Theo thống kê có khoảng 60 – 90% phụ nữ bị rạn da sau khi sinh, các vết rạn này tồn tại trên da gây mất thẩm mỹ khiến các chị em bị mất tự tin trong cuộc sống. Làm sao để lấy lại làn da mịn màng và các phương pháp làm mờ vết rạn da sau khi sinh luôn là chủ đề được các chị em quan tâm.

1. Rạn da là gì?
Da được cấu tạo bởi 3 phần là lớp biểu bì, trung bì và hạ bì. Trung bì là nơi hình thành nên độ đàn hồi chính của da. Vết rạn da thông thường sẽ xuất hiện ở lớp này.
Rạn da là những đường rãnh hình dạng dài, hẹp thường xuất hiện ở những vùng da mỏng, yếu. Nó xảy ra khi da bị kéo căng quá mức mà cơ thể không thể thích nghi kịp. Đây là hậu quả của việc da bị biến đổi, số lượng của collagen và elastine trong da bị giảm sút. Lúc này da bị mất đi tính đàn hồi và gây mất thẩm mỹ.
2. Nhận diện các vết rạn trên da
Tùy theo nguyên nhân, thời gian xuất hiện và vị trí mà biểu hiện của các vết rạn trên da thường không giống nhau.
Các vết rạn da thường biểu hiện thành những vùng nhỏ, được hình thành qua hai giai đoạn. Ở giai đoạn đầu tiên, nó chỉ là những vệt đỏ, tím xuất hiện ở vùng bụng, đùi, hông không gây ngứa ngáy hay đau rát. Ở giai đoạn sau, các vết rạn chuyển sang màu trắng, tạo nên những vết lõm khiến bề mặt da trở nên sần sùi.
3. Nguyên nhân dẫn đến rạn da khi mang thai
Vết rạn hình thành do da bị căng giãn quá mức. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rạn da như di truyền, béo phì, sự phát triển của dậy thì,… Tuy nhiên, mang thai là nguyên nhân gây ra rạn da mà ta thường gặp nhất. Theo nghiên cứu, có đến 90% phụ nữ bị rạn da sau khi sinh.
Khi phụ nữ mang thai vùng rạn thường xuất hiện ở vùng bụng, đùi, ngực… Trong quá trình mang thai, da bị căng giãn quá nhanh khiến cho các sợi collagen và elastin không kịp thích ứng gây nên đứt gãy. Các vết đứt gãy này tập trung lại tạo thành những vết rạn nứt.
Thời điểm xuất hiện rạn da không phải ai cũng như nhau. Nó còn phụ thuộc vào tính di truyền, cơ địa và mức độ tăng cân của người mẹ. Thông thường rạn da sẽ xuất hiện ở tuần thứ 14, các chị em nên có kế hoạch phòng tránh vết rạn từ tuần thứ 10 của thai kỳ.
4. Các phương pháp điều trị rạn da cho mẹ sau khi sinh
Dưới đây là một số phương pháp điều trị giúp làm mờ vết rạn da sau sinh, các chị em có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất.
Mẹo hỗ trợ điều trị rạn da sau sinh tại nhà cho mẹ
Các liệu pháp tự nhiên với nguồn nguyên liệu dễ kiếm, tiết kiệm, an toàn và không gây kích ứng da rất được các chị em phụ nữ ưu tiên sử dụng.
Dùng dầu dừa để massage

Dầu dừa là nguyên liệu được làm từ thiên nhiên, không chứa hóa chất, được các chị em ưu tiên lựa chọn trong việc chăm sóc sắc đẹp. Để hạn chế tình trạng bị rạn da, bạn có thể sử dụng dầu dừa để massage, giúp máu lưu thông giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho da.
Cách thực hiện tương đối đơn giản, bạn chỉ cần đổ lên lòng bàn tay một lượng dầu dừa vừa phải, massage tại vùng da bị rạn. Sau đó nằm thư giản nghĩ ngơi khoảng 30 phút rồi tắm lại bằng nước sạch.
Lòng trắng trứng gà
Lòng trắng trứng gà cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị làm mờ vết rạn.
Đầu tiên bạn cần làm sạch vùng da bị rạn. Lấy hai lòng trắng trứng gà đánh đều, thoa lên vùng da cần điều trị đợi cho khô, sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh. Để da không bị khô bạn có thể bôi một ít dầu ôliu giúp dưỡng ẩm cho da.
Đường

Đường là một nguyên liệu khá phổ biến có thể dễ dàng tìm thấy. Nó có khả năng tẩy tế bào chết giúp làm mờ vết rạn.
Bạn tạo một hỗn hợp tẩy tế bào chết với các nguyên liệu sau: 1 thìa cà phê đường, dầu hạnh nhân, vài giọt chanh. Khi tắm, bạn sử dụng hỗn hợp này để tiến hành tẩy tế bào chết cho da, giúp hỗ trợ làm mềm vết rạn, giúp da tươi sáng.
Nha đam
Đầu tiên, bạn cần lấy một lượng nha đam vừa phải , rửa sạch gọt bỏ bớt lớp vỏ xanh để lại phần thạch trắng ở bên trong. Phần chất lỏng nhớt bên trong phần thạch trắng gọi là gel nha đam. Lấy phần gel thoa trực tiếp lên da, massage nhẹ nhàng trong vài phút. Đợi đến khi gel khô lại thì tiến hành rửa sạch bằng nước ấm.
Bạn cũng có thể pha gel nha đam này với dầu vitamin A hoặc E để thoa lên da mỗi ngày hai lần.
Nước cốt chanh

Chanh có tác dụng làm sáng những vết rạn vẫn còn màu đỏ hoặc nâu và không gây ra tác dụng phụ nào.
Cách sử dụng nước cốt chanh để làm mờ vết rạn da rất đơn giản. Bạn lấy một lượng nước cốt chanh đủ dùng, thoa lên vùng da bị rạn ở đùi, bụng, ngực,… Sau đó tiến hành massage nhẹ nhàng trong vài phút thì rửa sạch lại bằng nước ấm.
Chanh tươi giúp tẩy đi tế bào chết và bụi bẩn dưới da. Nước cốt thấm vào da giúp làm mờ vết rạn và dưỡng da mịn màng.
Hỗn hợp nghệ và sữa chua
Bột nghệ rất tốt trong việc điều trị các vấn đề về da. Sữa chua chứa nhiều vitamin cùng tính chất dịu nhẹ có khả năng dưỡng trắng, làm mềm mịn da.
Cho sữa chua và bột nghệ vào một chén nhỏ, trộn đều tạo nên một hộn hợp sền sệt. Bạn tiến hành bôi hỗn hợp này lên vùng da đã làm sạch, massage nhẹ nhàng khoảng 15 – 20 phút sau đó làm sạch da.
Nên áp dụng cách này 3 – 4 lần/tuần để mang lại hiệu quả.
Một số biện pháp tiên tiến giúp điều trị rạn da sau sinh
Với sự phát triển của y học hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị giúp làm mờ vết rạn da nhanh chóng sau khi sinh. Tuy nhiên, ở mỗi phương pháp đều có những ưu điểm cũng như hạn chế khác nhau. Các chị em cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất.
Điều trị rạn da bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật rạn da là phương pháp sử dụng phẫu thuật để cắt bỏ vùng da bị rạn trên cơ thể. Phương pháp này thường được sử dụng ở các trường hợp bị rạn da nặng, da chùng và mỡ thừa nhiều.

Ưu điểm mà phương pháp này mang lại là chỉ tiến hành trong 1 lần duy nhất, mang lại hiệu quả triệt để. Bạn có thể tạo hình thẩm mỹ bằng cách kết hợp cắt bỏ lớp mỡ thừa, da thừa trên bụng.
Tuy nhiên, do đây là phương pháp phẫu thuật nên sẽ gây đau đớn, cần có thời gian dài để nghĩ ngơi và phục hồi. Đây là phương pháp có tính rủi ro và chi phí cao, mà hiệu quả nó mang lại thì sau 6 tháng mới có thể đánh giá được.
Điều trị rạn da bằng liệu pháp ánh sáng Laser
Liệu pháp ánh sáng Laser sử dụng sung sóng siêu âm hội tụ laser để làm mờ vết rạn. Vùng da rạn khi bị năng lượng này tác động vào sẽ khiến cho các sợi collagen già cỗi co lại, kích thích tạo ra lượng collagen mới làm da săn chắc mờ vết rạn.
Phương pháp điều trị này có ưu điểm là không xâm lấn vào da gây đau đớn. Nó mang lại hiệu quả cao đối với những trường hợp da bị rạn nhẹ. Khi điều trị bằng phương pháp này bạn sẽ không phải mất thời gian để phục hồi.
Tuy nhiên, phương pháp này khá phức tạp, bị hạn chế vùng điều trị. Bạn cần phải tiến hành điều trị trong thời gian dài từ 6 – 12 tháng với chi phí tương đối cao. Đối với những trường hợp da bị rạn nặng thì cách điều trị này mang lại hiệu quả không cao. Không tương thích với đặc điểm da của người Châu Á.
Điều trị rạn da bằng kim lăn
Phương pháp sử dụng kim lăn với những đầu kim siêu nhỏ để có thể đi sâu vào cấu trúc da, gây nên “tổn thương giả” để kích thích cơ chế tự làm lành vết thương của da, thúc đẩy sản xuất ra collagen.

Đây là một phương pháp điều trị đơn giản, chi phí rẻ, mang lại hiệu quả cao và đặc biệt không để lại sẹo gây tổn thương cho lớp biểu bì.
Tuy nhiên, khi thực hiện bằng phương pháp này thì thời gian điều trị tương đối dài, có sự hạn chế trong vùng điều trị. Nếu kim lăn không được đảm bảo vệ sinh hoặc là chăm sóc không cẩn thận sau khi lăn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng.
Điều trị rạn da bằng phương pháp mài da siêu dẫn, lột da Peeling
Phương pháp này làm mờ vết rạn bằng cách dát phẳng vết rạn. Những vết rạn trên da sẽ được mài mòn bằng những hạt kim cương nhỏ có độ thô, mịn khác nhau gắn trên đầu pla-tin. Khi thực hiện bằng phương pháp này, vết rạn sẽ trở nên mềm và nhạt hơn.
Ưu điểm của phương pháp này là không phẫu thuật hay xâm lấn da gây đau đớn, không cần thời gian phục hồi. Các vết rạn sẽ trở nên khó thấy hơn.
Tuy nhiên, thời gian điều trị của phương pháp này tương đối dài, nếu làm quá lâu sẽ gây nám tổn thương đến da. Phương pháp này bị hạn chế vùng điều trị và có chi phí tương đối cao mà hiệu quả nó mang lại không đáng kể.
Bôi kem trị rạn da
Sử dụng kem trị rạn da là một phương pháp đơn giản và đáp ứng được nhu cầu của nhiều chị em. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm kem trị da được sản xuất ở trong và ngoài nước. Thành phần Retin – A trong kem giúp loại bỏ các tế bào chết kích thích tạo tế bào mới.
Kem bôi trị rạn da có chi phí tương đối rẻ, các chị em có thể mua về và sử dụng tại nhà.
Tuy nhiên, việc thoa kem chỉ có tác dụng phòng ngừa, nó không thể tác động sâu vào bên trong da nên không mang lại hiệu quả. Hiện nay, kem trị rạn da được bán rất nhiều trên thị trường nhưng nguồn gốc và xuất xứ của nó tương đối phức tạp, không đảm bảo an toàn.
5. Cách chăm sóc vùng da bị rạn sau khi sinh
Sau đây là cách chăm sóc vùng da bị rạn sau sinh giúp chị em có thể kiểm soát vùng da bị rạn, rút ngắn thời gian xóa mờ vết rạn da:
- Sử dụng các loại kem dưỡng da được làm từ các thành phần thiên nhiên, chứa nhiều vitamin A, E giúp kích thích tái tạo da, thúc đẩy quá trình phục hồi da.
- Sau quá trình mang thai, da bị mỏng hơn rất nhiều, bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm tăng độ ẩm cho da, giúp da không bị khô.
- Massage vùng da bị rạn thường xuyên bằng một số loại dưỡng chất có thành phần giúp tái tạo da, tẩy tế bào chết. Có thể sử dụng kết hợp với các tinh chất thiên nhiên như nước hoa hồng giúp xóa bỏ đi vết rạn.
- Bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý để vừa có đủ sữa cho con vừa giúp bản thân có sức khỏe tốt.
- Nên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E, kẽm… Những thành phần này có tác dụng tăng collagen trong da, giúp da phục hồi nhanh chóng
- Uống nhiều nước giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Xông hơi thường xuyên giúp thông thoáng các lỗ chân lông, loại bỏ các bụi bẩn làm cho da trở nên săn chắc và mờ vết rạn.

Rạn da luôn là nỗi ám ảnh đối với các bà mẹ sau sinh, những vết rạn nó sẽ không tự biến mất theo thời gian. Mặc dù, không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó khiến chị em bị mất tự tin trong cuộc sống. Hy vọng, với những chia sẽ trên có thể giúp các chị em lựa chọn được phương pháp làm mờ vết rạn da phù hợp nhất, nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng và sự tự tin trong cuộc sống.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!