Viêm Nha Chu Có Chữa Được Không? [Giải Đáp Từ Nha Sĩ]

“Viêm nha chu có chữa được không?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bệnh là hệ quả của viêm lợi không được kiểm soát sớm. Viêm nha chu có thể chữa khỏi nếu được phát hiện trong giai đoạn mới khởi phát, chưa phát sinh biến chứng. Trường hợp chủ quan, khiến bệnh lý tiến triển nặng thường gặp nhiều khó khăn trong điều trị.

Viêm nha chu có chữa được không? Giải đáp 

Viêm nha chu là một trường hợp của bệnh nướu răng, cụ thể bệnh lý là hệ quả của viêm nướu răng tiến triển. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tổn thương, viêm nhiễm các bộ phận bao quanh cấu trúc răng như mô nướu, cement, xương ổ răng, dây chằng nha chu,… 

Viêm nha chu có chữa được không?
Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh viêm nha chu có thể chữa khỏi, nhất là ở giai đoạn đầu

Thực tế, bất kỳ bệnh lý nha khoa nào cũng tác động xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống, bao gồm viêm nha chu. Bệnh nếu không được thăm khám, điều trị sớm có thể gây ra một số ảnh hưởng và biến chứng nặng nề như tụt nướu, thưa răng, áp xe nha chu, răng gãy rụng. Một số khảo sát nhận thấy, người càng lớn tuổi có nguy cơ mắc phải bệnh lý này càng cao.

Về vấn đề “Viêm nha chu có chữa được không?” Các chuyên gia nhận định như sau: Nguyên nhân chính của viêm nha chu là do bệnh viêm nướu răng không được khắc phục hoàn toàn. Tình trạng viêm ở mô nướu phát triển sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, virus tấn công vào các mô nha chu và gây nhiễm trùng tại đây.

Tình trạng viêm ở mô nướu phát triển sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, virus tấn công vào các mô nha chu và gây nhiễm trùng tại đây.

Viêm nha chu được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Ở mỗi giai đoạn sẽ có mức độ nghiêm trọng, các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Theo đó, bệnh lý có thể được chữa khỏi nếu được điều trị ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu viêm nha chu tiến triển ở mức độ nặng, các cơ quan nâng đỡ răng dần bị phá hủy, tụt lợi và răng bắt đầu lung lay.

Lúc này người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề vì vi khuẩn có thể tấn công vào máu. Khi đó, việc điều trị viêm nha chu gặp nhiều khó khăn. Trong một số trường hợp nặng, bác sĩ sẽ can thiệp phẫu thuật hoặc nhổ bỏ răng để kiểm soát bệnh lý.

Tóm lại, bệnh lý có thể chữa khỏi nhưng nếu chủ quan, để bệnh tiến triển nặng thì quá trình chữa trị thường phức tạp hơn. Bên cạnh đó, người bệnh bắt buộc can thiệp các kỹ thuật xâm lấn như ghép nướu, xương, nhổ răng để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Do đó, cần chủ động trong việc thăm khám, điều trị bệnh ở giai đoạn nhẹ để rút ngắn thời gian chữa trị, đồng thời tránh những thủ thuật xâm lấn gây đau đớn.

Các biện pháp phòng ngừa viêm nha chu tái phát 

Mặc dù có thể điều trị khỏi nhưng viêm nha chu có tính chất mãn tính, bệnh có thể tái lại khi gặp các yếu tố thuận lợi. Vì vậy, bên cạnh điều trị, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng, ăn uống, sinh hoạt điều độ, loại bỏ các thói quen xấu cũng như thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh tái phát lâu dài.

Dưới đây là một số biện pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa viêm nha chu tái phát:

1. Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ

Một trong những cách phòng ngừa viêm nha chu cũng như các vấn đề răng miệng khác là thăm khám nha khoa định kỳ. Tại nha khoa, nha sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng, kiểm tra nướu và răng, từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích trong việc chăm sóc, vệ sinh hàng ngày.

Đối với người có sức khỏe răng miệng tốt, chỉ cần đến nha khoa 1 lần/ năm. Tuy nhiên, ở người từng bị viêm nha chu và những vấn đề răng miệng khác nên thăm khám từ 2 – 3 lần/ năm để phòng ngừa bệnh tái phát.

Chữa viêm nha chu
Đối với người có sức khỏe răng miệng tốt, chỉ cần đến nha khoa 1 lần/ năm

Người có răng mọc lệch, chen chút nên cân nhắc niềng răng – chỉnh nha, làm cầu răng. Bởi các tình trạng răng này thường gây khó khăn trong việc làm sạch răng miệng. Từ đó tạo điều kiện hình thành mảng bám, cao răng và vi khuẩn phát triển mạnh gây ra các các bệnh nha khoa như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng,…

2. Thay đổi lối sống 

Thói quen hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn tác động xấu đến răng miệng, làm tăng nguy tái phát viêm nha chu. Theo đó, các thành phần trong khói thuốc lá thường gây tích tụ nhiều cao răng, khiến răng ố vàng và hôi miệng. Những yếu tố trên làm tăng nguy cơ bùng phát các triệu chứng bệnh lý. Do đó, nếu đang hút thuốc, bạn cần lên kế hoạch bỏ thuốc lá trong thời gian sớm nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.

Bên cạnh đó, căng thẳng thần kinh, trầm cảm cũng làm tăng nguy cơ khởi phát viêm nha chu và khiến bệnh lý kéo dài dai dẳng. Những yếu tố này có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Từ đó tạo điều kiện cho hại khuẩn trong miệng tấn công, gây tổn thương và viêm nhiễm nha chu. Để giảm căng thẳng, mệt mỏi, bạn có thể áp dụng một số liệu pháp như thiền, yoga, đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện với người thân,…

Ngoài ra, phụ nữ mang thai, sau sinh, mãn kinh thường bị rối loạn nội tiết tố. Điều này có thể khiến bạn đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có viêm nha chu. Do đó, nếu bạn cần chủ động trong việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng.

3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học 

Các món ăn, thức uống được cơ thể dung nạp hàng ngày không chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe thể mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Theo đó, người bị viêm nha chu nên xây dựng và duy trì chế độ ăn uống phù hợp để tránh kích thích tổn thương, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

Ăn uống khoa học
Thêm các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin, chất xơ vào các bữa ăn giúp làm sạch khoang miệng

Dưới đây chế độ ăn uống giúp phòng ngừa viêm nha chu hiệu quả:

  • Ưu tiên các món ăn mềm, dễ nhai, nuốt để hạn chế kích thích mô nướu gây đau nhức, chảy máu. Bởi trong quá trình chữa trị, nha chu khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương nặng. Bên cạnh đó, bạn nên tập thói quen ăn nhạt, hạn chế các các loại gia vị, dầu mỡ.
  • Bổ sung sữa chua và các loại thực phẩm chứa axit lactic khác vào chế độ ăn hàng ngày. Nhóm thực phẩm không chỉ giúp phục hồi các tế bào mô nướu bị tổn thương mà còn hỗ trợ quá trình tái tạo canxi, đồng thời chuyển hóa vitamin D giúp răng và xương chắc khỏe.
  • Thêm các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin, chất xơ vào các bữa ăn giúp làm sạch khoang miệng, cân bằng độ pH trong miệng, hạn chế vi khuẩn gây hại phát triển quá mức. Đồng thời kích thích hoạt động tiết nước bọt, phòng ngừa khô miệng.
  • Các loại thực phẩm giàu omega – 3 có trong cá hồi, đậu đen, hạt óc chó, măng tây, dầu gan cá tuyết,… giúp làm sạch mảng bám trên răng, tăng cường sức khỏe cho răng miệng.
  • Bên cạnh đó, bạn cần kiêng các món ăn khô, cứng, khó nhai, các loại thịt dai, chứa nhiều gia vị, thức uống chứa cồn, nước có gas, nhiều đường,… Để tránh tái phát viêm nha chu cũng như các vấn đề răng miệng khác.

4. Chăm sóc răng miệng nghiêm ngặt 

Bên cạnh các biện pháp trên thì chăm sóc răng miệng là việc làm không thể thiếu để phòng ngừa viêm nha chu cũng như các bệnh lý nha khoa khác. Bởi vệ sinh răng miệng không đúng cách là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh lý.

Dùng nước súc miệng sát khuẩn
Mỗi ngày chải răng từ 2 – 3 lần và kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch răng miệng

Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng giúp phòng ngừa viêm nha chu tái phát:

  • Để phòng ngừa viêm nướu răng và viêm nha chu, bạn cần chải răng 2 lần/ ngày và đảm bảo thời gian đánh răng là 2 phút để làm sạch mảng bám trong khoang miệng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau bữa ăn để giúp làm sạch thức ăn thừa, mảng bám trong kẽ răng. Nếu gặp khó khăn trong quá trình dùng chỉ tơ nha khoa, bạn có thể cân nhắc dùng máy tăm nước để làm sạch răng.
  • Nhiều người không có thói quen vệ sinh mặt lưỡi. Tuy nhiên, đây lại là nơi tập trung nhiều mảng bám và vi khuẩn gây hại. Vì vậy, đừng quên vệ sinh bề mặt lưỡi 2 – 3 lần/ tuần với dụng cụ chuyên dụng.
  • Sau khi chải răng, cần súc miệng với nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng sát khuẩn để loại bỏ tác nhân gây hại. Mang lại hơi thở thơm mát, dễ chịu.
  • Tập thói quen súc miệng với nước sạch và nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn nhẹ để loại bỏ mảng bám, đồng thời kích thích tiết nước bọt, ngăn ngừa khô miệng hiệu quả.
  • Người có thói quen nghiến răng khi ngủ nên cân nhắc sử dụng máng đeo chống nghiến răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Viêm nha chu có chữa được không?” và một số vấn đề liên quan. Bệnh lý có thể chữa khỏi nếu người bệnh chủ động trong việc thăm khám, điều trị trong thời gian sớm nhất. Ngược lại, việc chủ quan để bệnh kéo dài có thể gây ra nhiều khó khăn trong điều trị cũng như tốn kém chi phí chữa bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 13:25 - 18/05/2023 - Cập nhật lúc: 13:25 - 19/05/2023
Chia sẻ:
Các thuốc trị viêm nha chu tốt nhất (bôi và uống) Các thuốc trị viêm nha chu tốt nhất (bôi và uống)

Viêm nha chu là bệnh răng miệng có thể gây mất răng, bệnh tự cải thiện nếu như ở mức…

Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ gây ra bệnh viêm nha chu Viêm Nướu và Bệnh Nha Chu: Phân Biệt và Phòng Ngừa

Viêm nướu và bệnh nha chu có rất nhiều triệu chứng tương đối giống nhau. Nhiều người thường nhầm lẫn…

Viêm lợi có mủ uống thuốc gì? Làm sao nhanh khỏi? Viêm lợi có mủ uống thuốc gì? Làm sao nhanh khỏi?

Viêm lợi có mủ là cấp độ nặng hơn của bệnh viêm lợi, khi vi khuẩn xâm nhập vào sâu…

Viêm Nha Chu Mãn Tính Viêm Nha Chu Mãn Tính: Biểu Hiện và Giải Pháp Điều Trị

Sưng mô nướu, hình thành túi mủ gây đau nhức, răng lung lay,... là những biểu hiện điển hình của…

cách trị viêm nha chu tại nhà 10 Cách Trị Viêm Nha Chu Tại Nhà Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng

Cách trị viêm nha chu tại nhà là một biện pháp đơn giản giúp cải thiện hiệu quả cơn đau…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua