Vị trí đau thận – Cần thăm khám ngay khi phát hiện!

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Bệnh thận đặc trưng ở những cơn đau xung quanh khu vực bụng, tuy nhiên nếu không chú ý nhận biết thì bạn rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Cụ thể vị trí đau thận nằm ở đâu, bài viết thông tin cụ thể về vấn đề này để người bệnh nhận định đúng và tiến hành điều trị sớm.

Vị trí đau thận nằm ở đâu?
Đau thận là dấu hiệu của nhiều căn bệnh liên quan đến thận và hệ tiết niệu mà người bệnh cần thăm khám sớm

Đặc điểm của cơn đau ở thận

Đau ở thận có biểu hiện ở tất cả các dạng tổn thương thận, cụ thể như bệnh sỏi thận, viêm cầu thận, viêm thận cấp,…. Trong đó sỏi thận là căn bệnh phổ biến nhất trong số những vấn đề ở thận. Sỏi được hình thành từ những chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, sỏi cũng được hình thành ở bàng quang, niệu quản, đây đều là những dạng sỏi tiết niệu thường gặp.  

Cơn đau ở thận thường xuất hiện khi các sỏi này gây chèn ép và đè nặng lên thận, chúng khiến các tế bào bên trong thận bị tổn thương và chảy máu. Bệnh sỏi thận không nguy hiểm nhưng thường bệnh tiến triển trong thời gian dài, gây ra những cơn đau tái phát ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Cơn đau ở thận càng nghiêm trọng thì tình trạng bệnh ở thận càng nghiêm trọng, có thể bệnh nhân sẽ bị xuất huyết khi cơn đau càng tiến triển nặng và nghiêm trọng.

Bệnh nhân sỏi thận thường bị đau một cách dữ dội và đau quằn quại, đau quặn thận trong từng đợt tái phát sẽ ở cấp độ nghiêm trọng hơn. Sỏi thận kích thich các cơn co thắt, tùy theo mật độ sỏi mà đường tiết niệu của bạn cũng có thể bị tắc, lượng nước tiểu không được bài tiết ra ngoài tạo ra các áp lực lớn đến bể thận và gây đau. 

Tương tự như vậy, những cơn đau ở thận cũng là dấu hiệu của tổn thương thận trong từng cấp độ. Dấu hiệu nhận biết bệnh thận thông qua tình trạng bí tiểu do chèn ép xảy ra ở niệu đạo. Nếu như bệnh nhân bị sỏi to, chúng sẽ tạo áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng và làm tổn thương những vùng mô xung quanh. Cơn đau co thắt từ bên trong ngay cả khi bạn thay đổi tư thế, kéo dài trong vòng vài giờ. Tình trạng nặng sẽ có biểu hiện lẫn máu trong nước tiểu, sốt hay ớn lạnh.

Bước vào giai đoạn mãn dục nam ở độ tuổi 60 khiến nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hải nhiều lần "tẽn tò" trong chuyện chăn gối. Nhờ biết đến bài thuốc bí truyền, nghệ sĩ đã lấy lại phong độ, sung mãn như thời trai trẻ. [Tham khảo ngay]

Vị trí đau thận nằm ở đâu?

Vị trí đau thận nằm ở đâu?
Những vị trí đau thận nằm gần cơ quan tiêu hóa và lưng dưới thắt lưng, phía sườn của người bệnh

Các cơ quan tiêu hóa và bài tiết đều nằm trong ổ bụng, vì thế nếu như bạn không trang bị kiến thức kỹ thì rất dễ bị nhầm lẫn giữa đau bụng do bệnh thận và đau bụng do viêm dạ dày, ruột thừa,… Ngoài nhận biết cơn đau thận thông qua biểu hiện bụng đau dữ dội, quặn thắt ở vùng bụng dưới thì bạn cũng cần theo dõi vị trí đau thận.

Thông thường nếu bạn bị sỏi thận, vị trí đau thận sẽ bắt đầu từ thắt lưng, phía bụng trước cơn đau nằm ở một bên hoặc cả 2 bên vùng hạ sườn. Sau đó tình trạng viêm có thể lan rộng và gây đau từ vị trí hố thắt lưng xuống phía dưới và đi đến hố chậu. Người bệnh cũng có thể nhận diện cơn đau ở vùng đùi, sỏi thận hay viêm cầu thận cũng gây ra các triệu chứng viêm nhiễm gây đau ở bộ phận sinh dục.

Những vị trí đau thận sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân, phụ thuộc vào vị trí vùng viêm hay vị trí mà sỏi bị mắc kẹt. Có thể phân biệt vị trí đau do bệnh thận khác biệt với những bệnh lý khác ở hệ tiêu hóa hay bài tiết, vì thận viêm hay tổn thương sẽ gây ra cơ đau ở cả mặt trong của đùi. Đặc trưng của bệnh thận là cơn đau ở sườn lưng, vùng bị đau nằm ở phía bên trái hoặc phải nhưng ban đầu bạn sẽ không nhận ra triệu chứng này.

Nhìn chung sỏi thận hay viêm thận sẽ gây ra những biểu hiện đau và thốn ở những vị trí tiếp giáp giữa lưng và hông. Một số trường hợp bệnh nhân bị viêm bể thận kèm theo sỏi thận to sẽ gây ra cơn đau một cách âm ỉ. Thông thường những cơn đau do sỏi thận hay viêm thận gây ra thường kéo dài và diễn biến âm ỉ, người bệnh có thể bị đau trong vài giờ. 

Khi người bệnh còn mập mờ trong việc xác định vị trí đau thận, cần thông qua những biểu hiện kèm theo như tiểu ra máu, tiểu ra sỏi, nước tiểu có mùi hôi. Ở những người bệnh đi tiểu nhiều bất thường, nhất là tiểu nhiều về đêm, suy nhược cơ thể, kèm theo triệu chứng sốt đôi ớn lạnh, những dấu hiệu này cho thấy thận của bạn đang có vấn đề.

Nguyên nhân gây đau thận?

Vị trí đau thận nằm ở đâu?
Đau thận có thể là do sỏi thận hoặc do thận yếu, chức năng thận suy giảm khiến nước tiểu không được loại bỏ kịp thời

Căn cứ vào vị trí đau thận mà có thể xác định nguyên nhân gây đau, đồng thời phụ thuộc vào mức độ đau ở mỗi người mà bệnh nhân bị suy thận hoặc sỏi thận. Tuy nhiên, đa số ở những bệnh nhân có sỏi thận trong thời gian đầu thường không nhận thấy nhiều ảnh hưởng của bệnh.

Đau thận cũng có thể do viêm đường tiết niệu lâu ngày, dẫn đến nhiễm trùng thận. Đường tiết niệu đưa nước từ thận, thông qua niệu quản đi xuống dưới bàng quang, sau đó nước tiểu theo đường niệu đạo ra ngoài. Trường hợp người bệnh có sỏi nhỏ, chúng sẽ di chuyển theo nước tiểu ra ngoài, điều này diễn ra thường xuyên. 

Đau thận do sỏi thận chủ yếu xảy ra ở những bệnh nhân trong độ tuổi từ 30 – 50 tuổi. Số lượng viên sỏi quá nhiều hay kích thước sỏi quá lớn gây ra những cơn đau bụng âm ỉ, chúng làm cản trở đường dẫn nước, tăng áp lực cho thận. Khi người bệnh vận động hay di chuyển thì sỏi va chạm với các mô xung quanh . Sỏi thận khiến cho ống thận phồng ra và đè nặng lên các mạch máu và dây thần kinh tại các mô này khiến người bệnh bị đau âm ỉ.

Vị trí đau thận do sỏi thận hay sỏi tiết niệu gây ra đều có những biểu hiện tương đối giống nhau. Ban đầu người bệnh sẽ chỉ nhận thấy tình trạng căng tức nhẹ vùng hông, xung quanh khu vực thắt lưng. Khác với những cơn đau bình thường, người bệnh sẽ cảm giác thấy vùng bụng đau nhói mỗi khi lao động nặng hoặc khi làm việc, thay đổi tư thế.

Vị trí đau thận nằm ở đâu?
Cơn đau thận thường không có biểu hiện giảm nhẹ ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế

Những bệnh lý ở thận có diễn biến âm thầm, bệnh nhân có thể không nhận ra mình mắc bệnh cho đến khi triệu chứng tiến triển đến giai đoạn cấp tính, sau đó bệnh nhân đi khám mới phát hiện bệnh lý. Trong mọi nguyên nhân gây đau thận, nếu như người bệnh không điều trị kịp thời thì thận suy yếu, lâu ngày hình thành biến chứng suy thận. Do đó  người bệnh không nên chủ quan với bệnh mà cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và được hướng dẫn điều trị đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Phân biệt vị trí đau thận và đau lưng

Do vị trí của thận nằm giữa xương sườn và xương hông nên nếu thận bị bệnh, những cơn đau lưng sẽ xuất hiện đầu tiên. Viêm thận hay sỏi thận đồng thời cũng gây ra tình trạng cơ, căng dây chằng ở khu vực hông và lưng dưới. Nhiều bệnh nhân bị sỏi thận có kèm theo triệu chứng bị đau đĩa đệm, khiến người bệnh nhầm lẫn mình đang mắc bệnh cột sống.

Để nhận diện vị trí đau thận hay đau lưng, cần phân biệt thông qua mức độ đau và tiến triển của cơn đau. Nếu cơn đau do các vấn đề ở cột sống, người bệnh sẽ cảm nhận thấy cơn đau nhức tiến triển theo chiều dọc,  cơn đau chỉ xuất hiện quanh khu vực cột sống dưới hay còn gọi là vùng thắt lưng. Do cột sống ở thắt lưng chịu phần lớn áp lực từ thân trên và những hoạt động thường ngày nên đây cũng là vị trí khu vực dễ bị đau mỏi nhất. Cột sống bao gồm nhiều dây thần kinh nằm dọc, vì thế nên khi bệnh biến chứng, các dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến tình trạng đau nhức, tê mỏi lan xuống mông, chân và bàn chân.

 Đau lưng được chia thành nhiều biểu hiện khác nhau, cơn đau tiến triển từ cảm giác nóng ran, tê, ngứa đến đau âm ỉ. Điểm đặc biệt là cơn đau lưng thường chỉ bùng phát nặng hơn hoặc giảm nhẹ khi người bệnh di chuyển. Người bệnh cũng sẽ nhận thấy mức độ đau thay đổi khi người bệnh cúi người, thay đổi hoặc là giữ nguyên một tư thế trong thời gian nhất định.

Vị trí đau thận nằm ở đâu?
Đau thận và đau lưng thường bị nhầm lẫn vì những vị trí đau nhức tương tự

Ngược lại vị trí đau thận thường chỉ nằm ở khu vực sườn, tại vùng giữa hông và cột sống. Nếu như bạn đặt tay lên eo sẽ dễ dàng nhận biết vị trí này. Không hẳn tất cả các cơn đau đều xuất hiện khi người bệnh vận động hoặc chịu tác động. Mặc dù tiến triển thay đổi từ nhẹ sang nặng, nhưng thường thì cơn đau chỉ nằm tại một vị trí khung sườn của người bệnh.

Các chuyên gia phân tích cơn đau do sỏi thận có sự khác biệt hẳn so với triệu chứng đau lưng thông thường. Cơn đau rất nghiêm trọng và khiến người bệnh quằn quại, thậm chí khi nghỉ ngơi thì mức độ đau cũng không cải thiện. Để giảm đau thì chỉ có lựa chọn sử dụng thuốc giảm đau và chườm nóng lạnh, nếu bệnh nhân bị đau lưng hay đau các cơ khớp ở lưng thông thường chỉ cần nghỉ ngơi là khỏi.

Đau thận hay đau lưng đều là những cơn đau tiến triển kéo dài và có chiều hướng tái phát thường xuyên, vì thế nên người bệnh nên chú ý theo dõi biểu hiện để can thiệp điều trị đúng hướng. Chủ động thăm khám nếu nghi ngờ dấu hiệu bệnh thận sớm để tránh những nhầm lẫn xảy ra trong quá trình điều trị.

Phương pháp chẩn đoán đau thận

Nếu như tình trạng đau bụng ở vùng sườn xảy ra thường xuyên, bạn nên nghi ngờ nguy cơ mắc bệnh thận và thực hiện siêu âm để tìm ra bệnh. Để đảm bảo độ chính xác khi chẩn đoán bệnh thận, người bệnh cần phải thực hiện nhiều xét nghiệm chuyên sâu hơn. Thông qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ sờ nắn xung quanh vùng thận, sau đó tiến hành kiểm tra huyết áp và thân nhiệt của bạn. 

Trong trường hợp nghi ngờ bạn mắc bệnh sỏi thận, viêm cầu thận, xét nghiệm nước tiểu cần được thực hiện nhằm phát hiện các cục máu và tinh thể nhỏ. Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, nếu bác sĩ nghi ngờ khả năng thận của bạn bị nhiễm trùng thì các điều trị can thiệp sẽ được áp dụng sớm. 

Để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu hay sỏi thận có nhiễm trùng, bệnh nhân được kể đơn kháng sinh dùng trong thời gian ngắn. Đối với những bệnh nhân mới phát hiện mắc sỏi thận, bệnh nhân chỉ cần uống nhiều nước hơn, đồng thời sử dụng thuốc giảm đau để sỏi được loại bỏ ra ngoài tự nhiên.

Vị trí đau thận nằm ở đâu?
Xét nghiệm các yếu tố trong máu có thể giúp phát hiện sớm những vấn đề ở thận

Những cách giảm đau do thận hiệu quả

Mặc dù bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau khi các đợt tái phát bệnh thận tiến triển, nhưng việc lạm dụng thuốc có thể mang lại nhiều tác dụng phụ. Cơn đau do sỏi thận thường tiến triển kéo dài âm ỉ, mỗi đợt đau rất dữ dội. Lúc này người bệnh không thể sinh hoạt và làm việc bình thường, nhiều bệnh nhân có thể bị mất nước và kiệt sức. Đặc biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi, trong mỗi đợt tái phát bệnh thận thường khiến sức khỏe suy yếu rất nhanh chóng. Sau đây là những cách giảm đau do bệnh thận đơn giản bệnh nhân có thể áp dụng tại nhà: 

Phương pháp chườm nóng

Chườm nóng là cách giảm đau hữu hiệu, áp dụng được cho tất cả các trường hợp đau thận do bệnh lý hoặc chấn thương. Để chườm nóng, đầu tiên người bệnh sẽ phải sử dụng túi sưởi hoặc dùng chai nước nóng rồi chườm lên vị trí đau thận. Hoặc khi có thời gian thì bạn có thể dùng thảo dược kết hợp với muối rang nóng, cho vào khăn để chườm lên bụng.  Thực hiện phương pháp này hàng ngày sẽ giúp cơn đau thận cải thiện hiệu quả mà không cần dùng thuốc. 

Vị trí đau thận nằm ở đâu?
Chườm nóng giúp giảm đau bụng do cơn đau thận gây ra

Uống nhiều nước

Nguyên tắc cơ bản để điều trị bệnh thận, đồng thời giúp thận giảm đau là người bệnh cần uống nhiều nước. Lượng nước uống càng nhiều càng đảm bảo được các cơn tái phát cấp lâu xảy ra hơn. Các chuyên gia sức khỏe khuyến khích khi bạn mắc bệnh thận thì lượng nước uống mỗi ngày cần bổ sung là từ 2 – 3 lít nước.

Nước giúp hoạt động trao đổi chất và đào thải độc tố qua thận được tăng cường, từ đó quá trifh trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Mầm bệnh hoặc các khoáng chất tồn đọng ở thận được loại bỏ, từ đó bảo vệ thận tốt hơn. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không được dùng đến các loại thức uống có ga hoặc là cà phê, … 

Dùng lá húng quế chữa bệnh

Húng quế là một loại rau thơm có tính kháng khuẩn cao, người bệnh có thể dùng húng quế để giảm các cơn đau do bệnh thận. Tinh dầu húng quế có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giúp tinh thần bạn thoải mái. Dùng trà húng quế hoặc sử dụng húng quế tươi ép lấy nước uống là những cách giảm đau đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Nhiều nghiên cứu cũng đã diễn ra và chứng minh công dụng lợi tiểu, chống viêm của húng quế. Nhiều loại thuốc điều trị có chiết xuất húng quế giúp thúc đẩy lưu thông nước tại thận, đồng thời làm giảm các cơn đau do sỏi gây ra.

Dùng trái nam việt quất

Nam việt quất là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời bạn cũng có thể dùng nam việt quất trong điều trị một số bệnh lý liên quan đến thận.  Người bệnh dùng nước cốt nam việt quất uống thường xuyên trong nhiều ngày. Phương pháp này đã được nghiên cứu và đảm bảo giảm đau tốt cho những bệnh nhân bị viêm cầu thận, sỏi thận giai đọan nhẹ. Đồng thời nước ép nam việt quất cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, làm giảm sự ích tụ và khoáng chất hình thành sỏi thận và tiêu diệt các loại vi khuẩn rất hiệu quả.

Sử dụng giấm táo  

Trong nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã công nhận tác dụng điều trị của giấm táo trong lĩnh vực điều trị chuyên về thận và tiết niệu. Thành phần chính của giấm táo là các vitamin và nhiều axit citric, các axit này có thể cân bằng hoạt động trao đổi chất và ngăn chặn tình trạng lão hóa xảy ra. Đồng thời các axit này cũng giúp hòa tan sỏi canxi (oxalat, photphat), làm dịu cơn đau do do sỏi thận hiệu quả.

Vị trí đau thận nằm ở đâu?
Sử dụng giấm táo giảm đau thận đem lại những kết quả tích cực

Khi điều trị giảm đau thận bằng cách này, mỗi ngày bạn chỉ nên uống khoảng 2 muỗng giấm táo pha với 200ml nước. Do giấm có vị chua nhẹ nên những bệnh nhân bị bệnh dạ dày hạn chế dùng thường xuyên, tốt nhất người bệnh chỉ nên sử dụng trước bữa ăn sẽ cảm nhận thấy những hiệu quả rõ rệt hơn.

Uống thuốc giảm đau

Uống thuốc giảm đau là biện pháp cuối cùng ngăn chặn cơn đau ở thận. Có nhiều loại thuốc giảm đau được bán dưới dạng thuốc không kê đơn trên thị trường, bệnh nhân tuyệt đối không dạm dụng nhóm thuốc này vì chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Người bệnh chỉ được sử dụng các loại thuốc giảm đau được bác sĩ kê đơn, đồng thời sử dụng đúng liều dùng dưới sự tư vấn rõ ràng của bác sĩ.

Hi vọng với những thông tin trong bài viết trên, người bệnh đã biết được đâu là những vị trí đau thận do sỏi thận và bệnh lý về thận gây ra. Từ việc nhận diện đúng đắn mà bệnh nhân có thể áp dụng các giải pháp giảm đau đúng đắn, sớm lấy lại sinh hoạt bình thường.

Bài viết liên quan:

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 13:09 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:09 - 05/06/2023
Chia sẻ:
Mãnh lực Phục dương tửu là loại rượu thảo dược ngâm giúp cánh mày râu lấy lại đỉnh cao phong độ một cách hiệu quả và khoa học nhất. Đọc ngay để biết thêm về bài rượu “chồng uống vợ say” này...
Chữa thận yếu bằng thuốc nam vừa an toàn lại hiệu quả

Chữa thận yếu bằng thuốc nam là giải pháp điều trị bệnh an toàn được ông cha ta áp dụng…

Thận Hư Nhiễm Mỡ Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Thận hư nhiễm mỡ là một bệnh lý thường gặp ở thận có điểm đặc trưng là sự xuất hiện…

suy thân cấp độ 4 Suy thận cấp độ 4 sống được bao lâu và thông tin cần biết

Bệnh suy thận diễn tiến đến cấp độ 4 đã trở thành một mối nguy hại rất lớn đe dọa…

Uống gì tốt cho thận? 15 loại nước đỉnh nhất, dễ làm

Hàng ngày, cơ thể chúng ta cần được cung cấp một lượng nước nhất định để duy trì hoạt động…

Uống glucosamine có hại thận không? Uống glucosamine có hại thận không? Ai không nên dùng?

Glucosamine là một trong những chất bổ sung cần thiết để duy trì sự dẻo dai của xương khớp. Ở…

Bình luận (1)

  1. Nguyễn phương nam
    Nguyễn phương nam says: Trả lời

    Dạ thưa bs đau thận là hoạt động mới bị đau hay là nằm ko cũng đau ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Hàng triệu nam giới truyền tai nhau bài thuốc đặc trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, liệt dương... phối chế 50 vị thuốc "cực phẩm nhân gian" - "chồng uống vợ say"... [Không thể bỏ qua]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua