Mùi tàu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Mùi tàu hay còn gọi là ngò gai, chính là loại rau thơm rất quen thuộc giúp làm tăng hương vị cho nhiều loại món ăn. Ngoài ra, ít ai ngờ, loại rau này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

rau mùi tàu
Mùi tàu là loại rau quen thuộc có rất nhiều công dụng trong ẩm thực cũng như chữa bệnh

  • Tên khác: Mùi gai, ngò tây, ngò gai
  • Tên khoa học: Eryngium foetidum L
  • Họ: Hoa tán (Apiaceae)

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Mùi tàu là cây thân thảo có chiều cao trung bình khoảng từ 15 đến 25cm. Lá rau hình mác và thuôn dài, ở 2 bên mép lá có nhiều răng cưa. Lá rộng dần về phía ngọn, lá ở thân thường có răng cưa nhiều hơn. Các lá ở phía trên xẻ +từ 3 – 7 thùy ở phía chóp và có nhiều gai.

Phần hoa có màu trắng lục, mọc ta từ trục thân với hình trụ hoặc hình bầu dục. Phần quả có hình cầu, hơi dẹt và bên trong có chứa nhiều hạt để làm giống. Thông thường khi trưởng thành, hạt của cây sẽ tự rụng và phát tán.

2. Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận của rau ngò gai đều được tận dụng để làm rau cũng như vị thuốc.

3. Phân bố

Cây mùi tàu được cho là có nguồn gốc từ châu Mỹ. Cây thường mọc hoang dại ở các nước nhiệt đới cũng như á nhiệt đới. Nhiều nơi ngò gai còn được trồng để sử dụng làm rau ăn.

Riêng ở nước ta, cây mọc hoang ở khắp nơi, phổ biến ở nơi ẩm mát vùng đồi núi. Trong đó nổi tiếng nhất là ở các vùng Nghệ Tĩnh, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc…

4. Thu hái và sơ chế

Mùi tàu thường được hái tươi về để sử dụng trực tiếp. Có thể thu hái vào bất cứ mùa nào trong năm. Cả cây non và cây đã trưởng thành đều có tác dụng rất tốt.

Ở nhiều vùng, loại vị thuốc này còn được dùng ở dạng khô. Sau khi thu hái tươi về sẽ tiến hành rửa sạch, có thể để nguyên hay cắt ngắn đi rồi phơi khô trong bóng râm và dùng dần.

5. Bảo quản

Đối với ngò gai đã qua phơi khô nên để trong túi kín rồi bảo quản nơi thoáng mát, đặc biệt tránh ánh nắng trực tiếp. Thỉnh thoảng nếu chưa dùng hết nên đem ra phơi lại để tránh ẩm mốc hay mối mọt.

6. Thành phần hóa học

Trong ngò gai có chứa rất nhiều các thành phần đã được phân tích như:

  • Tinh dầu
  • Monoterpenoids
  • Sesquiterpenoids
  • Canxi
  • Phospho
  • Carotene
  • Riboflavin
  • Vitamin A, B1, B2, C
  • Protein
  • Chất béo
  • Tinh bột
  • Saponin
hình ảnh rau mùi tàu
Mỗi bộ phận của cây chứa các thành phần với những công dụng khác nhau

Vị thuốc rau mùi tàu

1. Tính vị

Theo các tài liệu Đông y thì mùi tàu có vị the cay hơi đắng và tính ấm.

2. Quy kinh

Chưa có nghiên cứu.

3. Tác dụng dược lý

Theo Đông y:

  • Mùi tàu có tác dụng tiện kỳ, sơ phong thanh nhiệt
  • Hành khí tiêu thũng, giảm đau
  • Thông khí, giải nhiệt, giải độc
  • Kích thích tiêu hóa, khử mùi hôi

Theo y học hiện đại:

  • Tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ chữa đầy hơi, khó tiêu
  • Hỗ trợ chữa trị một số bệnh ngoài da như mụn nhọt, mẩn ngứa hay nám
  • Kích thích sự bài tiết của thận, đồng thời hạ cholesterol trong máu
  • Chữa ho có đờm, cảm mạo, cúm, sốt nhẹ
  • Hỗ trợ làm giảm cảm giác nóng rát cũng như sưng đau mắt
  • Kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể

4. Cách dùng – liều lượng

Ngò gai không chỉ được sử dụng để làm rau gia vị trong bữa ăn hằng ngày mà còn được dùng làm vị thuốc chữa bệnh. Có thể dùng được cả ở dạng tươi hay dạng khô.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà liều lượng sẽ có sự khác biệt. Khi áp dụng các bài thuốc cần chú ý tuân thủ liều lượng được khuyến cáo để nhận được kết quả tốt nhất.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu mùi tàu

Mùi tàu được sử dụng làm vị thuốc trong rất nhiều các bài thuốc như:

1. Bài thuốc chữa hôi miệng

  • Chuẩn bị: Khoảng 30g ngò gai tươi
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu trên rồi đem đun sôi với khoảng 200ml nước. Cho thêm vài hạt muối rồi dùng nước này để súc miệng. Nên áp dụng 3 lần/ngày và đều đặn trong khoảng 1 tuần liên tục nhất định sẽ giúp hơi thở thơm tho hơn.

2. Bài thuốc trị nám da

  • Chuẩn bị: Một nắm rau mùi tàu tươi.
  • Thực hiện: Đem thái vụn nguyên liệu và ngâm vào nước ấm trong vòng 2 tiếng. Lọc bỏ phần bã và dùng nước để thoa đều lên mặt liên tục khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày áp dụng 2 lần vào sáng sớm và lúc chuẩn bị đi ngủ.

3. Trị mụn đỏ, mẩn ngứa cho trẻ

  • Chuẩn bị: Cần 1 nắm ngò gai tươi.
  • Thực hiện: Rau ngò giã nát rồi ép lấy nước cốt và bôi trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Chú ý đến phản ứng trên da trẻ, nếu có kích ứng thì lập tức rửa sạch ngay.

4. Trị mụn bọc, mụn trứng cá

  • Chuẩn bị: 1 thìa nước ép ngò gai và 1 thìa bột nghệ.
  • Thực hiện: Trộn đều 2 nguyên liệu trên với nhau rồi bôi trực tiếp lên mặt trước khi đi ngủ. Dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp làn da nhanh chóng được cải thiện, sáng mịn hơn.

5. Bài thuốc chữa cảm cúm

  • Chuẩn bị: 40g mùi tàu, 20g ngải cứu, 20g cúc tần và 10g gừng tươi.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu đem rửa sạch và để ráo. Riêng gừng cần đập dập và thái nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và sắc chung với 400ml nước. Đến khi nước rút còn khoảng 100ml thì tắt bếp và chắt ra uống khi còn ấm. Tần suất sử dụng là mỗi ngày 2 lần để nhận được kết quả tốt nhất.
tác dụng của mùi tàu
Mùi tàu được dùng rất phổ biến trong điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm

6. Chữa đầy hơi, bụng khó chịu do ăn nhiều chất đạm

  • Chuẩn bị: 50g mùi tàu cùng với 3 lát gừng tươi đập dập.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc chung với 500ml nước. Đến khi còn khoảng 200ml thì chắt ra chia làm đôi và uống 2 lần/ngày khi còn ấm nóng. Dùng 2 lần cách nhau khoảng 4 tiếng là tốt nhất và đều đặn trong 3 ngày liên tục.

7. Bài thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy

  • Chuẩn bị: 20g lá mùi tàu, 12g sả, 12g tía tô, 12g gừng tươi.
  • Thực hiện: Các dược liệu trên đem rửa sạch và sắc chung với nước để uống. Có thể uống hằng ngày thay thế cho nước lọc.

8. Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa

  • Chuẩn bị: 1 nắm rau ngò gai ở dạng tươi.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch nguyên liệu rồi giã và ép lấy phần nước. Mỗi ngày dùng khoảng từ 3 – 5 lần và mỗi lần chỉ uống 1 – 2 muỗng. Bài thuốc này có thể giúp điều trị tình trạng ăn không tiêu, viêm ruột kết và cả viêm gan.

9. Chữa đái dầm ở trẻ em

  • Chuẩn bị: 20g mùi tàu, 20g rau ngổ, 20g cỏ mần trầu, 10g cỏ sữa lá.
  • Thực hiện: Tất cả nguyên liệu trên đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với 500ml nước. Khi lượng thuốc rút còn khoảng 150ml thì tắt bếp. Mỗi ngày cho trẻ uống chỉ 1 lần vào sau bữa tối trong 7 – 10 ngày liên tục. Nếu tình trạng chưa được khắc phục thì có thể lặp lại liệu trình mới khoảng từ 1 – 2 lần nữa.

10. Bài thuốc chữa bệnh sởi ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: 1 nắm rau ngò gai tươi.
  • Thực hiện: Với trẻ sơ sinh: Đem giã nát rồi sao nóng sau đó cho vào tấm khăn để áp nhẹ lên người trẻ. Chú ý đến nhiệt độ để tránh khiến da trẻ tổn thương. Với những trẻ lớn hơn thì đã có thể ăn uống được. Dùng mùi tàu sắc nước cho trẻ uống sẽ giúp kích thích các nốt sởi nhanh lên cũng như nhanh khỏi hơn.

Bài viết đã tổng hợp và chọn lọc những thông tin về dược liệu mùi tàu. Mặc dù có công dụng tốt trong trị bệnh nhưng khi sử dụng mùi tàu bạn cần chú ý. Trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào có vị thuốc này cũng cần tham khảo bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Ngày đăng 11:33 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:06 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Ngũ bội tử

Ngũ bội tử là chỗ sùi ở lá, cành và thân cây muối hoặc cây diêm phu mộc do loài sâu ngũ bội gây ra. Vị thuốc này có tác…

Ô môi

Ô môi thường được sử dụng trong y học cổ truyền để làm thuốc bổ, điều trị đau nhức xương khớp, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, nhuận tràng và…

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo có vị cay đắng, tính hàn, không có độc. Vị thuốc này thường được dùng để chữa các bệnh về gan, mắt, bướu cổ, tràng nhạc và…

Nhục thung dung

Nhục thung dung là vị thuốc phân bố chủ yếu ở các vùng núi cao, râm, mát. Theo Đông y, Nhục thung dung tính ôn được dùng để bổ thận,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua