Huyết trắng là dịch tiết ra từ bên trong âm đạo của phụ nữ từ khi bước vào tuổi dậy thì. Huyết trắng thường có màu trắng trong, mùi tanh nhẹ, keo đặc tựa như lòng trắng trứng gà.

Huyết trắng bình thường có màu, mùi gì?
Huyết trắng là chất dịch tiết ra từ bên trong bộ phận sinh dục của phụ nữ. Huyết trắng còn được gọi là khí hư, bắt đầu tiết ra từ khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì.
Dịch huyết trắng có tác dụng giữ ẩm âm đạo, giúp làm sạch, cân bằng nội môi, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh tiến vào sâu trong tử cung. Đặc biệt, huyết trắng còn đóng vai trò bôi trơn khi quan hệ tình dục.
Đối với người khỏe mạnh, huyết trắng thường có màu trắng trong, đặc và mùi tanh nhẹ tựa như lòng trắng trứng gà. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người, huyết trắng cũng có thể có màu hơi ngà đục.
Huyết trắng thường được tiết ra nhiều khi bộ phận sinh dục được kích thích, khi quan hệ tình dục. Vào những ngày gần kỳ kinh, vì lượng estrogen trong cơ thể thay đổi, nên dịch huyết trắng sẽ tiết ra nhiều hơn.
Dịch huyết trắng cũng được tiết ra nhiều trong giai đoạn thai kỳ.

Nếu thấy dịch huyết trắng tiết ra có các dấu hiệu bất thường so với những mô tả trên, có thể bạn đã mắc bệnh huyết trắng, viêm nhiễm phụ khoa.
Dấu hiệu nhận biết mắc bệnh huyết trắng, bệnh phụ khoa
Bệnh huyết trắng là tình trạng huyết trắng có những thay đổi khác thường, không còn thực hiện tốt nhiệm vụ của nó. Khi bị mắc bệnh huyết trắng hoặc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nói chung, huyết trắng của nữ giới sẽ có nhiều thay đổi bất thường. Một số dấu hiệu để người bệnh nhận biết như sau:
- Huyết trắng có màu lạ: Nếu huyết trắng không còn có màu trắng trong mà chuyển sang vẩn đục, ngả hẳn sang màu vàng đục, màu vàng xanh, huyết trắng có bọt,… thì bạn đang mắc phải những bệnh lý phụ khoa.
- Huyết trắng có mùi lạ: Khi mắc bệnh phụ khoa, huyết trắng sẽ có mùi hôi tanh rất khó chịu. Người bệnh không nên chủ quan, phải đến bệnh viện để khám và điều trị ngay.
- Huyết trắng ra nhiều hơn, khiến cho vùng kín luôn ẩm ướt.
- Huyết trắng ra ít hơn bình thường, khiến cho âm đạo không được dưỡng ẩm, khi quan hệ thấy đau đớn khó chịu.
- Huyết trắng vón cục hoặc quá lỏng cũng là dấu hiệu của bệnh huyết trắng. Thông thường, huyết trắng sẽ có độ đặc nhất định, co dãn và dính nhớp.
- Bên cạnh đó, nếu vùng kín có triệu chứng như ngứa ngáy, ngứa rát,… đó cũng là những cảnh báo về bệnh phụ khoa.

Bệnh phụ khoa ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh lý của cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh viêm nhiễm, nấm phụ khoa có thể làm ảnh hưởng đến tử cung và ảnh hưởng đến việc sinh sản. Do đó, cần phát hiện và điều trị sớm để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Biện pháp phòng tránh bệnh huyết trắng
Bệnh huyết trắng gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và đời sống tình dục của nữ giới. Vì vậy, cần phòng tránh bệnh huyết trắng để khả năng sinh sản không bị đe dọa, không tốn kém thời gian, công sức và tài chính để điều trị.

Hãy thực hiện những biện pháp phòng tránh bệnh huyết trắng và viêm nhiễm phụ khoa như sau:
- Tắm gội hàng ngày để cơ thể được sạch sẽ, loại bỏ những vi khuẩn, tác nhân gây bệnh;
- Rửa sạch, thấm khô vùng kín vài lần trong ngày;
- Sử dụng loại dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn cho vùng kín, không gây kích ứng da;
- Thay quần lót 2 lần trong ngày hàng ngày;
- Thường xuyên thay băng vệ sinh trong ngày vào những ngày hành kinh, huyết trắng ra nhiều;
- Chọn quần lót có chất liệu vải thấm hút tốt, thông thoáng;
- Không mặc quần lót hoặc quần ngoài quá chật;
- Không nên mặc quần lót khi ngủ;
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể;
- Thường xuyên tập thể dục, yoga, rèn luyện sức khỏe để cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt, giúp chống bệnh tật;
- Sinh hoạt tình dục điều độ, có các biện pháp bảo vệ sức khỏe. Nếu dùng gel bôi trơn, hãy chọn dùng loại an toàn, không gây kích ứng đối với niêm mạc, làn da;
- Khi thấy vùng kín có các dấu hiệu bất thường, hãy đến bệnh viện để được khám chữa dứt điểm.
Thông tin trong bài viết của chúng tôi chỉ mang tính tham khảo. ThuocDanToc.org không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên hay tư vấn phương pháp điều trị thay thế cho bác sĩ chuyên khoa.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!