặt lên bếp lửa lớn. Đặt miệng ống hướng về phía khớp xương đau để hơi nóng bốc lên giúp xoa dịu khớp.

+ Trị ho

Sử dụng 0.5 gram nhựa cây bồ đề mài với mật ong và uống. Mỗi ngày uống 2 – 4 lần, giú giảm ho và đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy ở vòm họng.

+ Chữa kinh phong do tà ở trẻ nhỏ

Dùng an tức hương khô đốt và xông cho trẻ.

+ Trị chứng lãnh khí, hàn thấp hoặc hoắc loạn thế âm

Sử dụng 4 gram nhựa cây bồ đề sắc chung với 8 gram nhân sâm và 8 gram phụ tử. Mỗi ngày 1 thang, uống cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

+ Chữa chứng tim bỗng nhiên đập nhanh, đau hoặc hồi hộp

An tức hương đem nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 2 gram hòa tan với nước sôi và uống.

+ Chữa cấm khẩu, huyết vận hoặc huyết trướng ở phụ nữ sau sinh 

Chuẩn bị 4 gram an tức hương và 20 gram thủy phi. Đem hai dược liệu này đi tán bột và trộn đều. Mỗi lần lấy 4 gram hòa tan với nước gừng sao và uống.

+ Giảm đau nhức răng

Hái một nắm lá cây bồ đề đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Dùng nước này ngâm hoặc súc miệng giúp giảm đau nhức.

+ Tẩy trùng vết thương, ngăn ngừa viêm nhiễm

Dùng chồi non của cây bồ đề, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước. Sau đó, dùng bông gòn hoặc tăm bông chấm lấy và thoa đều lên miệng vết thương.

+ Chữa trúng phong hay trúng ác khí

  • Chuẩn bị: 4 gram an tức hương, 20 gram ngưu hoàng, 8 gram hùng hoàng, 3.2 tê giác, 8 gram quỳ cửu, 4.8 gram đơn sa, 4.8 nhũ hương, 4 gram thạch xương bồ và 4 gram sinh khương
  • Cách làm: Sinh khương và thạch xương bồ đem sắc và lọc lấy nước thuốc. Tất cả các vị thuốc còn lại đem nghiền mịn thành bột rồi hòa tan với nước thuốc và uống.

+ Điều trị chứng chân co rút hoặc đau bụng

  • Chuẩn bị: An tức hương, rượu trắng, 12 gram hoắc hương, 12 gram đinh hương, 12 gram bát giác hồi hương, 20 gram hương phụ tử, 12 gram mộc hương, 20 gram cam thảo và 20 gram súc sa nhân
  • Cách thực hiện: Rượu và an tức hương đem chưng thành cao. Các vị thuốc khác đem tán thành bột mịn. Sau đó, trộn đều với cao và vo thành viên. Mỗi ngày lấy 8 gram uống chung với nước sắc lá tía tô.

IV. Lưu ý, kiêng kỵ khi dùng cây bồ đề

Những trường hợp sau không nên sử dụng bồ đề điều trị bệnh:

  • Người mắc bệnh âm hư hoảng vượng
  • Bệnh nhân có khí hư 
  • Người ăn ít hoặc chán ăn
  • Người không có liên hệ đến ác khí
  • Người bị dị ứng với hoạt chất có trong nhựa cây bồ đề

Những thông tin tham khảo nêu trên chỉ dành cho bác sĩ, dược sĩ. Do đó, nếu muốn sử dụng cây bồ đề để điều trị bệnh, chúng tôi khuyên bạn nên trao đổi kỹ với thầy thuốc chuyên môn trước khi dùng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tình trạng bệnh.

Ngày đăng 02:13 - 01/06/2023 - Cập nhật lúc: 02:13 - 02/06/2023
Chia sẻ:

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua