Sốt phát ban ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Sốt phát ban ở trẻ em là bệnh thường vô hại và ít khi gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp, trẻ có thể bị sốt cao, dẫn đến một số biến chứng ở não và phổi.

Sốt phát ban ở trẻ em – Nguyên nhân và Dấu hiệu nhận biết

Sốt phát ban ở trẻ là tình trạng nhiễm virus cấp tính khiến cơ thể sốt cao đi kèm với tổn thương da dạng đốm. Bệnh lý này thường có xu hướng xuất hiện ở trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Sốt phát ban ở trẻ em – Nguyên nhân và Dấu hiệu nhận biết
Sốt phát ban ở trẻ em là tình trạng tăng thân nhiệt đi kèm với tổn thương da

Ở một số trẻ, tình trạng sốt có thể trở nên nghiêm trọng và gây ra di chứng ở một số cơ quan trọng.

1. Triệu chứng thường gặp của bệnh sốt phát ban

Triệu chứng sẽ bùng phát sau khoảng 1 – 2 tuần. Các triệu chứng thường gặp, bao gồm:

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]
  • Sốt cao: Khoảng 39 – 40 độ C.
  • Phát ban: Phát ban da thường có hình đốm, màu sắc từ hồng đến đỏ. Tổn thương da tập trung ở vùng bụng, lưng, ngực, cổ, mặt và tay. Đốm đỏ có thể tụ mủ ở xung quanh. 

Bên cạnh 2 triệu chứng đặc trưng trên, sốt phát ban ở trẻ còn gây ra một số triệu chứng đi kèm khác. 

  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Sổ mũi
  • Viêm họng
  • Ho khan
  • Sưng mí mắt
  • Tiêu chảy nhẹ
  • Lười ăn
  • Quấy khóc

Xem thêm: Sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi có gây nguy hiểm không? 

2. Nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ

Nguyên nhân chủ yếu là do virus herpes 6 và 7. Virus này có khả năng lây nhiễm cao qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gián tiếp với vật dụng sinh hoạt. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra bởi virus sởi, virus rubella, adenovirus,…

Nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ
Hệ miễn dịch yếu ớt là nguyên nhân khiến virus xâm nhập và bùng phát bệnh sốt phát ban ở trẻ

Nguyên nhân khiến trẻ từ 2 – 5 tuổi dễ mắc bệnh sốt phát ban là do cơ thể chưa tự tạo ra kháng thể để đối kháng với các virus gây bệnh. 

3. Biến chứng của bệnh sốt phát ban

Sốt phát ban hiếm khi gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên vẫn có thể đối mặt với những biến chứng như:

  • Động kinh
  • Viêm phổi, viêm não

Chẩn đoán bệnh sốt phát ban ở trẻ em

Sốt phát ban rất khó để chẩn đoán vì các triệu chứng của bệnh tương tự các tình trạng nhiễm trùng cấp tính khác như viêm họng do liên cầu khuẩn, cảm lạnh, viêm amidan, nhiễm trùng tai giữa,…

Vì vậy bác sĩ sẽ theo dõi và cho trẻ xét nghiệm máu nhằm tìm ra kháng thể đối với virus gây sốt phát ban.

Gợi ý thêm: Dấu hiệu bệnh khi trẻ bị phát ban nhưng không sốt 

Các biện pháp điều trị sốt phát ban ở trẻ em

1. Các biện pháp và điều trị chăm sóc tại nhà

Các biện pháp và điều trị chăm sóc tại nhà
Nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà có thể làm giảm triệu chứng do virus gây ra

Các biện pháp chăm sóc tại nhà cho trẻ bị sốt phát ban:

  • Nghỉ ngơi: Hạn chế tình trạng nhiễm trùng lây cho trẻ khác.
  • Uống nhiều nước: Cần cho trẻ uống đủ 2 lít nước/ ngày, có thể luân phiên giữa nước lọc với sữa và nước trái cây.
  • Lau người cho trẻ thường xuyên: Dùng khăn ẩm để lau người cho trẻ thường xuyên. Sau đó có thể chườm khăn ở trán, cổ và nách để hạ thân nhiệt.
  • Dùng trà mật ong ấm: Có thể cho trẻ uống trà mật ong ấm để giảm cảm giác đau họng và ho.
  • Vệ sinh cơ thể cho trẻ: Tắm mỗi ngày với nước ấm để làm giảm thân nhiệt và cải thiện các triệu chứng.
  • Thực phẩm dinh dưỡng: Cho trẻ ăn các thực phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng và chế biến thức ăn mềm, lỏng để hạn chế tình trạng đau rát khi nuốt.

2. Sử dụng thuốc

Không có thuốc đặc hiệu trong điều trị sốt phát ban. Tuy nhiên có thể dùng một số loại thuốc để hỗ trợ như: 

Sử dụng thuốc
Có thể dùng thuốc hạ sốt, chống viêm, kháng virus,… trong quá trình điều trị sốt phát ban ở trẻ

Tham khảo thêm: Điều trị sốt phát ban ở trẻ sơ sinh: Bệnh có nguy hiểm không?

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau (Paracetamol)
  • Thuốc chống viêm (Ibuprofen, Diclofenac,…)
  • Thuốc kháng virus (Ganciclovir)

Sử dụng thuốc có thể làm giảm nhanh triệu chứng ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên những loại thuốc này có thể làm phát sinh các tác dụng không mong muốn.

Phòng ngừa bệnh sốt phát ban cho trẻ

Phòng ngừa bệnh sốt phát ban cho trẻ
Tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa các bệnh lý nhiễm trùng tối ưu nhất

Các biện pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh sốt phát ban ở trẻ, bao gồm:

  • Tiêm vaccine phòng ngừa rubella, sởi và một số virus khác.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh.
  • Vệ sinh tay trẻ trước và sau khi ăn.
  • Sử dụng khẩu trang khi đưa trẻ đến nơi công cộng.
  • Hạn chế đưa trẻ ra ngoài trong mùa dịch.
  • Cho trẻ dùng vật dụng cá nhân riêng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng và khuyến khích trẻ luyện tập thường xuyên.

Phần lớn trẻ bị sốt phát ban đều được điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu trẻ sốt quá cao và kéo dài hơn 3 ngày, nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vui lòng liên hệ với bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ biện pháp điều trị nào.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 13:41 - 07/11/2023 - Cập nhật lúc: 13:41 - 07/11/2023
Chia sẻ:
Sốt phát ban ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị

Sốt phát ban ở trẻ em là bệnh thường vô hại và ít khi gây ra các biến chứng nguy…

Phát ban do HIV – Hình ảnh và các dấu hiệu nhận biết

Phát ban do HIV là một trong những dấu hiệu sớm, xuất hiện trong thời gian đầu sau khi phơi…

Những cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban đơn giản tại nhà

Có nhiều cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban tại nhà an toàn và hiệu quả cao. Người bệnh…

sốt phát ban bao lâu thì khỏi Sốt phát ban bao lâu thì khỏi? Cách chăm sóc để bệnh nhanh hết

Sốt phát ban bao lâu thì khỏi? Chăm sóc như thế nào để nhanh chóng đẩy lùi bệnh? Những thông…

Tắm đúng cách sẽ giúp bệnh sốt phát ban mau khỏi Bị sốt phát ban có được tắm không? Lời khuyên từ bác sĩ

Bị sốt phát ban có được tắm không? Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc vì phân vân…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua