An nam tử

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

An nam tử được xem là vị thuốc quý có tác dụng điều trị ho khan, nôn ra máu, sưng đau cổ họng,… Bên cạnh đó, thảo mộc tự nhiên này còn giúp trị viêm họng, viêm amidan cấp tính và chảy máu cam ở trẻ nhỏ.

An nam tử

+ Tên khác: Cây thạch, đười ươi, cây ươi, lười ươi

+ Tên Hán – Việt: Bàng đại hải, an nam tử (Cương Mục Thập Di), đại hải tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), hồ đại hải (Tục Danh)

+ Tên khoa học: Sterclia lyhnophora Hance hay Sahium lychnporum (Hance) Kost

+ Họ: Trôm Sterculiacae.

I. Mô tả an nam tử

+ Đặc điểm sinh thái của an nam tử

Cây to có chiều cao 20 – 25 m. Cành có góc, lúc non có lông màu hung nhưng sau khi già nhẵn. Lá to dày thường mọc tập trung ở đỉnh cành. Lá nguyên hay sẻ ra 3 – 5 thùy dạng bàn tay với cuống lá to, nhăn và mập.

Lá non thường có màu nâu tím, lá già thường rụng vào mùa khô. Hoa nhỏ, mỗi hoa cho 1 – 2 quả đại, dạng lá. Quả nặng với mặt ngoài màu đỏ và mặt trong màu bạc. Hạt hình bầu dục hoặc thuôn, to bằng ngón tay, thường dính ở gốc quả. Hạt trông như quả trám, có màu nâu vàng sẫm và có vân nhẵn không đồng đều.

+ Phân bố       

Có thể tìm thấy cây đười ươi ở nhiều nước khác nhau như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và các tỉnh ở Trung Quốc như đảo Hải Nam và Quảng Đông. Tại Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở Tây Ninh, Biên Hòa, Trảng Bom, Bình Định, Phú Yên, Bà Rịa, Quảng Trị và Bình Thuận. 

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Hạt
  • Thu hái: Thu hoạch vào tháng 4 – 5
  • Chế biến: Phơi hoặc sấy khô
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh ẩm mốc và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
Quả an nam tử
Hạt an nam tử là bộ phận chính dùng làm thuốc chữa bệnh

II. Vị thuốc

+ Tính vị

  • Theo Trung Dược Học: Thuốc có vị ngọt đậm và không chứa độc
  • Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Vị ngọt, tính mát

+ Quy kinh

Theo Đông Dược Học Thiết Yếu, an nam tử đi vào kinh Phế

+ Tác dụng

Theo Trung Dược Học, an nam tử có tác dụng tán bế và uất hỏa. Còn theo Đông Dược Học Thiết Yếu, thuốc giúp thanh phế nhiệt, làm trong tiếng. Chính nhờ những tác dụng này, dược liệu tự nhiên này thường chủ trị các bệnh lý sau:

  • Trị sưng đau cổ họng, ho khan, chảy máu cam (Trung Dược Học)
  • Chữa họng sưng đỏ đau, trị khan và mất tiếng (Đông Dược Học Thiết Yếu)

+ Cách dùng và liều dùng

  • Cách dùng: Sử dụng hạt an nam tử đem ngâm nước cho nở to gấp 8 – 10 lần thể tích thực của hạt. Sau khi hạt nở tiết ra chất nhầy màu nâu nhạt trong và có vị hơi chát. Cho đường vào hòa tan và uống. Bên cạnh đó cũng có thể dùng lá non nấu canh ăn.
  • Liều dùng: 2 – 3 hoặc 5 – 6 quả

+ Kiêng kỵ

Không dùng vị thuốc này ở những bệnh nhân mắc bệnh phế có đờm ẩm hoặc phong hàn.

+ Chú ý

An nam tử chỉ dùng mỗi ngày 2 – 5 hạt. Tuyệt đối không dùng thuốc liên tiếp trong thời gian dài. Đặc biệt không nên dùng quá liều tránh thuốc gây phản ứng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

III. Bài thuốc chữa bệnh từ an nam tử theo kinh nghiệm dân gian

Để làm thuốc điều trị bệnh, người ta thường hái quả đười ươi đã chín nứt. Sau đó lấy hạt đem phơi hoặc sấy khô để dành dùng dần. Theo Đông y, hạt cây đại đồng quả có tính hàn, và vị đậm, ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phổi và lợi hầu. Do đó, vị thuốc phù hợp với người mắc bệnh ho khan, ho không có đờm, khản tiếng hoặc đau họng. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị bệnh từ hạt đười ươi như:

+ Điều trị viêm amidan cấp tính và viêm họng

  • Cách 1: Lấy 5 gram an nam tử, 5 gram mạch môn đông, 3 gram cam thảo và 5 gram bản lam căn. Tất cả các vị thuốc nêu trên đem hãm với nước sôi và uống nhiều lần trong ngày.
  • Cách 2: Sử dụng 5 gram an nam tử. 16 gram hoa kim ngân khô, 1 gram cam thảo, 2 gram bạc hà và 4 gram bồ công anh. Đem các vị thuốc này đi rửa sạch và hãm với nước sôi. Uống thay nước trà trong vòng 1 tuần, giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh
Chữa viêm họng bằng an nam tử
Chữa viêm họng bằng an nam tử

+ Chữa mất tiếng, ho khan, viêm đau lợi và họng nóng rát

Sử dụng 5 hạt an nam tử sắc chung với 3 gram cam thảo. Uống như uống nước trà. Uống liên tục trong 1 tuần, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm. Nếu áp dụng bài thuốc này cho người già và trẻ em, nên cho thêm ít đường phèn để dễ uống.

+ Chữa ho khan không có đờm, đau họng, khàn tiếng, chảy máu cam hoạc cốt chưng nội nhiệt

Sử dụng 3 hạt an nam tử hãm với nước sôi rồi thêm 15 ml mật ong vào uống. Dùng hỗn hợp thuốc 3 – 5 ngày sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên.

+ Điều trị chảy máu cam ở trẻ em

Dùng 2 – 5 hạt an nam tử đã sao vàng đem nấu lấy nước. Sau đó cho trẻ uống 2 – 3 ngày, bệnh sẽ tự khỏi.

+ Chữa tắc tiếng, mất tiếng hoặc khan tiếng, ho không long đờm

Sử dụng 2 trái bàng đại hải đem ngâm với nước sôi và uống thay nước trà. Uống nước này đều đặn mỗi ngày giúp lấy lại tiếng.

An nam tử có tác dụng thanh nhiệt và nhuận phổi, giúp cải thiện triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan đến Phế. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để đảm bảo thuốc phát huy tốt hiệu quả chữa trị và không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, trong quá trình mua thuốc, người bệnh nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối không mua thuốc trôi nổi trên thị thường, tránh trường hợp tiền mất tật mang.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 11:00 - 14/01/2023 - Cập nhật lúc: 09:18 - 09/02/2023
Chia sẻ:

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Bạch đồng nữ

Bạch đồng nữ là thảo dược quen thuốc có thể điều trị mụn nhọt, viêm gan, kinh nguyệt không đều... Tuy an toàn nhưng vẫn có trường hợp không được…

Bạch cập

Bạch cập hay liên cập thảo là một dược liệu quý trong Đông y, là một loại cỏ địa sinh, sống lâu năm. Bộ phận làm thuốc duy nhất là…

Atiso đỏ

Atiso đỏ hay còn gọi là cây Bụp giấm thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về gan, hỗ trợ tiêu hóa, giúp lợi tiểu tự nhiên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua