Hoa cúc khô 

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Hoa cúc khô thường được sử dụng để pha trà có hương vị hấp dẫn đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy lựa chọn loại hoa cúc khô như thế nào và sử dụng sao để đạt hiệu quả cao. Cùng tìm hiểu các thông tin trong bài dưới đây:

Đặc điểm của hoa cúc khô 

Hoa cúc có nhiều loại, trong đó loại hoa cúc được dùng để làm trà có tên tiếng Anh là Chrysanthemum Indicum, thuộc họ Asteraceae. 

Hoa cúc được phơi khô làm trà
Hoa cúc được phơi khô làm trà

Phân bố:

Từ xa xưa thời nhà Tống của Trung Hoa, hoa cúc khô đã được sử dụng làm trà phục vụ cho những tầng lớp quý tộc. Sau này trà hoa cúc được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,Việt Nam…

Ở nước ta hoa cúc được trồng rộng rãi khắn nơi và thường nở rộ vào mùa thu. 

Thu hái và cách sử dụng 

Mùa thu hoạch của hoa cúc là vào mùa thu, khi hoa mới nở. Hoa sau khi hái được bảo bảo nơi khô lạnh cho tới khi héo khô. 

Cách pha trà: dùng 4-5 bông cúc đã phơi khô cho vào ấm, đổ nước sôi vào hãm khoảng 4-5 phút là có thể sử dụng. Một số nơi, người ta thường ngâm hoa cúc đã được sấy hoặc phơi khô trong nước nóng ở nhiệt độ từ 90-95 °C, bỏ thể thêm ít đường và sử dụng. Nước trà hoa cúc chất lượng thường có màu từ vàng nhạt hoặc vàng tươi, hương thơm nhẹ

Cách bảo quản hoa cúc khô  

Hoa cúc khô cần được bảo quản cẩn thận tránh nấm mốc.

Cách phơi khô hoa cúc làm trà

  • Phơi khô tự nhiên: Hoa cúc tươi sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch, trải đều lên những đồ dùng có bề mặt rộng như khay, sàng, nong, nia,… sau đó đem phơi khô dưới ánh sáng mặt trời, hạn chế bụi bẩn. Thời gian phơi hoa cúc trong khoảng từ 7 – 10 ngày đã có thể thu được thành phẩm khô để sử dụng dần.
  • Cách phơi hoa cúc trong bóng râm: Phương pháp này bắt nguồn từ y học dân tộc của Trung Quốc. Thực hiện như sau: hoa cúc sau khi được hái sẽ demđi lafmsachj và trải đều ở nơi thoáng khí cho khô tự nhiên với thời gian từ 10-20 ngày. 
  • Phương pháp hấp và sấy khô hoa cúc: Hoa cúc dùng làm trà sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch, để cho thật ráo nước sau đó cho vào nồi hấp thời gian khoảng 15 – 20 phút. Tiếp theo đó, lấy hoa cúc ra để đem sấy hoặc làm khô tự nhiên dưới ánh sáng mặt trời tự nhiên.

Thành phần hoa học trong trà hoa cúc

Trong thành phần của tinh dầu hoa cúc có chứa hoạt chất đặc biệt là bisabolol (levomenol) – loại này mang theo rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe người dùng. Chất Bisabolol mang lại công dụng chống lại những kích ứng, chống viêm viêm nhiễm và bảo vệ cơ thể khỏi các virus, vi khuẩn có hại.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh rằng, trong trà hoa cúc chứa dưỡng chất apigenin. Đây là một chất hỗ trợ cơ thể ngăn ngừa các tế bào ung thư lan rộng, tăng cường tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc đặc trị ung thư.

Trong hoa cúc chứa nhiều dưỡng chất có lợi
Trong hoa cúc chứa nhiều dưỡng chất có lợi

Dược tính của hoa cúc

Theo Đông y, trong hoa cúc khô chữa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm. Hoa cúc khô có vị ngọt, vị hơi đắng, tính vị mát giúp thanh nhiệt giải độc, giải cảm…

Công dụng của hoa cúc khô

Sử dụng hoa cúc khô sắc nước uống hoặc pha trà đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch

Hoa cúc khô loại dùng để pha trà trong thành phần có nhiều flavones. Đây là một lớp chất có tác dụng chống oxy hóa. Flavones có công dụng làm hạ huyết áp và mức cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh vê tim mạch cho người dùng.  

Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng chất chống oxy hóa chứa trong hoa cúc khô rất công hiệu trong điều trị chứng đau thắt ở ngực, đặc biệt là làm dịu những cơn đau ngực có nguyên nhân xuất phát từ bệnh động mạch vành.

Ngoài ra, nhờ công dụng làm giảm huyết áp, hoa cúc sẽ giúp ngăn ngừa các chứng chóng mặt, mất ngủ, mất tập trung, đau đầu,đau nửa đầu…. 

  • Tác dụng giải cảm

Y học cổ truyền Trung Hoa dùng trà hoa cúc để chữa chứng phong hàn hoặc cảm lạnh kèm theo sốt cao, sưng viêm cùng nhức đầu. Nhờ vào tính vị mát của loại trà thảo dược trên mà chúng được dùng nhiều cho người cảm ốm, để hạ sốt rất hiệu quả.

Cách pha chế ra những tách trà hoa cúc khô mang công dụng giúp giải cảm, hãy thực hiện như sau: cho vào ấm trà mỗi loại một thìa cà phê gồm: trà hoa cúc khô, hoa kim ngân, bạc hà khô, tiếp theo sau đó hãm cùng 1 lít nước sôi và đời khoảng 4-5 phút và thưởng thức khi ấm nóng. 

Sử dụng trà hoa cúc hiệu quả nhất khi còn nóng, các lần sử dụng tốt nhất nên cách nhau  khoảng hai giờ sẽ giúp trà phát huy tối đa công dụng  làm dịu các triệu chứng cảm lạnh, mệt mỏi khó chịu trong cơ thể.

  • Cải thiện tiêu hóa

Từ xa xưa loại trà thảo dược từ hoa cúc khô đã được vua chúa sử dụng để cải thiện chứng viêm loét dạ dày. Hoa cúc khô còn có tác dụng kích thích cho hệ tiêu hóa, làm giảm ham muốn ăn và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa ví dụ như: chứng đau, viêm loét dạ dày, tiêu chảy, rối loạn chức năng thải độc của gan, túi mật, hay táo bón nhẹ.

  • Thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mẩn đỏ do nóng trong người

Những người bị nóng trong, thường xuyên bị nhiệt, nóng bức do môi trường xung quanh chật hẹp, như văn phòng, công xưởng… sử dụng trà hoa cúc rất tốt. Bởi nó mang đến tác dụng giải nhiệt hiệu quả. Theo Đông y,việc mẩn ngứa, phát ban là do cơ thể nóng nhiệt gây ra. Do đó sử dụng hoa cúc khô sẽ cải thiện được tình trạng này.

Bạn cũng có thể kết hợp loại trà thảo dược này với trà xanh hay hoa hòe nhằm tăng cường cho sức đề kháng,đặc biệt thanh nhiệt, giải độc, cải thiện thị lực, giúp phòng ngừa cũng như điều trị chứng nhức đầu do sốc nhiệt gây ra. 

Uống trà hoa cúc giúp thanh nhiệt, giải độc
Uống trà hoa cúc giúp thanh nhiệt, giải độc
  • Trị các bệnh về đường hô hấp

Nhờ vào tác dụng ngừa viêm nhiễm, hoa cúc khô được dùng như một loại thuốc thảo dược trị chứng cảm cúm thông thường, các bệnh hô hấp như: viêm phế quản và viêm đường hô hấp trên,…

  • Giúp sáng mắt, cải thiện thị lực

Uống trà hoa cúc thường xuyên đem lại nhiều lợi ích cho đôi mắt của bạn, gồm việc cải thiện thị lực cho những đối tượng bị mắt mờ, tầm nhìn yếu. Nên khi mắt hay bị đau hoặc đỏ, do làm việc với màn hình máy tính, đọc sách trong một khoảng thời gian dài, thì trà hoa cúc chính là lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe của cửa sổ tâm hồn.

  • Ngăn ngừa ung thư

Trong trà hoa cúc chứa chất apigenin, chất này giúp ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng và tăng hiệu quả cho thuốc đặc trị ung thư. 

Sử dụng hoa cúc rất tốt cho người mắc: ung thư vú, đường tiêu hóa, ung thư da, ung thư  tuyến tiền liệt hay ung thư tử cung….

Ngoài ra, một khảo sát trên 537 người đã chứng minh thấy rằng những người uống trà hoa cúc từ 2 – 6 lần mỗi tuần mang  khả năng mắc ung thư tuyến giáp ít hơn rất đáng kể so với những người không uống sử dụng hoa cúc.

  • Trà hoa cúc trị mất ngủ, giảm huyết áp

Người mắc chứng mất ngủ kinh niên không nên bỏ qua loại trà này. Đây được mệnh danh là liều thuốc ngủ từ tự nhiên tốt nhất. Sử dụng một cốc trà hoa cúc ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ tự nhiên, sâu giấc và ngon hơn.

Đặc biệt hoa cúc khô có công dụng làm dịu bớt các căng thẳng ở hệ thần kinh, giúp bạn ngủ ngon giấc, liền mạch tới sáng mà không bị trằn trọc.

  • Tốt cho gan

Trà hoa cúc khi kết hợp với hoa kim ngân hay bồ công anh sẽ trở thành một bài thuốc giúp giải độc, nhuận, mát gan, làm giảm mụn nhọt, ghẻ lở, ngứa ngáy do nóng trong, đặc biệt chữa được bệnh viêm gan cấp tính. Hoa cúc cũng kết hợp được với nấm phục linh để giúp sắc mặt tươi tắn hơn cùng làn da sáng mịn.

Thức uống tốt cho gan
Thức uống tốt cho gan
  • Giảm đau bụng kinh

Trong thời kỳ đèn đỏ nếu dùng trà hoa cúc thì các cơ đau do co thắt cơ tử cung sẽ giảm nhẹ, từ đó làm dịu các chứng đau bụng kinh mệt mỏi ở phụ nữ.

Dầu chiết xuất từ hoa cúc khô còn được dùng để thoa vào bụng dưới nhằm xoa cơn đau. Tuy nhiên, cách này nên cẩn trọng với các mẹ bầu  khi sử dụng trà hoa cúc bởi có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Cách sử dụng hoa cúc khô 

Nhằm tăng hiệu quả cho sức khỏe của trà hoa cúc, khi dùng bạn có thể pha chung với một số các loại thảo dược khác như quả la hán hay táo đỏ… Đây đều là những loại dược liệu dễ kiếm, giá thành rẻ nhưng tác dụng hiệu quả rất tốt, đã được tin dùng trong y học cổ truyền

Cách pha trà hoa cúc khô ngon

Cách pha trà hoa cúc không có gì phức  tạp, cách đơn giản nhất là cho hai muỗng hoa cúc khô cho vào một cốc nước nóng và ngâm trong thời gian khoảng 10 phút. Vớt ra và thưởng thức khi ấm nóng với mùi vị thơm ngon. Bạn nên uống khoảng 3 tách nhỏ mỗi ngày cách nhau 2-3 tiếng để nhận được tối đa tác dụng đối với sức khỏe. Một số công thức pha trà phổ biến khác: 

  • Trà hoa cúc cùng cam thảo: hoa bạch cúc khô, rễ cam thảo lấy mỗi loại 10gr, 2 thìa đường phèn

Đun nước sôi, sau đó cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào đun nhỏ lửa trong thời gian 5 phút rồi. Lọc bỏ xác trà, chỉ giữ lại phần nước trà, chờ đến khi nguội thì cho vào chai sạch, giữ ngăn lạnh để uống. Với loại trà này có công dụng giúp thanh nhiệt, bổ gan, giảm mụn nhọt, sáng mắt, giảm cân rất tốt.

  • Trà hoa cúc pha mật ong: 10gr hoa bạch cúc khô cùng khoảng 30ml mật ong.

Cách làm như sau: Hoa cúc khô cho vào ấm và tráng sơ qua cùng với nước ấm. Sau đó rót một lượt nước sôi khác, đậy kín trong tầm 3 phút rồi mới rót ra ly. Lúc uống pha thêm một ít mật ong để hương vị trà ngọt ngào hơn. Loại đồ uống  phảng phất hương thơm mát, tinh khiết của hoa và mật ong sẽ giúp làm ấm cho cơ thể, xua tan đi căng thẳng, giúp thần thái thoải mãi, dễ ngủ, ngủ sâu.

Nên uống trà hoa cúc sau bữa ăn
Nên uống trà hoa cúc sau bữa ăn

Cách thức ngâm rượu hoa cúc khô 

Bên cạnh việc sử dụng hoa cúc khô để pha trà, nhiều người còn sử dụng hoa cúc để ngâm rượu. Cách làm có thể tham khảo:

Nguyên liệu chuẩn bị: 

  • Hoa cúc dùng dưới dạng tươi cần 1kg. Sau đó đem sơ chế, phơi khô.
  • Khoảng 10 lít rượu nếp loại ngon (lưu ý không sử dụng rượu thường, độ rượu nên từ 45 độ trở lên)
  • Ngâm trong bình thủy tinh.

Cách thực hiện như sau:

  • Cho hoa cúc khô đã sơ chế vào nồi đất, sao với lửa nhỏ khoảng 30 phút nhằm mục đích cho tinh dầu hoa tách hết ra từ nhụy rồi đổ rượu xâm xấp ngang mặt hoa, tiếp tục đun nhỏ lửa thêm khoảng 1 tiếng cho rượu sôi nhẹ.
  • Dùng khăn sạch để lọc rượu, bỏ đi bã hoa cúc, đợi rượu nguội tự nhiên.
  • Rửa sạch bình thủy tinh để ngâm, phơi khô dưới nắng. Đổ chỗ rượu còn lại vào bình, cho thêm nước cốt rượu hoa cúc đã đun vào bình, đậy kín nắp, ngâm thời gian khoảng 3 tháng sau đó có thể sử dụng được.
  • Rượu hoa cúc khô cũng có thể hạ thổ, chôn dưới lòng đất từ khoảng 6 tháng – 1 năm sẽ càng ngày càng trong, hương thơm ngọt.  

Lưu ý khi sử dụng hoa cúc khô

Để đạt hiệu quả cao, nên sử dụng trà hoa cúc trong các thời điểm sau:

– Nên uống sau các bữa ăn chính: Thói quen uống trà sau bữa ăn khoảng chừng 20 phút rất đúng dắn, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Uống sau bữa tối giúp an thần, tạo cảm giác ngủ sâu, sảng khoái khi thức dậy.

– Không nên dùng trà hoa cúc khi bụng đói, chưa ăn gì, vì khi đó nếu uống trà sẽ tác động làm giảm nồng độ acid dạ dày xuống mức thấp, cản trở tiêu hóa và có thể gây hiện tượng“say trà” với các biểu hiện như, hoa mắt, tim đập loạn nhịp, cơ thể khó chịu…

Khi sử dụng hoa cúc khô nên đặc biệt chú ý những điều sau:

  • Cẩn trọng với những người dễ bị dị ứng với phấn hoa, hay các bộ phận khác của hoa cúc. 
  • Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng hoa cúc khô 
  • Tránh uống trà hoa cúc nếu đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin, heparin, clopidogrel, ticlopidine hay pentoxifylline… 

 Trên đây là những thông tin và cách sử dụng hoa cúc khô chúng tôi tổng hợp được. Bạn đọc nên mua hoa cúc khô ở cơ sở bán hàng uy tín để đảm bảo chất lượng. 

Ngày đăng 00:20 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:07 - 05/06/2023
Chia sẻ:

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua