Trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bị TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY đeo bám, tôi đã chữa khỏi nhờ bài thuốc Đông y hiệu nghiệm

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản khỏi sau 1 tuần

Các loại thuốc làm giảm axit dạ dày tốt nhất hiện nay

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi và những điều mẹ cần biết

Thuốc Nexium 40mg Uống Khi Nào? Công Dụng Và Giá Bán

Bị trào ngược dạ dày có đờm – Cách xử lý, điều trị

Dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai và cách khắc phục

Hẹp thực quản là gì, nguy hiểm không và cách điều trị?

Top 5 bài thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

Trào ngược dạ dày có ăn được chuối không? Nên ăn vào lúc nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần – Khoa Nội – Tiêu hóaPhó Giám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể bổ sung chuối vào chế độ ăn hàng ngày. Loại quả này không chỉ cung cấp năng lượng, cải thiện hệ tiêu hóa mà còn điều hòa hoạt động bài tiết dịch vị. Tuy nhiên người có vấn đề về dạ dày nên tránh ăn chuối khi bụng đói hoặc quá no.

trào ngược dạ dày có ăn được chuối không
Người bị trào ngược dạ dày có ăn được chuối không?

Lợi ích của chuối đối với sức khỏe

Chuối là loại trái cây nhiệt đới và được trồng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ nuôi trồng và bảo quản, chuối được sử dụng để ăn như một loại trái cây thông thường và được dùng để chế biến các món ăn dinh dưỡng như bánh chuối, chè, sinh tố, chuối sấy,…

Bổ sung chuối thường xuyên có thể đem đến những công dụng như:

trào ngược dạ dày có ăn được chuối không
Chuối có tác dụng cải thiện tiêu hóa, hạ huyết áp, ngăn ngừa thiếu máu và nâng cao hệ miễn dịch
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Chuối chứa nhiều chất xơ, vitamin và prebiotic. Prebiotic là một dạng carbohydrate không được tiêu hóa nhưng lại là nguồn thức ăn của lợi khuẩn bên trong đường ruột. Do đó bổ sung chuối thường xuyên có thể tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu,…
  • Tăng cường miễn dịch: Ngoài ra chuối còn chứa hàm lượng vitamin C cao và nhiều chất chống oxy hóa. Các thành phần này có khả năng tăng cường hoạt động miễn dịch, tiêu trừ gốc tự do và bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi tác nhân gây hại.
  • Hạ huyết áp: Chuối là một trong những loại trái cây chứa hàm lượng kali cao. Kali không chỉ có vai trò cân bằng điện giải và hỗ trợ hoạt động của thận mà còn có tác dụng giãn mạch và điều hòa huyết áp.
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Hàm lượng sắt và các chất dinh dưỡng trong chuối có khả năng thúc đẩy tái tạo và sản sinh hồng cầu. Do đó bổ sung chuối vào chế độ ăn có thể tăng hàm lượng sắt và ngăn ngừa thiếu máu.

Bên cạnh đó, chuối còn đem lại nhiều công dụng hữu ích như giảm cân, nuôi dưỡng làn da, giảm căng thẳng thần kinh, stress, cân bằng nồng độ cholesterol trong máu, cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và chứng không dung nạp lactose,…

Trào ngược dạ dày có ăn được chuối không?

Trào ngược dạ dày xảy ra khi dịch vị bên trong dạ dày trào ngược lên thực quản, thanh quản hoặc cổ họng. Bệnh lý này thường gặp ở người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, ăn uống không điều độ, uống quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá lâu năm, mắc hội chứng Zollinger-Ellison và người bị thừa cân – béo phì.

Hiện tượng trào ngược dạ dày thường bùng phát mạnh sau khi bổ sung các loại thực phẩm không phù hợp. Chính vì vậy nhiều bệnh nhân lo lắng “Liệu bị trào ngược dạ dày có ăn được chuối không?”. Về thắc mắc này, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa Tiêu hóa tại Trung tâm nghiên cứu & ứng dụng Thuốc dân tộc đã có giải đáp sau:

trào ngược dạ dày có ăn được chuối không
Ngoài bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung chuối vào chế độ ăn hàng ngày

“Chuối là loại trái cây có vị ngọt thơm và không chứa axit hay các thành phần kích thích đường tiêu hóa. Do đó bệnh nhân bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung chuối vào chế độ dinh dưỡng. Chuối không chỉ cải thiện hoạt động tiêu hóa mà còn làm dịu niêm mạc dạ dày và hạn chế tình trạng dịch vị trào ngược lên thực quản.

Ngoài chuối chín, chuối xanh cũng đem lại nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa. Chất tannin trong chuối xanh có tác dụng làm se vết loét, tạo lớp nhầy bảo vệ niêm mạc và ngăn chặn tình trạng loét dạ dày lan rộng. Tuy nhiên hoạt chất tannin có khả năng gây táo bón, vì vậy bệnh nhân chỉ nên bổ sung chuối xanh với liều lượng thích hợp.”

Bị trào ngược dạ dày nên ăn chuối khi nào? Những lưu ý khi ăn

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, bệnh nhân trào ngược dạ dày nên bổ sung chuối vào bữa ăn sáng. Vì đây là thời điểm cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt – đặc biệt là vitamin C, kali và sắt. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn chuối vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Tuy nhiên cần tránh ăn khi bụng quá no hoặc quá đói. Ăn khi bụng no có thể tăng áp lực lên dạ dày và kích thích dịch vị trào ngược lên vùng thực quản. Ăn chuối khi bụng đói thường gây cảm giác xót ruột vì chất pectin trong chuối có thể phản ứng với dịch vị dạ dày.

trào ngược dạ dày có ăn được chuối không
Người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế ăn chuối sấy hoặc bánh chuối chiên

Ngoài ra khi bổ sung chuối vào chế độ ăn hàng ngày, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

  • Chỉ nên ăn khoảng 1 – 3 trái chuối/ ngày, ăn quá nhiều chuối có thể gây đầy bụng và khó chịu. Bên cạnh đó, bạn nên đa dạng các loại trái cây trong bữa ăn nhằm cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin, axit amin và khoáng chất thiết yếu.
  • Nếu ăn chuối xanh để ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng, chỉ nên sử dụng theo liều lượng thầy thuốc chỉ định. Tự ý dùng chuối xanh có thể gây rối loạn tiêu hóa và táo bón.
  • Người bị đau dạ dày và trào ngược thực quản có thể bổ sung chuối cau, chuối hương, chuối lùn,… Tuy nhiên cần hạn chế ăn chuối tiêu vì loại chuối này có thể gây kích thích niêm mạc của cơ quan tiêu hóa.
  • Có thể chế biến chuối thành các món ăn dinh dưỡng như bánh chuối hấp, sinh tố chuối, sữa chua chuối,… Tuy nhiên người bị trào ngược axit nên hạn chế chuối sấy khô, bánh chuối chiên,… vì các món ăn này thường chứa nhiều đường và dầu mỡ.
  • Chuối chứa hàm lượng kali cao, có thể gây hạ huyết áp và tăng tác dụng của thuốc chẹn beta. Vì vậy bệnh nhân có huyết áp bất ổn hoặc đang sử dụng loại thuốc trên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung chuối vào chế độ ăn hàng ngày.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin nhằm giải đáp vấn đề “Người bị trào ngược dạ dày có ăn được chuối không?”. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về lợi ích và cách bổ sung chuối vào chế độ ăn hàng ngày. Những người bị trào ngược dạ dày kèm theo các bệnh lý khác (tiểu đường, cao huyết áp, đau nửa đầu,…) nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể trước khi sử dụng chuối.

Kết nối ngay để được hướng dẫn xử lý dứt điểm các chứng đau dạ dày trào ngược

Thông tin hữu ích

Bệnh trào ngược dạ dày gây đau lưng và cách xử lý

Tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng có thể trở nên nghiêm trọng và lan tỏa ra các khu vực…

Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào?

Trào Ngược Dạ Dày Nằm Nghiêng Bên Nào Thoải Mái, Ít Bị?

Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào để tạo cảm giác dễ chịu và không làm tái phát triệu…

Cách giảm axit trong dạ dày tại nhà bằng mẹo dân gian và ăn uống

Axit dạ dày cao có thể mang đến nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe. Do vậy, nếu bạn…

Giải pháp đẩy lùi trào ngược dạ dày do thói quen xấu ngày Tết

Tết là một dịp vô cùng đặc biệt trong năm khi tất cả mọi người có thời gian nghỉ ngơi…

Thuốc Kagasdine

Thuốc Kagasdine thuốc nhóm thuốc làm giảm lượng axit sản xuất trong dạ dày. Thuốc thường được sử dụng để…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *