Răng Ê Buốt Kéo Dài – Nguyên Nhân Gây Ra Do Đâu?

Răng ê buốt kéo dài là hiện tượng răng nhạy cảm quá mức và gây khó chịu trong ăn uống, sinh hoạt. Đây là tình trạng rất nhiều người đã và đang gặp phải. Mặc dù không trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe, răng ê buốt kéo dài còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng nguy hiểm, nặng nhất là viêm tủy răng, chết tủy, mất răng vĩnh viễn. 

Răng ê buốt kéo dài
Răng ê buốt kéo dài là hiện tượng răng nhạy cảm quá mức khi ăn uống, sinh hoạt

Răng ê buốt kéo dài là gì?

Một chiếc răng khỏe mạnh sẽ có lớp men răng chắc chắn nhằm bảo vệ lớp ngà bên dưới, còn chân răng được bảo vệ bởi lớp nướu. Tuy nhiên, men răng bị bào mòn hoặc tụt nướu sẽ khiến lớp ngà răng bị lộ ra. Lúc này khi răng tiếp xúc với các yếu tố như nhiệt độ quá nóng, quá lạnh, chất axit… gây kích thích đến các dây thần kinh bên trong ngà và tủy răng, phát sinh cảm giác ê buốt. 

Đây chính là cơ chế phát sinh triệu chứng ê buốt răng, một số trường hợp còn kèm theo đau nhức, khó chịu trong ăn uống và sinh hoạt. Và nếu tình trạng này tồn tại trong thời gian dài không được cải thiện, không loại bỏ nguyên nhân gây kích thích được gọi là răng ê buốt kéo dài. ban đầu chỉ là những cơn ê buốt nhẹ và xuất hiện rời rạc. Nhưng theo thời gian chuyển thành răng ê buốt kéo dài với tần suất xuất hiện các cơn ê buốt dày hơn và mức độ nặng hơn. 

Nguyên nhân gây răng ê buốt kéo dài 

Răng ê buốt kéo dài thực chất chính là tình trạng răng ê buốt lâu ngày không chữa khỏi, xảy ra do một số nguyên nhân sau: 

1. Ăn uống không phù hợp

Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe toàn diện, trong đó có sức khỏe răng miệng. Trong đó, việc ăn nhiều các loại thực phẩm chứa axit, nhiều đường, thức ăn thô cứng… chính là một trong những yếu tố kích thích lớp men răng/ ngà răng làm phát sinh từng cơn ê buốt răng kéo dài. Cụ thể như sau:

Răng ê buốt kéo dài
Các loại thực phẩm quá chua, cay hoặc quá nóng/ lạnh đều là những tác nhân kích thích đến men răng và phát sinh ê buốt
  • Thực phẩm chứa nhiều axit: Một số loại thực phẩm có tính axit như các loại trái cây (cam, chanh, quýt, bưởi…) hoặc thực phẩm muối chua (dưa cải chua, kim chi…), nước ngọt có gas, soda… đều là những tác nhân hàng đầu gây ra mòn răng, chất axit kích thích men răng, theo thời gian làm phân hủy bề mặt răng làm lộ ngà răng và khiến răng bị ê buốt kéo dài. 
  • Thức ăn thô, cứng quá mức: Việc thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm quá thô cứng khiến răng phải dùng lực mạnh để cắn nhai và nghiền nát thức ăn. Đây cũng là nguyên nhân khiến men răng dần trở nên nhạy cảm do bị tổn thương và gây ê buốt khó chịu. Đặc biệt với những trường hợp chấn thương răng sứt mẻ, gãy vỡ nghiêm trọng càng khiến cơn ê buốt răng kéo dài. 
  • Đồ ăn thức uống quá nóng/ quá lạnh: Các món ăn, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh như kem, đá lạnh, các món vừa chế biến xong còn nóng sôi… chính là tác nhân kích thích men răng, ngà răng. Nếu thói quen này duy trì trong thời gian dài, triệu chứng ê buốt răng ngày càng tăng, kéo dài, thậm chí gây viêm tủy răng. 

2. Tật nghiến răng khi ngủ

Một trong những nguyên nhân khiến răng ê buốt kéo dài chính là thói quen nghiến răng khi ngủ. Đây là một thói quen xấu, nếu thực hiện trong thời gian dài khiến cho lớp bảo vệ xung quanh răng dần bị suy yếu. Không những vậy, kết hợp với những kích thích từ việc ăn uống thực phẩm càng đẩy nhanh tốc độ lão hóa của răng sẽ ngày càng nhanh hơn, phát sinh răng ê buốt kéo dài và thậm chí khiến tủy răng bị tác động, viêm nhiễm. 

3. Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Một số thói quen vệ sinh răng miêng sai cách như chà răng quá mạnh, dùng bàn chải đánh răng có đầu lông cứng, đánh răng nhiều lần trong ngày, dùng kem đánh răng/ nước súc miệng chứa chất mài mòn cao… là những yếu tố làm tổn thương đến men răng và phát sinh triệu chứng răng ê buốt kéo dài. 

4. Tẩy trắng răng sai cách

Sở hữu một hàm răng trắng sáng, nụ cười tự tin là điều bất kỳ ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, việc thực hiện tẩy trắng răng bằng các loại thuốc/ kem tẩy chứa chất bào mòn men răng quá mức cũng là một trong những yếu tố phổ biến làm kích thích cơn ê buốt khó chịu. Tình trạng này nếu không được cải thiện kịp thời sẽ dẫn đến răng ê buốt kéo dài, mãn tính và tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề răng miệng khác. 

5. Mắc các bệnh lý răng miệng

Ngoài các yếu tố khởi phát, việc mắc một số bệnh lý răng miệng sau đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng răng ê buốt kéo dài.

Răng ê buốt kéo dài
Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến gây ra tình trạng răng ê buốt kéo dài khó dai dẳng
  • Sâu răng: Sự xuất hiện của các lỗ sâu trên răng làm lộ ra các dây thần kinh bên trong chân răng. Đây chính là tình trạng lộ ngà răng, thậm chí gây viêm tủy răng. Khi những ống tủy răng này bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc các loại thực phẩm axit sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm, dẫn đến răng ê buốt kéo dài. 
  • Viêm nướu răng: Đây là một trong những bệnh lý răng miệng khá phổ biến, xảy ra chủ yếu do sự xuất hiện của các mảng bám, cao răng tích tụ lâu ngày. Viêm nướu răng lâu ngày có thể làm tụt lợi, hình thành túi mủ quanh chân răng, áp xe răng… do vi khuẩn phát triển quá mức, từ đó gây ra đau nhức, răng ê buốt kéo dài. 

6. Sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa

Sau khi thực hiện một số thủ thuật nha khoa như tẩy trắng răng, trám răng sâu, bọc răng sứ, kỹ thuật ghép nướu, chữa viêm tủy răng… cùng một số thủ thuật khác có thể gây ra răng ê buốt. Đây chỉ là triệu chứng thông thường do răng va chạm với các dụng cụ nha khoa và chỉ phát sinh ê buốt trong khoảng vài ngày, vài tuần. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp quá trình thực hiện không đúng cách có thể khiến răng ê buốt kéo dài cùng nhiều biến chứng rủi ro nguy hiểm khác. 

Tình trạng răng ê buốt kéo dài nguy hiểm như thế nào?

Răng ê buốt kéo dài không được cải thiện, điều trị kịp thời không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Điển hình nhất là những trường hợp răng ê buốt kéo dài do viêm nha chu, làm tổn thương các dây thần kinh trong buồng tủy, không những vậy làm suy giảm chức năng tim mạch và tăng nguy cơ đột quỵ. 

Không những vậy, do triệu chứng răng ê buốt kéo dài không quá nghiêm trọng nên hầu hết người mắc phải đều khá chủ quan, lơ là. Tình trạng này kéo dài quá lâu khiến toàn bộ khoang miệng bị rối loạn. Lớp niêm mạc của nướu răng, men răng và ngà răng trở nên nhạy cảm quá mức và khiến cho quá trình điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. 

Tóm lại, nếu xét về bản chất thì tình trạng răng ê buốt kéo dài không nguy hiểm. Đây thực chất chỉ là phản ứng của ngà răng khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích. Tuy nhiên, nếu không được cải thiện và can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn diện. 

Các phương pháp điều trị răng ê buốt kéo dài hiệu quả 

Do răng ê buốt kéo dài không chỉ đơn thuần là do các yếu tố nhiệt độ kích thích, nó còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên chủ động đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám, kiểm tra chẩn đoán. Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng (chụp phim X – quang), bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây răng ê buốt kéo dài và lên phác đồ điều trị phù hợp. 

Nguyên tắc điều trị răng ê buốt kéo dài chủ yếu dựa vào các biện pháp bảo tồn. Và chỉ khi nào các giải pháp bảo tồn không có hiệu quả hoặc tình trạng này có xu hướng phát triển trầm trọng hơn mới phải can thiệp nhổ bỏ, trồng răng mới. Dưới đây là một số giải pháp điều trị răng ê buốt kéo dài phổ biến thường được áp dụng như sau:

1. Áp dụng các mẹo cải thiện răng ê buốt kéo dài tại nhà

Những trường hợp răng ê buốt kéo dài do ăn đồ nóng lạnh quá mức hay các yếu tố khởi phát khác, việc áp dụng các biện pháp mẹo dân gian tại nhà giúp đem lại hiệu quả cải thiện khá tốt:

Dùng tỏi trị răng ê buốt kéo dài

Tỏi là nguyên liệu phổ biến không chỉ dùng làm gia vị chế biến món ăn mà còn được dùng như một loại dược liệu trị ê buốt răng cùng nhiều bệnh lý răng miệng khác. Vì theo nhiều nghiên cứu, trong tỏi có chứa hàm lượng cao hoạt chất Allicin, đây là một loại kháng sinh với khả năng ức chế hơn 70 loại vi khuẩn, virus, trong đó có những loại tồn tại trong khoang miệng gây ê buốt, sâu răng… 

Răng ê buốt kéo dài
Tỏi là nguyên liệu tự nhiên giúp hỗ trợ cải thiện răng ê buốt kéo dài hiệu quả

Cách thực hiện: Giã nhuyễn vài tép tỏi, thêm vào vài hạt muối. Đắp hỗn hợp này lên vị trí răng ê buốt, đợi khoảng 10 phút rồi nhổ bỏ rồi súc miệng bằng nước sạch. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày trong thời gian dài giúp cải thiện tình trạng răng ê buốt kéo dài hiệu quả. 

Súc miệng nước muối

Nước muối có đặc tính sát khuẩn, chống viêm tự nhiên rất tốt. Chính vì vậy, với những người bị răng ê buốt kéo dài hoàn toàn có thể súc miệng bằng nước muối để cải thiện mức độ ê buốt cùng nhiều triệu chứng khác như phòng ngừa sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng… 

Cách thực hiện: Pha 1 thìa cafe muối vào 300ml nước ấm. Dùng nước muối để súc nhiều lần trong ngày. Kiên trì áp dụng liên tục trong vòng 2 tuần sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng răng ê buốt kéo dài. 

Lá trà xanh giảm ê buốt răng

Lá trà xanh tươi được nghiên cứu có chứa nhiều hoạt chất như florua, catechin và acid tannic cùng nhiều thành phần khác giúp hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi lớp men protein tăng cường độ cứng, chắc khỏe của răng. Nhờ đó giúp giảm vai trò của chất hòa tan acid và cải thiện tình trạng răng ê buốt kéo dài. 

Răng ê buốt kéo dài
Súc miệng bằng lá trà xanh giúp giảm thiểu cơn ê buốt khó chịu và diệt khuẩn làm sạch khoang miệng hiệu quả

Cách thực hiện: Bạn có thể nhai lá trà xanh tươi trực tiếp trong vòng 5 phút hoặc đun sôi để lấy nước súc miệng. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày và kiên trì trong ít nhất trong 2 tuần sẽ đạt hiệu quả cải thiện cảm giác ê buốt khó chịu nhanh chóng. 

Lá bàng non trị răng ê buốt kéo dài

Lá bàng non có chứa các hoạt chất diệt khuẩn, kháng viêm tự nhiên và được ứng dụng để điều trị các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm loét miệng, hôi miệng và tình trạng ê buốt răng kéo dài… 

Cách thực hiện: Rửa sạch vài lá bàng non, cho vào máy xay nhuyễn cùng vài hạt muối cùng 300ml nước. Lọc bỏ phần bã lá để lấy nước cốt. Dùng nước cốt này để súc miệng 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần súc khoảng 10 phút cho các tinh chất ngấm vào vị trí ê buốt và giảm thiểu mức độ triệu chứng. 

Rượu cau

Dùng rượu cau là một trong những mẹo dân gian trị răng ê buốt kéo dài hiệu quả. Vì theo nhiều nghiên cứu trong rượu cau có chứa thành phần kháng viêm, phòng ngừa sâu răng, viêm nướu và cải thiện tình trạng ê buốt khó chịu. 

Cách thực hiện

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý trước, dùng một lượng nhỏ rượu cau và dùng để súc miệng trong vòng 15 phút. 
  • Thực hiện 3 lần/ ngày vào mỗi buổi sáng thức dậy, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Kiên trì trong vòng 1 tháng sẽ cải thiện triệu chứng răng ê buốt kéo dài rõ rệt. 

Nhân quả óc chó sống

Theo nhiều nghiên cứu, nhân quả óc chó sống chứa hàm lượng cao các chất như canxi, axit linoleic, phospho… đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện các dây thần kinh răng và giảm cảm giác ê buốt răng kéo dài. 

Cách thực hiện: Trước tiên bạn súc miệng bằng nước muối để làm sạch khoang miệng. Sau đó nhai 20gr nhân quả óc chó sống, chú ý nhai kỹ, chậm rãi và từ từ trong vòng 3 – 5 phút. Nên thực hiện 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả rõ rệt. 

2. Điều trị bằng thuốc Tây

Răng ê buốt kéo dài thực chất không phải là bệnh lý mà chỉ là một triệu chứng của các vấn đề răng miệng. Do đó không có loại thuốc nào dùng để chữa ê buốt răng theo đường uống cả, thay vào đó chỉ có thể sử dụng các loại gel chống ê buốt. Đây được xem là một trong những liệu pháp được nhiều người áp dụng vì đem lại hiệu quả. 

Răng ê buốt kéo dài
Răng ê buốt kéo dài sẽ được chỉ định dùng các loại gel chống ê buốt, thuốc giảm đau và bổ sung các viên uống vitamin khoáng chất
  • Thuốc gel bôi chống ê buốt răng: Một số loại phổ biến như SensiKin Gel, Enamel Pro Varnish, GC Tooth Mousses, Emoform Gel…. 
  • Viên uống bổ sung vitamin & khoáng chất: Răng ê buốt kéo dài cũng có thể do thiếu hụt vitamin khoáng chất. Lúc này, bạn nên bổ sung các hoạt chất như canxi, vitamin C, vitamin A, vitamin B, vitamin D…
  • Thuốc giảm đau: Đây là loại thuốc dạng uống duy nhất được chỉ định sử dụng cho những người bị răng ê buốt kéo dài. Thường dùng nhất là thuốc giảm đau paracetamol, thuốc kháng sinh (amoxicillin, tetracyclin, spiramycin…), thuốc aspirin. 

Lưu ý: Việc dùng thuốc trị răng ê buốt kéo dài dù là loại thuốc nào hay liều lượng ra sao cũng đều cần phải tuân thủ theo chỉ định của chuyên gia, bác sĩ. Tuyệt đối người bệnh không được tự ý mua thuốc bên ngoài để dùng để tránh những rủi ro gây hại cho sức khỏe. 

3. Can thiệp điều trị nha khoa 

Răng ê buốt kéo dài mức độ nghiêm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm ngay cả khi áp dụng các biện pháp vừa kể trên, tốt nhất bạn nên đến trực tiếp cơ sở nha khoa để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà giải pháp điều trị sẽ khác nhau như: 

Răng ê buốt kéo dài
Liệu pháp florua, hàn trám răng, bọc sứ, chữa tủy… là những giải pháp điều trị bệnh lý khiến răng ê buốt kéo dài
  • Liệu pháp Florua: Đây là biện pháp đơn giản nhất giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng răng ê buốt kéo dài do men răng bị bào mòn mức độ nhẹ. Giải pháp này được thực hiện tại nhà khoa, bác sĩ sẽ bổ sung hỗn hợp dung dịch flour vào vùng răng nhạy cảm này. Cách này giúp thúc đẩy cơ chế tự phục hồi men răng chắc khỏe, giảm đau nhức và các cơn ê buốt khó chịu, đặc biệt phòng ngừa sâu răng hiệu quả. 
  • Hàn trám răng sâu: Trường hợp bị răng ê buốt kéo dài do sâu răng nhẹ sẽ được yêu cầu hàn trám bít lỗ hổng để bảo vệ hệ thống mạch máu, ngà răng và tủy răng. 
  • Bọc răng sứ: Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa hiện đại có tính thẩm mỹ cao giúp phục hồi tính thẩm mỹ cao. Không chỉ khắc phục được các vấn đề như răng ố vàng, xỉn màu, nứt vỡ, gãy mẻ… một cách hiệu quả. Tùy theo nhu cầu mong muốn và điều kiện kinh tế của từng người mà chọn lựa răng sứ kim loại hoặc răng toàn sứ. 
  • Chữa tủy: Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện cho những trường hợp mắc bệnh răng miệng nghiêm trọng dẫn đến viêm tủy răng. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định chữa tủy trước bằng cách loại bỏ phần tủy viêm đã bị hoại tử nằm sâu trong thân răng, sau đó trám bít lại ống tủy bị hở và áp dụng các biện pháp hàn trám hoặc bọc răng sứ để phục hồi chức năng răng. 

Biện pháp dự phòng tình trạng răng ê buốt kéo dài

Việc điều trị tình trạng răng ê buốt kéo dài thường không quá phức tạp, dù xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý đều có thể xử lý được nhờ các phương pháp, kỹ thuật nha khoa hiện đại. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe răng miệng ổn định, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa răng ê buốt kéo dài ngay từ sớm: 

Chăm sóc vệ sinh răng miệng

Giữ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là giải pháp tốt nhất để phòng ngừa tình trạng răng ê buốt kéo dài. Cụ thể với các biện pháp sau: 

Răng ê buốt kéo dài
Chải răng thường xuyên và đúng kỹ thuật để tăng khả năng làm sạch răng, giảm nguy cơ bị ê buốt kéo dài
  • Đánh răng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, khi chải răng cần chú ý về kỹ thuật, chải theo chiều dọc và không chải quá mạnh. Nên chọn bàn chải răng có đầu lông mềm mại hoặc dùng bàn chải điện có đầu chải xoay tròn để loại bỏ các mảng bám còn sót lại trên thân răng, kẽ răng. 
  • Dùng kem đánh răng/ nước súc miệng dành cho răng nhạy cảm: Theo khuyến cáo của chuyên gia nha sĩ, những người có hàm răng nhạy cảm nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng có chứa các hoạt chất như Potassium Nitrate hoặc Strontium Acetate giúp chống ê buốt hiệu quả. 
  • Dùng chỉ nha khoa: Kết hợp dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ các mảng bám thức ăn thừa trong kẽ răng, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm và mắc các bệnh lý viêm nhiễm. 

Răng ê buốt kéo dài nên ăn gì, kiêng gì?

Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp phòng ngừa nguy cơ phát sinh răng ê buốt kéo dài. 

Răng ê buốt kéo dài
Tránh các thực phẩm nhiều đường, quá chua cay, nóng lạnh để giảm kích ứng men răng, phòng ngừa răng ê buốt kéo dài

Thực phẩm nên ăn

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như bông cải xanh, các loại đậu, hạt (như hướng dương, hạnh nhân…); 
  • Các món canh, súp loãng được chế biến thanh đạm với thịt, nấm, trứng… vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa đem lại cảm giác ngon miệng, kích thích vị giác. 
  • Thường xuyên uống sữa giàu canxi để giúp răng chắc khỏe. Không những vậy, trong sữa có chứa nồng độ pH cao giúp cân bằng nồng độ acid trong khoang miệng. 

Thực phẩm cần kiêng

  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm có tính acid như nước ngọt có gas, bánh kẹo nhiều đường, trái cây có múi (cam, quýt, bưởi), thực phẩm lên men… để tránh làm kích thích men răng;
  • Các loại thực phẩm có nhiệt độ cao như quá nóng hoặc quá lạnh như kem lạnh hay các món ăn còn đang sôi sùng sục; 
  • Thực phẩm chua cay, nhiều gia vị, quá mặn vì theo thời gian men răng sẽ bị bào mòn, gây tổn thương và khiến răng trở nên ê buốt khó chịu. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng răng ê buốt kéo dài cũng như cách điều trị, chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và duy trì hàm răng trắng sáng, bạn cần chú ý về chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng cũng như thăm khám nha khoa định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề răng miệng và có hướng điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 00:47 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:47 - 06/06/2023
Chia sẻ:
Răng bị ê buốt lung lay Răng Bị Ê Buốt Lung Lay Là Bị Gì? Giải Pháp Khắc Phục

Răng bị ê buốt lung lay là vấn đề răng miệng khá phổ biến và gây ra những ảnh hưởng…

Nước súc miệng chống ê buốt răng 7 Nước Súc Miệng Chống Ê Buốt Răng Được Ưa Chuộng

Nước súc miệng chống ê buốt răng có chứa các thành phần hỗ trợ quá trình tái khoáng men răng,…

Kem đánh răng giảm ê buốt 8 Loại Kem Đánh Răng Chống Ê Buốt Được Đánh Giá Tốt

Kem đánh răng chống ê buốt được sử dụng trong trường hợp răng nhạy cảm, gặp phải tình trạng nhói…

Cách giảm ê buốt răng khi tẩy trắng 10 Cách Giảm Ê Buốt Răng Khi Tẩy Trắng Dễ Thực Hiện Nhất

Tẩy trắng răng là một trong những kỹ thuật nha khoa hiện đại đem lại tính thẩm mỹ tức thì…

Có nhiều nguyên nhân khiến răng bị buốt khi uống nước lạnh Uống Nước Lạnh Bị Buốt Răng – Biện Pháp Xử Lý Hiệu Quả

Uống nước lạnh bị buốt răng là một trong những tình trạng hay xuất hiện ở nhiều người. Do nhiều…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua