Trẻ Bị Nhiệt Miệng Nên Làm Gì? Cách Xử Lý, Khắc Phục

Trẻ bị nhiệt miệng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến và có thể tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị. Tình trạng này thường xảy ra do vệ sinh răng miệng kém, ăn uống kém khoa học, chấn thương khiến miệng bị lở loét, ảnh hưởng của một số bệnh nha khoa,… Mặc dù không nguy hiểm nhưng nhiệt miệng khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. 

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ

Nhiệt miệng đề cập đến tình trạng niêm mạc miệng bị tổn thương, loét gây đau rát, khó khăn trong ăn uống, vệ sinh răng miệng và sinh hoạt hàng ngày. Bệnh lý khá phổ biến và có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau, trong đó có trẻ em. Tổn thương do nhiệt miệng gây ra khá đa dạng và có thể bị nhầm lẫn với một số vấn đề răng miệng khác.

Nhiệt miệng ở trẻ em
Nhiệt miệng ở trẻ là bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra ở trẻ lớn và trẻ từ 1 – 3 tuổi

Các chuyên gia đầu nhận vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nhiệt miệng nói chung và nhiệt miệng ở trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận điều trị nhận thấy các triệu chứng dễ bùng phát khi gặp các yếu tố thuận lợi như chế độ ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc răng miệng kém nhưng cũng có thể ảnh hưởng từ các bệnh nha khoa như viêm nướu răng, sâu răng,…

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng:

  • Vết loét niêm mạc miệng ở trẻ thường xảy ra do chấn thương bên trong má, trầy xước niêm mạc miệng do đánh răng mạnh, cắn xé các vật cứng,… Những tác động này khiến niêm mạc miệng bị tổn thương, hình thành vết loét, từ đó tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.
  • Thói quen ăn uống kém khoa học, ăn nhiều đồ ngọt, cay nóng có thể gây loét niêm mạc miệng và hình thành các vết loét. Nếu khởi phát do nguyên nhân này, các triệu chứng loét miệng (loét áp tơ) có thể được kiểm soát tốt nếu thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp, uống nhiều nước.
  • Việc cho trẻ sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng của người lớn hoặc chứa thành phần gây kích ứng như cồn, natri lauryl sulfat, hương liệu,… có thể khiến niêm mạc miệng, mô nướu bị tổn thương, sưng nóng và lở loét. Để kiểm soát các tình trạng này, phụ huynh cần tham khảo ý kiến nhân viên y tế để thay đổi sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp với trẻ.
  • Nhiệt miệng ở trẻ có thể xảy ra do cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết như kẽm, sắt, vitamin B12, C,… Việc thiếu hụt dưỡng chất không chỉ gây nhiệt miệng mà còn là nguyên nhân phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe ở trẻ em.
  • Các biểu hiện viêm loét niêm mạc miệng ở trẻ em tăng cao khi gặp các bệnh nha khoa như sâu răng, viêm quanh răng, viêm nướu răng. Bởi lúc này, hệ vi sinh trong khoang miệng mất cân bằng, vi khuẩn gây hại phát triển mạnh và có thể gây tổn thương, lở loét miệng.
  • Ngoài những tác nhân trên, nhiệt miệng ở trẻ em cũng có thể khởi phát do một số yếu tố khác như tác dụng phụ của thuốc điều trị, bệnh Celiac, viêm đại tràng, suy giảm chức năng gan, căng thẳng thần kinh,…

Triệu chứng nhận biết

Thống kê nhận thấy, các biểu hiện nhiệt miệng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi. Các biểu hiện do bệnh lý gây gây đau rát, khó chịu, nhất là khi ăn uống, vệ sinh răng miệng. Việc xuất hiện vết thương hở còn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại trong khoang miệng tấn công và phát sinh phản ứng viêm.

Trẻ bị viêm loét miệng
Những vết loét ở niêm mạc miệng gây đau rát, sưng nóng, đôi khi cảm giác ngứa ran khó chịu

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng ở trẻ em:

  • Khi mới khởi phát, niêm mạc miệng xuất hiện những đốm nhỏ từ 1 – 2mm, màu trắng và có viền đỏ xung quanh
  • Sau vài ngày, diện tích các đốm này có thể tăng lên 6 – 10mm, khi ăn uống, vệ sinh răng miệng sẽ bị vỡ ra và tạo ra vết loét
  • Những vết loét ở niêm mạc miệng gây đau rát, sưng nóng, đôi khi cảm giác ngứa ran khó chịu
  • Các vết loét thường đơn lẻ, khá nông. Tuy nhiên một số trường hợp vết loét có thể tập trung thành cụm và sâu. Thông thường, tổn thương do bệnh lý gây ra xuất hiện mặt trong má, môi, nướu,…
  • Nhiệt miệng khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn uống, vệ sinh răng miệng và sinh hoạt hàng ngày.
  • Trẻ có xu hướng chán ăn, nhất là trong 3 – 4 ngày đầu
  • Trường hợp loét miệng nặng có thể gây sốt, chảy nhiều nước dãi, nổi hạch ở cổ, chảy máu nướu răng,…

Trường hợp trẻ bị nhiệt miệng thông thường sẽ kéo dài từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, trường hợp khởi phát do các bệnh nha khoa hoặc kích ứng với sản phẩm chăm sóc răng miệng, tình trạng này có thể kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần và phát triển nặng. Do đó, bạn cần chủ động trong việc thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách để kiểm soát tổn thương do bệnh lý gây ra nhanh chóng.

Trẻ bị nhiệt miệng có ảnh hưởng gì không? 

Nhiệt miệng ở trẻ là bệnh lý lành tính và có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần mà không can thiệp điều trị. Hầu hết các triệu chứng do bệnh lý gây ra chỉ ảnh hưởng tại chỗ như đau rát, nóng, sưng mô nướu, khó chịu,… Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng bệnh lý tác động không nhỏ đến việc ăn uống, nói chuyện, vệ sinh răng miệng và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Tình trạng loét niêm mạc miệng kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần tác động không nhỏ đến giấc ngủ, học tập, thể trạng của trẻ. Theo đó, trẻ có xu hướng chán ăn, ăn ít, ngủ không ngon, thiếu tập trung. Lâu dài gây suy giảm hệ miễn dịch, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho những tác nhân gây hại tấn công và phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Hơn nữa, trường hợp nhiệt miệng ở trẻ khởi phát do ảnh hưởng các bệnh răng miệng nếu không được kiểm soát sớm vi khuẩn sẽ tấn công các vết loét. Từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng gây đau nhức dữ dội, sốt cao và phát sinh các biến chứng nặng nề. Do đó, ba mẹ cần chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Cách xử lý nhiệt miệng ở trẻ an toàn và hiệu quả 

Như đã đề cập, tình trạng nhiệt miệng ở trẻ có thể tự cải thiện sau 7 – 10 ngày mà không cần can thiệp điều trị. Để làm giảm các triệu chứng khó chịu và giúp phục hồi niêm mạc miệng bị lở loét, bạn có thể áp dụng một số mẹo cải thiện cho trẻ. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện không có xu hướng thuyên giảm, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Dưới đây là một số cách giúp cải thiện nhiệt miệng ở trẻ em:

1. Ngậm nước muối

Ngậm và súc miệng với nước muối là một trong những cách giúp cải thiện cơn đau rát và một số biểu hiện đi kèm do nhiệt miệng gây ra. Muối có đặc tính sát khuẩn, chống viêm, làm dịu cơn đau và hỗ trợ phục hồi các mô bị tổn thương nhanh chóng. Việc cho trẻ súc miệng với nước muối đều đặn mỗi ngày không chỉ hỗ trợ điều trị nhiệt miệng mà còn giúp làm sạch khoang miệng, phòng ngừa các vấn đề răng miệng khác.

Pha nước muối
Ngậm nước muối là một trong những cách giúp cải thiện cơn đau rát và một số biểu hiện đi kèm do nhiệt miệng gây ra

Hướng dẫn thực hiện:

  • Sử dụng nước muối sinh lý mua tại hiệu thuốc hoặc pha nước muối theo tỷ lệ 1 lít nước và 0.9g muối
  • Sau khi chải răng khi dùng nước muối ngậm khoảng 30 giây và súc miệng
  • Mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần để cải thiện các triệu chứng do nhiệt miệng gây ra

2. Chườm mát cải thiện

Để cải thiện tình trạng sưng đau, nóng rát ở niêm mạc miệng ở trẻ do nhiệt miệng gây ra, bạn có thể cho trẻ chườm lạnh. Trường hợp vết loét lớn, sâu và gây đau nhiều, ba mẹ có thể dùng viên đá nhỏ chườm trực tiếp để cải thiện. Việc thực hiện đúng cách có thể cải thiện các biểu hiện khó chịu do bệnh lý gây ra. Bởi nhiệt độ lạnh giúp cắt đứt cảm giác đau tạm thời, trẻ sẽ không cảm nhận cơn đau nhức, khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 viên đá nhỏ chườm lên vết loét sau khi đã vệ sinh sạch
  • Để khoảng vài phút thì ngưng. Tránh để quá lâu vì có thể gây bỏng lạnh
  • Áp dụng mẹo này ngay khi cơn đau bùng phát

3. Sử dụng mật ong 

Mật ong là sản phẩm tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ vào thành phần hoạt chất đa dạng cùng nhiều vitamin thiết yếu. Mật ong còn được biết đến là vị thuốc dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Trong nguyên liệu này chứa Hydrogen peroxide dồi dào có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau do nhiệt miệng gây ra.

Bên cạnh đó, một số hoạt chất trong mật ong còn hỗ trợ phục hồi các mô bị tổn thương hiệu quả. Mật ong có vị ngọt nên có thể sử dụng cho trẻ, tuy nhiên không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây kích ứng. Trẻ bị nhiệt miệng có thể dùng mật ong cải thiện theo cách sau:

  • Cho trẻ chải răng sạch rồi dùng khăn giấy thấm khô vùng cần điều trị
  • Sau đó dùng tăm bông thấm 1 ít mật ong nguyên chất là thoa trực tiếp vào vùng bị loét
  • Để khoảng vài phút thì súc miệng lại với nước ấm
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần

4. Uống bột sắn dây

Bột sắn dây được biết đến với nhiều công dụng như giải rượu, thanh lọc, làm mát cơ thể, chống lão hóa, ngăn ngừa cảm, sốt, tiêu khát,… Nhờ vào tính hàn, thanh nhiệt nên nguyên liệu này còn mang lại hiệu quả trong cải thiện các triệu chứng nhiệt miệng nói chung và nhiệt miệng ở trẻ em nói riêng. Để cải thiện tình trạng lở loét miệng ở trẻ, ba mẹ cần nấu chín bột sắn dây và cho trẻ uống mỗi ngày.

Bột sắn dây
Để cải thiện tình trạng lở loét miệng ở trẻ, ba mẹ cần nấu chín bột sắn dây và cho trẻ uống mỗi ngày

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị một ít bột sắn dây cho vào cốc
  • Sau đó đổ nước sôi vào và khuấy đều tay để tránh bột vón cục
  • Đợi nguội thì cho trẻ dùng
  • Mỗi ngày nên dùng 1 cốc bột sắn dây để cải thiện cơn đau rát, nóng đỏ do bệnh lý gây ra

Lưu ý: Không sử dụng bột sắn dây cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Bên cạnh đó, không kết hợp bột sắn dây với mật ong vì có thể gây ngộ độc.

5. Nha đam chữa nhiệt miệng cho trẻ

Nha đam có tính mát, chứa nhiều nước cùng với các thành phần, hoạt chất và vitamin tốt cho sức khỏe. Để làm giảm biểu hiện sưng nóng, đau rát, khó chịu ở trẻ do bệnh lý gây ra, bạn có thể tận dụng phần gel nha đam. Bên cạnh đó, việc áp dụng mẹo chữa này thường xuyên còn thúc đẩy phục hồi tế bào, các mô bị tổn thương, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi, gọt bỏ vỏ xanh và phần màu vàng để tránh gây kích ứng
  • Sau khi rửa qua nhiều lần với nước sạch thì cạo lấy phần gel nha đam
  • Cho trẻ chải răng sạch rồi dùng khăn gây thấm khô vết loét ở miệng
  • Kế đến dùng phần gel nha đam thoa đều lên vùng cần điều trị
  • Để khoảng vài phút thì cho trẻ súc miệng lại với nước ấm
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để đạt được kết quả tốt nhất

6. Tận dụng nghệ vàng 

Các nghiên cứu dược lý hiện đại nhận thấy, curcumin có trong nghệ mang lại hiệu quả trong kháng khuẩn, chống viêm, chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Nghệ vàng được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, trong đó có nhiệt miệng. Việc sử dụng nghệ chữa nhiệt miệng cho trẻ được đánh giá có độ an toàn cao, lành tính.

Mẹo chữa này giúp cải thiện tình trạng đau rát, nóng đỏ, khó chịu do bệnh lý gây ra. Bên cạnh đó, một số hoạt chất trong nghệ còn giúp tái tạo, phục hồi các tế bào, mô bị tổn thương. Để tăng tác dụng chữa bệnh, ba mẹ có thể kết hợp bột nghệ với mật ong nguyên chất.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị bột nghệ và mật ong nguyên chất
  • Trộn đều các nguyên liệu để tạo thành hỗn hợp sệt
  • Sau khi cho trẻ đánh răng thì dùng khăn giấy thấm khô vùng cần điều trị
  • Thoa đều hỗn hợp lên vết loét, để khoảng vài phút thì cho trẻ súc miệng lại với nước ấm
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra.

Các mẹo chữa nhiệt miệng cho trẻ em được đánh giá có độ an toàn cao và dễ thực hiện. Trường hợp nhiệt miệng ở mức độ nhẹ, vết loét nhỏ và nông sẽ phục hồi nhanh chóng sau khi áp dụng các mẹo chữa này. Tuy nhiên, nếu nhiệt miệng ở mức độ nặng, xảy ra do các bệnh nha khoa, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý đúng cách.

Trẻ bị nhiệt miệng khi nào cần gặp bác sĩ?

Trẻ bị nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến và có thể phục hồi phục sau 7 – 10 ngày mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp vết loét ở miệng có thể tiến triển nặng nề và gây đau đớn, sưng đỏ nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được khắc phục sớm.

Khám nhiệt miệng
Trường hợp các triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ tiến triển nặng nề, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị

Do đó, ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện sau:

  • Vết loét do nhiệt miệng gây ra không cải thiện sau 2 tuần và các biện pháp chăm sóc cải thiện tại nhà không mang lại hiệu quả.
  • Các vết loét trong miệng tiến triển nặng, lan rộng và tập trung thành mảng lớn
  • Trẻ bị nhiệt miệng gặp khó khăn trong ăn uống, vệ sinh răng miệng, chất lượng giấc ngủ suy giảm
  • Trẻ bị sụt cân nhanh chóng, sốt, cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Nghi ngờ nhiệt miệng ảnh hưởng các bệnh nha khoa khác.

Chăm sóc & Phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ 

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Nhiệt miệng ở trẻ em mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng tác động không nhỏ đến việc ăn uống, vệ sinh răng miệng và sinh hoạt hàng ngày.

Cháo dinh dưỡng
Ưu tiên các món ăn có kết cấu mềm, lỏng, nguội để hạn chế kích thích lên vết loét

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc và phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ em:

  • Ưu tiên cho trẻ dùng các món ăn có kết cấu mềm, dễ nhai, chứa ít gia vị để hạn chế kích thích cơn đau rát, sưng nóng ở vết loét.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh lý. Bên cạnh nước lọc, ba mẹ có thể cho trẻ dùng nước ép trái cây, sinh tố để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao thể trạng, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi, tái tạo các mô bị tổn thương. 
  • Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách. Bên cạnh đánh răng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày, ba mẹ cần hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa/ máy tăm nước để làm sạch các mảng bám ở kẽ răng và súc miệng với nước muối ấm hoặc nước súc miệng chuyên dụng để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.
  • Thận trọng trong việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc răng miệng cho trẻ. Tránh các sản phẩm chứa thành phần gây kích ứng, dị ứng. 
  • Khuyến khích trẻ vận động thể chất thường xuyên để nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch. Thực tế, trẻ có sức đề kháng cao thường ít mắc các vấn đề sức khỏe, trong đó có nhiệt miệng.
  • Dặn dò trẻ thận trọng trong chải răng, thực hiện các hoạt động, tránh dùng răng cắn, xé các vật cứng, nhọn,… vì có thể gây xây xước, tổn thương niêm mạc miệng và gây nhiệt miệng.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa ở trẻ là một trong những cách giúp phòng ngừa nhiệt miệng tái phát hiệu quả.
  • Phụ huynh cần cho trẻ đến bệnh viện để được thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 2 lần/ năm. Điều này giúp phòng ngừa các vấn đề nha khoa cũng như sớm kiểm soát các bệnh nha khoa mới khởi phát.

Trẻ bị nhiệt miệng có thể được kiểm soát tốt nếu được chăm sóc và can thiệp điều trị đúng cách. Do đó, bên cạnh can thiệp điều trị bệnh, ba mẹ cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát nhiều lần. 

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 15:23 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:37 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh Nhiệt Miệng Tái Đi Tái Lại: Nguyên Do và Cách Chữa Tận Gốc

Nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần không chỉ gây đau rát, khó chịu mà còn ảnh hưởng trực…

Thuốc bôi nhiệt miệng Top 10 Loại Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Tốt Có Hiệu Quả Nhanh

Dùng thuốc bôi nhiệt miệng là cách đơn giản và đem lại hiệu quả nhanh chóng trong việc cải thiện…

Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây chỉ có tác dụng với một số trường hợp nhất định Chữa Nhiệt Miệng Bằng Bột Sắn Dây Có Hiệu Quả Thế Nào?

Chữa nhiệt miệng bằng sắn dây là cách điều trị được nhiều người biết đến và áp dụng do sắn…

Thuốc trị nhiệt miệng cho bé 10 Loại Thuốc Trị Nhiệt Miệng Cho Bé Có Hiệu Quả Hiện Nay

Nhiệt miệng không chỉ thường xuyên xuất hiện ở người lớn mà còn hay gặp ở trẻ em. Có nhiều…

chữa nhiệt miệng bằng C sủi Uống C Sủi Chữa Nhiệt Miệng Có Hiệu Quả Như Lời Đồn?

Uống C sủi chữa nhiệt miệng là một trong những cách chữa được nhiều người áp dụng. Viên uống C…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua