Đốt sùi mào gà là gì, có đau không, hết bao nhiêu tiền?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục với tốc độ lây lan nhanh chóng. Đặc trưng của bệnh là các nốt sùi nhỏ, mọc thành cụm giống như mào gà hoặc súp lơ nhỏ dễ vỡ ra gây viêm loét, lây nhiễm cho vùng da khác. Bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp đốt sùi mào gà. 

Sùi mào gà thường được điều trị bằng cách đốt
Sùi mào gà thường được điều trị bằng cách đốt

Đốt sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như dùng thuốc điều trị tại chỗ, đốt nốt sùi, phẫu thuật hoặc chăm sóc tại nhà bằng các biện pháp dân gian. Trong đó đốt sùi mào gà là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi cách thực hiện nhanh chóng lại đơn giản.

Đốt sùi mào gà là giải pháp giúp triệt tiêu những nốt sùi mào gà bằng cách phá hủy các tổn thương do virus sùi mào gà HPV gây ra. Có nhiều cách như đốt điện, đốt lạnh, đốt laser… 

1. Đốt sùi mào gà bằng điện

Đốt sùi mào gà bằng điện truyền thống, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển và loại bỏ các u nhú do virus sùi mào gà gây ra bằng dòng điện cao tần. Đến nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tiên tiến. Phương pháp này dần được thay thế và rất hiếm khi được sử dụng. 

Theo đánh giá của các chuyên gia và người bệnh, đốt sùi mào gà bằng điện gây nhiều đau đớn, cần nhiều thời gian để hồi phục. Với những người có làn da nhạy cảm, các tổn thương có thể nghiêm trọng và dễ để lại sẹo. Hơn nữa, do quá trình điều trị khá phức tạp nên cần đến các bác sĩ tay nghề cao.

2. Đốt sùi mào gà bằng laser

Là phương pháp được các chuyên gia khuyên dùng nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng tia laser để xác định vị trí nốt sùi và phá hủy tận gốc. Ưu điểm của phương pháp này chính là có thể loại bỏ nhanh các u nhú xuất hiện đơn lẻ, chưa liên kết thành mảng lớn. Điều trị tận gốc, chính xác nhanh chóng lại ít gây tổn thương cho vùng da bị sùi mào gà.

Đặc biệt, phương pháp này vô cùng phù hợp để phá hủy các nốt sùi mào gà ở những vị trí không dùng thuốc chấm được như sâu bên trong hậu môn, cổ tử cung. Quá trình đốt sùi mào gà phải được thực hiện trong nhiều tuần, nhiều tháng thì mới có thể loại bỏ hoàn toàn. Mỗi lần đốt phải có thời gian nhất định để các vết cháy trên da có thời gian lành lại. 

3. Đốt lạnh

Đốt lạnh là phương pháp dùng nito lỏng hoặc cacbondioxit làm đóng băng và phá hủy các tế bào da bị tổn thương do virus HPV gây ra. Sau 7 – 10 ngày điều trị, lớp vảy sùi mào gà sẽ bong tróc và rơi ra ngoài. Phương pháp này đem lại hiệu quả điều trị cao nhưng thường gây nhiều đau đớn, dễ chảy máu ở vùng da bị đốt.

Đốt sùi mào gà có đau không?

Tùy vào phương pháp, máy móc và kỹ thuật của đội ngũ y bác sĩ mà mức độ đau khi điều trị không giống nhau
Tùy vào phương pháp, máy móc và kỹ thuật của đội ngũ y bác sĩ mà mức độ đau khi điều trị không giống nhau

Một trong những thắc mắc chung của nhiều người bệnh đó là đốt sùi mào gà có đau không. Thực tế, bất kì phương pháp đốt sùi mào gà nào cũng gây đau cho bệnh nhân. Thậm chí có những trường hợp vì đau mà dẫn đến tăng huyết áp nhịp tim nhanh. Biện pháp đốt sùi mào gà có gây đau không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, trình độ chuyên môn của bác sĩ thực hiện và cơ địa của mỗi người. 

Như đã đề cập, đốt lạnh và đốt điện là hai phương pháp gây nhiều đau đớn, trong đó các vùng da đốt điện thường lâu lành, cần được chăm sóc tỉ mỉ hơn. Còn đốt laser là cách điều trị ít gây đau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người mà thời gian điều trị cũng khác nhau. Sỡ dĩ đốt sùi mào gà bằng tia laser ít gây đau đớn là do thời gian mà đầu đốt tiếp xúc với mụn sùi ngắn. Do đó, cơn thể chỉ phải chịu lượng nhiệt lớn trong thời gian ngắn nên ít đau và ít tai biến. Thông thường, sau khi đốt sùi mào gà, vùng bị đốt sẽ đau, sưng và hết dần trong 3 – 5 ngày. 

Đốt sùi mào gà hết bao nhiêu tiền?

Thực tế, ở các bệnh viện lớn, chi phí trung bình cho một lần đốt sùi mào gà bằng điện khoảng vài trăm nghìn, đốt laser có thể gần 1 triệu/lần tùy vào tình trạng bệnh, kích thước của nốt sùi. Chi phí đốt sùi mào gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tình trạng bệnh: Tùy vào mức độ bệnh, số lượng nốt sùi mào gà mà mỗi bệnh nhân sẽ có những mức phí điều trị khác nhau. Nếu nốt sùi ít thì chi phí chí nằm trong khoảng vài trăm còn nếu càng nhiều nốt sùi thì chi phí càng cao. Thời gian điều trị theo đó cũng phải kéo dài và mức phí tổng cho cả liệu trình thường rất lớn. 
  • Phương pháp điều trị: Nếu điều trị bằng đốt điện thì chi phí thấp, còn nếu đốt lạnh đốt laser thì chi phí cao bù lại hiệu quả nhanh, các nốt sùi nhanh biến mất. 
  • Địa chỉ khám chữa bệnh: Các bệnh viện lớn có mức phí điều trị phù hợp, vừa túi tiền trong khi đó những cơ sở y tế tư nhân máy móc chất lượng cao, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao giá khám chữa bệnh sẽ cao hơn. Tuy nhiên, cũng cần đề phòng trường hợp thăm khám phải những cơ sở “rởm”, thu phí cắt cổ.

Đốt sùi mào gà có tái phát không? 

đốt sùi mào gà
Sùi mào gà sau khi đốt vẫn có nguy cơ tái phát

Có thể nói, đốt sùi mào gà chỉ là phương pháp điều trị sùi mào gà tạm thời vì các virus gây bệnh vẫn có thể còn ẩn dưới da mà không thể tiêu diệt hoàn toàn được. Điều trị sùi mào gà bằng các đốt laser được cho là hiệu quả, ít tái phát và loại bỏ hầu như toàn bộ virus HPV trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp phòng tránh thì khả năng tái phát là rất lớn. 

Sau khi đốt sùi mào gà, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh vi khuẩn sinh sôi, hạn chế sự phát triển của sùi mào gà.
  • Không quan hệ sau điều trị để tránh làm tổn thương niêm mạc và vùng da vừa thực hiện tiểu phẫu.
  • Mặc dù sau 3 – 6 tháng các nốt sùi mào gà không tái phát nhưng bạn vẫn nên sử dụng các biện pháp tình dục an toàn để tránh lây nhiễm,
  • Tái khám định kỳ 3 tháng 1 lần sau điều trị để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường. 

Chăm sóc sau khi đốt sùi mào gà

Sau khi đốt sùi mào gà, nếu không chăm sóc đúng cách thì nguy cơ xảy ra biến chứng và khả năng tái phát là rất cao. Sau điều trị cần:

Vệ sinh đúng cách

Vệ sinh vùng da bị sùi mào gà đặc biệt quan trọng để da nhanh hồi phục và ngăn ngừa tái phát. Nên:

  • Nếu bị sùi mào gà ở vùng kín nên sử dụng dung dịch vệ sinh cso có độ pH trung bình hoặc dùng nước ấm pha muối loãng.
  • Giữ vùng da mắc bệnh luôn khô ráo, tránh ẩm ướt vì virus HPV phát triển tốt ở những vùng da mỏng, ẩm ướt. Nếu da thường xuyên ẩm ướt sẽ gây viêm nhiễm, lở loét diện rộng khiến bệnh khó điều trị hơn.
  • Nên thay mới khăn mặt, quần lót thường xuyên, sử dụng khăn cho riêng cho vùng da nhiễm bệnh.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

đốt sùi mào gà
Nên tăng cường ăn nhiều rau củ quả giàu vitamin và chất chống oxy hóa

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của vùng da tổn thương sau khi đốt sùi mào gà:

  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước đặc biệt là các loại rau quả giàu vitamin C, giàu chất chống oxy hóa để nâng cao sức kháng, hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu đường, giàu tinh bột
  • Hạn chế sử dụng rượu bia chất kích thích, cà phê, thuốc lá
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, duy trì chế độ sinh hoạt điều độ

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

Để các tổn thương mau lành, người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa hoạt lành mạnh bằng cách:

  • Kiêng quan hệ tình dục 6 tháng sau khi điều trị, nên sử dụng các biện pháp quan hệ an toàn khi bệnh đã dứt hẳn.
  • Không dùng chung vật dụng, đồ dùng cá nhân với người khác để tránh lây lan
  • Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, ngủ trước 23h để đảm bảo sức khỏe
  • Không tắm sông hay nơi công cộng khi vết thương chưa lành vì vi khuẩn, virus có thể dễ dàng xâm nhập gây bệnh trở lại hoặc có thể gây nhiễm trùng. 

Tóm lại, đốt sùi mào gà là một trong những phương pháp điều trị bệnh tối ưu giúp hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển của virus sùi mào gà trên diện rộng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa thể điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh, nếu không có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa phù hợp, sau khi đốt, virus sùi mào gà vẫn có nguy cơ trở lại và gây bệnh.

Có thể bạn quan tâm

 

 

 

Ngày đăng 13:26 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:38 - 09/06/2023
Chia sẻ:
Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà
Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà bao gồm Trichloactic acid, Podophylline 20 - 25%, Sinecatechin (Veregen) 0,15%,... và…
Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà là bao lâu mới phát?
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, có tốc độ lây lan cao, mặc…
Sùi mào gà có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời. Bệnh sùi mào gà có thể chữa khỏi hẳn được không?
Bệnh sùi mào gà có thể chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện và điều trị sớm, điều trị đúng…
Virus HPV gây bệnh sùi mào gà sống bao lâu ngoài không khí?
HPV là loại virus có khả năng gây mụn rộp, mụn cóc sinh dục và ung thư. Với hơn 120…
Xét nghiệm sùi mào gà như thế nào? Chi phí, địa chỉ tốt

Xét nghiệm sùi mào gà có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán. Vì vậy sau khi thăm khám…

Bệnh sùi mào gà có gây ngứa không? Các dấu hiệu nhận biết

Sùi mào gà là bệnh truyền nhiễm do virus HPV gây ra. Bệnh không chỉ gây ra các tổn thương…

Dấu hiệu sùi mào gà ở họng và phương pháp chữa trị

Sùi mào gà ở họng thường phổ biến ở những người quan hệ tình dục bằng miệng hoặc tiếp xúc…

Sùi mào gà có đau không, nốt mào gà có đặc điểm gì?

Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc: Bệnh sùi mào gà có đau không? Các nốt sùi mào gà thường có…

Mắc bệnh sùi mào gà khám ở khoa nào, bệnh viện nào?

Khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh sùi mào gà nên thăm khám ở khoa nào là vấn đề rất…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua