Viêm phế quản có lây không và lây nhiễm qua đường nào là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Bởi lẽ đây là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến trong xã hội hiện nay, bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây ra viêm phế quản
Viêm phế quản là căn bệnh xảy ra khi niêm mạc của các ống phế quản bị tổn thương, sưng, viêm. Các biểu hiện ban đầu của viêm phế quản thường gồm ho, chảy nước mũi, mệt mỏi toàn thân, đau đầu, chán ăn… Sau 3 – 5 ngày, người bệnh bắt đầu sốt cao hoặc có thể bị hạ thân nhiệt, ho khan nhiều, chảy nước mũi, khó thở, thở nhanh, thở rít… Ngoài ra, đôi khi còn có trường hợp ho ra máu, cảm giác vùng xương đau rát nặng hơn khi ho.
Viêm phế quản được chia thành 2 dạng là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. Viêm phế quản cấp tính có tới 90% do virus, vi khuẩn gây ra, 10% do nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trong khi đó, viêm phế quản mãn tính là kết quả của nhiều đợt viêm phế quản cấp tính lặp đi lặp lại khiến phế quản bị kích thích và suy yếu.
Viêm phế quản có lây không?

Tình trạng viêm phế quản là kết quả của việc các dịch nhầy và đờm tràn vào phổi. Như đã đề cập, nguyên nhân gây viêm phế quản cấp tính có tới 90% là do vi khuẩn, virus gây ra. Vì vậy, các dịch nhầy và đờm này thường mang theo rất nhiều virus đường hô hấp.
Theo thống kê từ các nghiên cứu y khoa, viêm phế quản đa phần do virus gây ra trong đó virus hợp bào chiếm 30 – 50%, virus cúm và á cúm chiếm 25%, Adenovirus chiếm 10%. Virus hợp bào hô hấp là loại virus gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp phổ biến có thể đi vào cơ thể qua mắt, mũi hay miệng.
Nó thể lây lan một cách dễ dàng từ người qua người nhất là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già yếu, người bị hen suyễn… Như vậy có thể kết luận, viêm phế quản có lây và thậm chí có thể lây lan dễ dàng nếu như không có bất kỳ một biện pháp phòng tránh nào.
Các đường lây nhiễm viêm phế quản
Không phải ngẫu nhiên mà viêm phế quản lại trở thành một bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp. Bởi lẽ loại virus gây bệnh chính là virus hợp bào (RSV) rất dễ phát tán, lây lan, thậm chí nếu không được kiểm soát chặt chẽ, chữa trị kịp thời thì có thể tạo thành bệnh dịch. Có hai con đường gây bệnh chính thường gặp.
Lây trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc

Nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc sống trong vùng có dịch bệnh thì nguy cơ lây nhiễm viêm phế quản là rất cao. Virus hợp bào lây truyền qua dịch tiết đường hô hấp như từ ho hoặc hắt hơi, lây qua việc bắt tay hoặc được hít vào khi nói chuyện.
Lây gián tiếp qua các vật dụng cá nhân
Khi người bình thường sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người bệnh như chén, bát, khăn mặt thì cũng có nguy cơ bị nhiễm virus gây bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các virus có thể sống vài giờ trên các đồ dùng, vật dụng như mặt bàn, đồ chơi, quần áo. Nếu vô tình để miệng, mắt hay mũi chạm vào đồ vật nhiễm virus của người bệnh thì rất có thể sẽ bị lây bệnh.
Các giai đoạn bệnh của người bị lây viêm phế quản

Thông thường các giai đoạn bệnh viêm phế quản ở người bị lây bao gồm:
Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh ở người bị lây thường kéo dài từ 1 – 3 ngày sau tiếp xúc với giọt nước có chứa siêu vi hô hấp gây viêm phế quản ở người bệnh. Người bị nhiễm hầu như không có bất cứ triệu chứng gì ở giai đoạn này.
Giai đoạn viêm đường hô hấp trên
Các biểu hiệu đặc trưng có thể dễ bắt gặp như hắt hơi, sổ mũi, đau họng kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Người bệnh ở giai đoạn này rất dễ lây nhiễm cho người khác vì phát tán ra ngoài môi trường nhiều virus gây bệnh.
Giai đoạn viêm phế quản cấp
Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này là ho, ho khan, ho có đờm. Đờm của người bệnh viêm phế quản có thể có màu trắng đục, vàng hoặc xanh. Thậm chí có thể ho ra máu kèm theo các cơn đau rát sau xương ức khi ho.
Giai đoạn hồi phục
Ở người bình thường bị lây nhiễm viêm phế quản, các triệu chứng bệnh giảm dần và phục hồi trong thời gian từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, ở những người sức đề kháng yếu, bị suy giảm miễn dịch… bệnh thường kéo dài với các triệu chứng ho khan, ho có đờm.
Phòng ngừa viêm phế quản như thế nào?

Như đã đề cập, viêm phế quản là bệnh rất dễ lây lan thậm chí có thể tạo thành vùng dịch nếu không có biện pháp kiểm soát phòng ngừa. Có thể phòng ngừa lây nhiễm viêm phế quản bằng nhiều cách.
Tạo môi trường sống sạch sẽ
Nên giữ không khí trong nhà luôn ấm nhưng không quá nóng và phải đảm bảo độ ẩm trong sạch nhằm ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn. Nên thường xuyên vệ dọn dẹp, vệ sinh nơi ở, chú ý chăm sóc và giữ cho tay chân răng miệng luôn sạch sẽ.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
Để tránh tình trạng bị lây nhiễm, nên hạn chế tiếp xúc với người có các triệu chứng ho, chảy nước mũi, hạn chế nắm tay, bắt tay. Nên đeo khẩu trang y tế ra ngoài nhất là ở thời điểm giao mùa và những môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi. Nếu trong gia đình có người bị cảm lạnh, nên để người bệnh sử dụng riêng vật dụng như chén, ly, đũa… Làm sạch phòng tắm và bàn ăn thường xuyên để ngăn ngừa sự phát triển, lây lan của virus gây bệnh.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Rau củ quả tươi được xem “món ăn vàng” hỗ trợ tốt cho việc ngăn ngừa và điều trị hầu hết các loại bệnh hiện nay. Vì thế nên tăng cường rau xanh, trái cây tươi và các thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày. Tuyệt đối không ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và sử dụng rượu bia quá nhiều. Không dùng chất kích thích, không hút thuốc lá để đảm bảo phế quản và phổi luôn được khỏe mạnh.
Luyện tập thể dục thể thao
Song song với việc chú ý đến chế độ ăn uống, người bệnh cũng không nên bỏ qua việc luyện tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, cũng nên chú ý đến chế độ nghỉ ngơi, tránh để cơ thể thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi.
Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng viêm phế quản gây ra rất nhiều rắc rối cho cuộc sống người bệnh hơn nữa còn dễ tái phát và có nguy cơ phát triển thành mãn tính. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn nên có biện pháp phòng ngừa hợp lý nhất là ở những thời điểm bệnh bùng phát.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!