Siêu âm đại tràng giúp phát hiện bệnh gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Siêu âm đại tràng là kỹ thuật không xâm lấn, không gây đau, giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý liên quan đến đại tràng. Bên cạnh đó, biện pháp này không gây tác dụng sinh học trong quá trình thăm khám nên khá an toàn đối với người bệnh. 

Siêu âm đại tràng

Siêu âm đại tràng là gì?

Siêu âm đại tràng là một trong những phương pháp thăm khám không xâm lấn dùng thường dùng phổ biến tại các bệnh viện hoặc phòng khám. Phương pháp này sử dung dụng sóng siêu âm để thu lại hình ảnh bên trong đại tràng. Từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ sử dụng một đầu dò rà qua rà lại trên bề mặt da bụng. Đầu dò này có chức năng thu lại hình ảnh vừa phát ra sóng siêu âm vào trong cơ thể. Khi đó, chúng sẽ giúp thu thập lại thông tin và truyền tín hiệu tới bộ phận xử lý tái tạo lại cấu trúc bên trong của cơ thể.

Ai cần siêu âm đại tràng?

Những đối tượng sau cần tiến hành siêu âm đại tràng để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến đại tràng:

  • Người thường xuyên bị táo bón: Theo các chuyên gia, một người khỏe mạnh thường đi ngoài 4 – 5 lần trong tuần. Tuy nhiên, nếu số lần đi tiêu ít hơn 3 lần trong tuần, rất có thể người bệnh đã bị táo bón. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đại tràng. Khi đó, người bệnh nên siêu âm đại tràng để bác sĩ chẩn đoán bệnh.
  • Đi ngoài ra máu: Chảy máu có thể là do phân đi qua vùng tổn thương hoặc khối u ở đại tràng gây nên. Tuy không làm vết thương nghiêm trọng nhưng chúng khiến người bệnh có cảm giác đau rát. Thông thường, đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh lý viêm loét dạ dày hoặc viêm đại tràng. Người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm, tránh tình trạng bệnh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Co thắt đại tràng: Đây cũng có thể là dấu hiệu liên quan đến đại tràng. Vì vậy, nếu tình trạng này thường xuyên tiếp diễn, bệnh nhân cần thực hiện siêu âm sớm để chẩn đoán và điều trị bệnh.

Trước khi siêu âm đại tràng cần chuẩn bị gì?

Trước khi tiến hành siêu âm, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm máu. Đồng thời, họ sẽ kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc có tác dụng làm sạch đại tràng ngay tại nhà. Bên cạnh đó, để đại tràng luôn sạch giúp việc chẩn đoán bệnh chính xác, trước khi siêu âm 3 – 4 ngày, bệnh nhân chỉ nên ăn nhẹ. Tốt nhất nên dùng những thực phẩm dễ tiêu hóa, ít chất xơ. Ngoài ra, người bệnh nên uống nhiều nước nhưng không được uống nước có chứa phẩm màu hoặc nước ngọt có gas. Đặc biệt trước khi siêu âm 2 tiếng, bệnh nhân không nên ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì.

Siêu âm đại tràng giúp phát hiện bệnh gì?

Thông thường, siêu âm đại tràng giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến đại tràng như:

1. Viêm đại tràng

Đây là một trong những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Bệnh xuất hiện với nhiều biểu hiện phức tạp. Khi bệnh mới khởi phát, người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở vùng bụng, đại tiện bất thường với tình trạng phân không thành khuân. Ngoài các triệu chứng này ra, người bệnh có thể nhận biết viêm đại tràng với các dấu hiệu khác như sôi bụng hoặc chướng bụng.

Viêm đại tràng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Không những thể, bệnh có thể chuyển nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, để điều trị dứt điểm bệnh, bác sĩ cần chẩn đoán xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh. Và siêu âm đại tràng chính là phương pháp thường được chỉ định để chẩn đoán bệnh.

Viêm đại tràng
Siêu âm đại tràng giúp phát hiện viêm đại tràng

2. Polyp đại tràng

Polypo đại tràng là sự xuất hiện khối u bên trong đại tràng. Có hai dạng polyp thường gặp ở đại tràng là Polyp tăng sản và Polyp tuyến. Theo các chuyên gia, hầu hết Polyp xuất hiện ở đại tràng đều không phải là ung thư. Tuy nhiên, nếu điều trị không đúng thời điểm và đúng cách, bệnh có thể biến chứng thành ung thư.

Bệnh Polyp đại tràng thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào đặc biệt. Tuy nhiên, khi gặp phải các triệu chứng bệnh như đau bụng, cơ thể mệt mỏi hoặc phân lẫn máu,… bệnh nhân nên thăm khám sớm. Siêu âm đại tràng được xem là một trong những biện pháp chẩn đoán, giúp phát hiện bệnh Polyp đại tràng.

3. Ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là căn bệnh có thể khởi nguồn từ ruột kết, manh tràng hoặc trực tràng, gây ra bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng sang các bộ phận khác. Nguyên nhân gây ung thư có thể là do bệnh viêm loét đại tràng mạn tính kéo dài hoặc do kích thước Polyp không được kiểm soát, tăng dần lên.

Để tăng tỷ lệ điều trị bệnh thành công, bệnh nhân cần điều trị bệnh ngay từ khi bệnh mới chớm nở. Chính vì, khi thấy triệu chứng bệnh đầu tiên, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để làm các thủ tục thăm khám, chẩn đoán. Dựa vào kết quả siêu âm hoặc các thủ thuật khác, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán cùng với phương pháp chữa trị.

Siêu âm đại tràng giúp chẩn đoán bệnh chính xác không?

Xét về ưu điểm, siêu âm đại tràng giúp phát hiện các bệnh lý liên quan đến đại tràng nhưng không khiến người bệnh cảm thấy khó chịu trong suốt quá trình siêu âm. Bên cạnh đó, kỹ thuật không xâm lấn này không gây đau đớn hoặc biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, chi phí siêu âm thường thấp hơn so với các biện pháp chẩn đoán khác.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho biết, biện pháp chẩn đoán này có độ chuẩn xác không cao lắm. Bởi khi tiến hành siêu âm, đường tiêu hóa thường gây cản trở tia siêu âm nên chỉ giúp bác sĩ quan sát được một số dấu hiệu gián tiếp như thành đại tràng dày, tắc ruột hoặc lồng ruột,… chứ không giúp phát hiện khối u hoặc vết loét bên trong đại tràng.

Do đó, để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác, nội soi chính là phương pháp tốt nhất giúp kiểm tra toàn bộ lớp niêm mạc đại tràng và cắt Polyp. Từ đó giúp bác sĩ phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị hiệu quả. Mặt khác, nội soi cũng chính là biện pháp giúp nhân viên y tế tầm soát bệnh ung thư ở đại tràng.

Ngoài nội soi, để chẩn đoán các bệnh lý ở đại tràng, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các thủ thuật xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm phân
  • Chụp CT scanner
  • Chụp MRI
  • Xét nghiệm phân
  • Xét nghiệm các marker ung thư CA, CEA, CA 125 trong máu
  • Nội soi kết hợp sinh thiết

Siêu âm đại tràng bao nhiêu tiền?

Mức phí siêu âm thường không quá cao so với các biện pháp chẩn đoán khác. Cụ thể:

  • Siêu âm thường: 30.000 – 50.000 VNĐ
  • Siêu âm màu: 100.000 – 200.000 VNĐ

Tùy thuộc vào mỗi cơ sở thăm khám và phương pháp siêu âm mà mức giá có thể dao động. Do đó, để biết chính xác mức phí siêu âm, bệnh nhân vui lòng liên hệ đến cơ sở y tế mà bản thân muốn thăm khám để được nhân viên tư vấn cụ thể.

siêu âm đại tràng bao nhiêu tiền
Giá siêu âm đại tràng ở mỗi cơ sở thường khác nhau

Siêu âm đại tràng ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở siêu âm, thăm khám đại tràng để bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên, để việc chẩn đoán và điều trị bệnh mang lại kết quả cao, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế khám và điều trị đáp ứng những tiêu chuẩn sao:

  • Phòng khám, bệnh viện uy tín và đảm bảo chất lượng
  • Có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa giỏi
  • Thiết bị và máy móc được trang bị hiện đại
  • Môi trường y tế văn minh, thủ tục nhanh gọn
  • Chi phí được công bố rõ ràng

Dưới đây là một số bệnh viện thăm khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa (dạ dày, đại tràng và trực tràng,…) đảm bảo chất lượng như:

Địa chỉ siêu âm đại tràng ở TP.HCM

+ Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh

  • Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong nối dài – Phường 12 – Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (+84) 028 3863 2553

+ Bệnh viện Nhân dân 115

  • Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh – Phường 12 – Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028 3865 2368

+ Bệnh viện Nhân dân Gia Định

  • Địa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long – Phường 7 – Quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028 38 412 692

+ Bệnh viện Chợ Rẫy 

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh – phường 12 – Quận 5 – TP. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 08 3955 9856

Tìm hiểu thêm: Bác sĩ Tuyết Lan tư vấn về giải pháp chữa viêm đại tràng trên VTV2, chương trình Vì sức khỏe nguồi Việt

Địa chỉ siêu âm đại tràng ở Hà Nội

+ Bệnh viện Việt Đức

  • Địa chỉ: số 16 – 18 Phủ Doãn – Hoàn Kiếm – Hà Nội

+ Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn 2

  • Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội

+ Bệnh viện đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng – Đống Đa – Hà Nội

+ Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

  • Địa chỉ: 458 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Hy vọng với những thông tin nêu trên, người bệnh sẽ hiểu thêm về siêu âm đại tràng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về biện pháp chẩn đoán này, bệnh nhân vui lòng liên hệ đến bác sĩ để được giải đáp cụ thể hơn.

Xem thêm: Thoát khỏi viêm đại tràng mãn tính lâu năm, bệnh nhân chia sẻ bí quyết nhờ bài thuốc Đông y hiệu nghiệm

>> Có thể bạn quan tâm:

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 08:54 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:10 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Các món ăn giúp kiểm soát cơn trào ngược dạ dày của bạn

Cháo nấm thịt gà, cá hồi áp chảo, súp cua và bắp non là các món ăn giúp kiểm soát…

Thuốc tẩy giun quả núi: Cách sử dụng, giá bán và review

Thuốc tẩy giun quả núi chứa hoạt chất Albendazole có tác dụng chống lại các loại giun. Ngoài ra, thuốc…

Sử dụng lá đu đủ chữa đau dạ dày là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng Bài thuốc từ lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả 

Sử dụng lá đu đủ chữa bệnh đau dạ dày là một trong những phương pháp dân gian được nhiều…

Đau dạ dày có uống được xạ đen không? Đau Dạ Dày Có Uống Được Xạ Đen không? [Bác Sĩ Chia Sẻ]

Xạ đen là loài cây dược liệu tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết. Trong đó, lá…

Thuốc Trimafort – Tác dụng, cách dùng, số đăng ký & giá bán

Thuốc Trimafort là hỗn dịch uống thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa do công ty dược phẩm Daewoong Pharm ở…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua