Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter) và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter) là bệnh lý gây sưng đau khớp nhưng không tìm thấy vi khuẩn. Bệnh thường phát triển thứ phát sau khi bị nhiễm trùng tại đường ruột, hệ tiết niệu hay cơ quan sinh dục. 

Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter) là gì?

Bệnh viêm khớp phản ứng trong y học còn có các tên gọi khác là viêm khớp vô khuẩn hay hội chứng Reiter. Căn bệnh này chỉ tình trạng viêm khớp phát triển thứ phát sau khi bị nhiễm trùng ở một bộ phận khác trên cơ thể, chẳng hạn như niệu đạo, cơ quan sinh dục hay đường tiêu hóa. Mặc dù vậy, khi tiến hành xét nghiệm dịch khớp lại không tìm thấy vi khuẩn.

 Viêm khớp phản ứng là gì
Bệnh viêm khớp phản ứng còn được biết đến với các tên gọi khác là viêm khớp vô khuẩn hay hội chứng Reiter

Bạn có thể bị viêm khớp phản ứng ở một hay nhiều khớp. Tuy nhiên, bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến các khớp lớn trên cơ thể, chẳng hạn như khớp đầu gối, khớp cổ chân, khớp cùng chậu hay thậm chí là cột sống. 

Bệnh viêm khớp phản ứng xảy ra chủ yếu ở nam giới tuổi từ 20 tới 40, hiếm khi gặp ở trẻ em và người lớn tuổi. Các triệu chứng bệnh nếu không được kiểm soát tốt cho thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của khớp và khiến nhiều cơ quan khác bị tổn thương. Vì vậy, bệnh nhân nên tích cực điều trị ngay từ khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên để bảo tồn chức năng của khớp.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp phản ứng

Một số loại vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng đường tiêu hóa hay đường tiết niệu- sinh dục được xác định là thủ phạm gây viêm khớp phản ứng. Phổ biến nhất là các tác nhân gây bệnh sau:

– Vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa:

  • Salmonella
  • Campylobacter
  • Borrelia
  • Shigella
  • Yersinia,…

– Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục:

  • Chlamydia
  • Trachomatis

– Các loại virus:

  • Rubella
  • Virus viêm gan
  • Parvovirus
  • HIV

Khi cơ thể bị nhiễm trùng ở các cơ quan khác ngoài khớp, hệ miễn dịch phản ứng quá mức và tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh của khớp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mắc bệnh vô căn. Khoảng 20% bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp phản ứng không xác định được nguyên nhân gây bệnh.

nguyên nhân gây viêm khớp phản ứng
Bệnh viêm khớp phản ứng thường khởi phát sau khi bị nhiễm trùng tại cơ quan khác

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm khớp phản ứng

Bên cạnh các nguyên nhân trên, bệnh viêm khớp phản ứng có thể khởi phát khi gặp các yếu tố thuận lợi như:

  • Giới tính nam: Thống kê cho thấy, tỷ lệ nam giới mắc viêm khớp phản ứng cao hơn so với nữ giới.
  • Tuổi tác từ 20 – 40: Đây là lứa tuổi chiếm số lượng người mắc căn bệnh này nhiều nhất.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị viêm khớp phản ứng thì bạn có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn người khác.
  • Kháng nguyên bạch cầu HLA-B27: Một số trường hợp tìm thấy kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 trong cơ thể khi mắc bệnh viêm khớp phản ứng.

Triệu chứng viêm khớp phản ứng

Bệnh viêm khớp phản ứng không chỉ gây ra các triệu chứng bất thường tại khớp mà còn gây ra tác dụng toàn thân và ảnh hưởng đến một số cơ quan khác trong cơ thể. Dưới đây là các dấu hiệu có thể gặp:

– Biểu hiện tại khớp bị viêm:

  • Một hay nhiều khớp có dấu hiệu sưng đỏ, đau nhức
  • Viêm khớp không đối xứng
  • Các khớp ở chân chịu ảnh hưởng nhiều nhất, bao gồm khớp gối, khớp mắt cá chân hay các khớp ngón chân. Một số trường hợp bị sưng đau ở cột sống, khớp khuỷu tay hay khớp vai,…

– Triệu chứng toàn thân:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Có thể sốt nhẹ hoặc không sốt
  • Trong người bứt rứt, khó chịu
  • Chán ăn
  • Gầy sút, giảm cân

Biểu hiện ở mắt:

Trường hợp bị nhiễm khuẩn ở mắt trước khi phản ứng đến khớp, người bệnh có thể nhận thấy một số dấu hiệu như:

  • Đỏ mắt
  • Đau trong hốc mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc sợ ánh sáng
  • Viêm loét giác mạc, kết mạc
  • Viêm màng bồ đào

– Dấu hiệu ngoài da và niêm mạc:

Bệnh viêm khớp phản ứng cũng xuất hiện kèm theo các tổn thương ngoài da và niêm mạc ở các cơ quan như:

  • Miệng
  • Lưỡi
  • Bàng quang
  • Tuyến tiền liệt
  • Bao quy đầu
  • Niệu đạo

Thông thường, các triệu chứng bệnh viêm khớp phản ứng có thể xuất hiện sau khi bị nhiễm trùng ở các cơ quan khác khoảng 1 tháng. Khi mới bắt đầu ảnh hưởng đến khớp, các triệu chứng bệnh nhẹ  và không rõ ràng nên nhiều bệnh nhân chủ quan cho qua.

Viêm khớp phản ứng có chữa được không?

Bệnh viêm khớp phản ứng có thể được chữa khỏi nếu tiến hành điều trị sớm. Bệnh có tiên lượng khá tốt và các triệu chứng có thể thuyên giảm nhanh chóng sau bài tuần hay vài tháng.

Viêm khớp phản ứng có chữa được không
Viêm khớp phản ứng có thể được điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm

Tuy nhiên, một số trường hợp chủ quan trong điều trị dứt điểm hoặc chữa bệnh không đúng cách khiến cho viêm khớp phản ứng tái phát trở lại, có thể gặp nhiều đợt trong năm. Nguyên nhân cũng có thể bắt nguồn từ tình trạng tái nhiễm trùng ở đường tiêu hóa hay ở hệ sinh dục – tiết niệu.

Đặc biệt, các trường hợp mang gen kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 có khả năng tái phát bệnh rất cao. Nhiều bệnh nhân tiến triển sang giai đoạn mãn tính và đối mặt với nguy cơ cao bị bệnh viêm cột sống dính khớp.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp phản ứng

Bệnh viêm khớp phản ứng thường được chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn của Amor (1983)

  • Viêm khớp không tìm thấy vi khuẩn ở một hay nhiều khớp cùng lúc nhưng không có tính chất đối xứng
  • Đại tiện phân lỏng nhiều lần trong ngày ( tiêu chảy)
  • Có hội chứng lị
  • Màng tiếp hợp mắt bị viêm
  • Có hiện tượng viêm niệu đạo hoặc viêm cổ tử cung
  • Viêm loét hoặc có vết trợt ở niêm mạc hay ở da
  • Cơ thể mang kháng nguyên HLA-B27
  • Trong gia đình có tiền sử bị viêm cột sống dính khớp
  • Tìm thấy tác nhân gây bệnh khi làm xét nghiệm

Nếu một cá nhân có 4 trên tổng số các dấu hiệu nói trên thì được chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp phản ứng.

Tiêu chuẩn chẩn đoán của các bệnh lý cột sống dạng huyết thanh âm tính của châu Âu ( năm 1990)

  • Cột sống bị đau hoặc viêm đốt sống
  • Viêm màng hoạt dịch khớp kèm theo một trong các vấn đề sau: Viêm khớp vảy nến, bệnh đường ruột, đau ở vùng chậu hông, viêm khớp cùng chậu, bị bệnh ở phần mềm quanh khớp, viêm niệu đạo sinh dục hoặc có tiền sử bị viêm cột sống dính khớp.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thể đặc biệt của viêm khớp phản ứng:

Hội chứng Reiter sẽ được chẩn đoán xác định khi có 3 bệnh lý gồm:

  • Viêm khớp
  • Viêm niệu đạo
  • Viêm kết mạc mắt

Bên cạnh các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp phản ứng kể trên, bác sĩ còn dựa vào các triệu chứng lâm sàng để phân biệt căn bệnh này với một số vấn đề khác về xương khớp như viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp thể một khớp hoặc viêm khớp sau khi mắc bệnh AIDS.

Cách điều trị viêm khớp phản ứng

Bệnh viêm khớp phản ứng thường được điều trị bằng thuốc bác sĩ kê đơn. Mục tiêu là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và khắc phục các triệu chứng đang gặp phải.

Các loại thuốc chữa viêm khớp phản ứng thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

– Thuốc kháng sinh:

  • Tetracyclin (0,5g): Ngày dùng 4 viên
  • Doxycyclin (100mg): Ngày dùng 4-6 viên
  • Quinolon (0,5g): Ngày dùng 1 – 2 viên

Thuốc kháng sinh chỉ được kê đơn trong trường hợp xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm khớp phản ứng. Nhóm thuốc này có thể được sử dụng kéo dài trong thời gian từ 1 – 3 tháng.

thuốc điều trị viêm khớp phản ứng
Bệnh viêm khớp phản ứng thường được điều trị bằng thuốc bác sĩ kê đơn

– Thuốc giảm đau:

  • Thuốc chứa Acetaminophen: Bao gồm các thương hiệu thuốc như Paracetamol hay Tylenol. Mỗi ngày, người bệnh có thể uống 2-4 viên hàm lượng 0,5g.
  • Thuốc Floctafenin (Idarac): Ngày dùng 2 viên hàm lượng 200mg

– Thuốc kháng viêm NSAID

Bệnh nhân có thể được chỉ định các thuốc kháng viêm không steroid theo đường uống hoặc đường tiêm bắp để giảm sưng đau tại khớp bị bệnh và các cơ quan bị nhiễm trùng. Thường được chỉ định là:

  • Diclofenac (Voltaren): Mỗi lần uống 50mg x 2 lần/ngày hoặc dùng liều duy nhất 75mg sau bữa ăn. Trường hợp bị đau nhiều có thể tiêm bắp liều 75mg/ngày trong 2 – 3 ngày điều trị đầu tiên, sau đó dùng thuốc đường uống thay thế.
  • Meloxicam (Mobic): Mỗi lần uống 7,5mg x 2 lần/ngày sau bữa ăn. Hoặc tiêm bắp liều 15mg/ngày trong 2 – 3 ngày đầu tiên rồi chuyển qua thuốc uống.
  • Piroxicam (Felden): Mỗi ngày uống 20mg sau khi ăn no. Hoặc dùng thuốc dạng ống theo đường tiêm bắp trong 2 – 3 ngày rồi chuyển sang thuốc uống.
  • Celecoxib (Celebrex): Mỗi lần uống 200mg x 1 – 2 lần/ngày sau bữa ăn chính. Chống chỉ định loại thuốc này cho người mắc bệnh tim mạch và thận trọng cân nhắc trước khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi.

– Thuốc corticoid

Thuốc được chỉ định theo đường uống có tác dụng toàn thân hoặc thuốc tiêm tại chỗ.

  • Trường hợp bị viêm khớp phản ứng nặng và không đáp ứng được với thuốc NSAIDs sẽ được điều trị bằng corticoid toàn thân trong ngắn hạn. Liều dùng là 1-1,5mg/kg/ngày. Giảm dần liều dùng khi các triệu chứng bệnh có tiến triển tốt. Sau đó chuyển sang dùng NSAIDs khi đã kiểm soát được bệnh.
  • Thuốc corticoid đường tiêm như Depo-medrol hay Diprospan có thể được sử dụng để tiêm trực tiếp vào khớp bị viêm hoặc tiêm vào các điểm bám gân. Chúng có tác dụng tại chỗ nên ít tác dụng phụ hơn.

Các loại thuốc khác

Một số loại thuốc tác dụng chậm có thể được chỉ định để điều trị viêm khớp phản ứng như:

  • Sulfasalazin (Salazopyrin) : Mỗi ngày dùng 1000-2000mg trong thời gian từ 1 – 3 tháng
  • Methotrexat: Mỗi tuần uống 7,5-20mg trong 1 – 3 tháng liên tục khi bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp cùng lúc và có tổn thương khớp nặng.
  • Thuốc ức chế TNF alpha: Điển hình nhất là infliximab (Remicade). Loại thuốc này chỉ được sử dụng cho người bị viêm khớp phản ứng nặng và không đáp ứng được với các thuốc NSAIDs và corticoid.

Ngoài thuốc điều trị, bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng có thể làm vật lý trị liệu kết hợp với các bài tập thể dục đơn giản giúp làm thư giãn các cơ và kích thích lưu thông máu qua khớp, giúp tổn thương nhanh lành. Trong sinh hoạt hàng ngày, cần lưu ý vận động, đứng ngồi đúng tư thế để hỗ trợ giảm đau, ngăn ngừa biến dạng khớp.

Cách ngăn ngừa bệnh viêm khớp phản ứng

Loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh chính là cách hữu hiệu nhất giúp bạn phòng ngừa được bệnh viêm khớp phản ứng. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn cần chú ý:

  • Điều trị sớm các bệnh lý nhiễm trùng ở đường tiêu hóa, hệ tiết niệu hay cơ quan sinh dục
  • Duy trì tư thế vận động đúng cách, tránh gây tổn thương cho khớp
  • Tập thể dục mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng khớp, giúp xương khớp chắc khỏe hơn 
  • Quan hệ tình dục an toàn, mang bao cao su để tránh lây nhiễm bệnh xã hội
  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể khi bị vi khuẩn, virus tấn công, qua đó giúp phòng ngừa bệnh viêm khớp phản ứng hiệu quả hơn.

Bài viết bạn có thể tham khảo:

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 16:44 - 02/04/2023 - Cập nhật lúc: 21:07 - 03/04/2023
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
Viêm khớp phản ứng có hết không? Bao lâu thì khỏi? Viêm khớp phản ứng có hết không? Bao lâu thì khỏi?
Viêm khớp phản ứng là một dạng viêm khớp do nhiễm trùng và gây ảnh hưởng đến các cơ quan.…
Bị viêm khớp phản ứng cần kiêng gì tốt cho bệnh?
"Viêm khớp phản ứng cần kiêng gì, nên ăn gì thì tốt" là thắc mắc của đông đảo bệnh nhân.…
Quốc dược Phục cốt khang: Liệu pháp hoàn chỉnh DỨT ĐIỂM viêm đa khớp chỉ sau 1 liệu trình
Hiện nay có rất nhiều người bệnh viêm đa khớp tìm tới phương pháp điều trị Y học cổ truyền…
Trung tâm Thuốc dân tộc tiếp nhận điều trị thoát vị đĩa đệm cho Nghệ sĩ Phú Thăng
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc tiếp nhận điều trị thoát vị đĩa đệm cho Nghệ…
Nên thường xuyên quan sát, hỏi thăm tình hình sức khỏe của con Bệnh viêm khớp phản ứng ở trẻ em và những điều cần lưu ý

Viêm khớp phản ứng ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể kể đến như do dư…

Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter) và thông tin cần biết

Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter) là bệnh lý gây sưng đau khớp nhưng không tìm thấy vi khuẩn.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua