Khàn tiếng – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị khàn tiếng, thay đổi về âm lượng, cao độ của giọng nói như polyp thanh quản, cảm lạnh, viêm họng,… Với căn bệnh này, người bệnh cần phải điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Khàn tiếng
Khàn tiếng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân

13 nguyên nhân gây khàn tiếng phổ biến

Khàn tiếng là tình trạng người bệnh bị thay đổi giọng nói đột ngột, nói không ra tiếng. Giọng trở nên bị khàn đục, âm lượng giảm dần hoặc có thể mất tiếng. Kèm theo tình trạng khản tiếng, người bệnh sẽ bị sốt nhẹ, đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, rát cổ họng thường xuyên,… Bệnh lý này có thể do một trong những nguyên nhân sau gây ra.

1. Viêm thanh quản

Một số bệnh nhân bị khan tiếng do tính chất công việc phải nói quá nhiều như giáo viên, ca sĩ, tư vấn viên, nhân viên bán hàng,… Với những công việc này, người bệnh phải nói to và nhiều trong khoảng thời gian dài khiến cho dây thanh quản bị viêm. Bệnh nhân nên học một khóa giao tiếp để dây thanh quản không bị quá tải và kiểm soát được giọng nói của mình.

2. Viêm họng, viêm amidan

Thời tiết chuyển mùa là nguyên nhân khiến người bệnh rất dễ bị viêm họng, viêm amidan. Bệnh diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ gây khản tiếng, đau rát họng kéo dài, ngứa rát cổ họng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

3. Polyp dây thanh âm hoặc u nang dây thanh âm

Về cơ bản, những khối u trên dây thanh âm sẽ khiến người bệnh bị khàn tiếng, khó phát ra âm thanh, giọng nói yếu ớt. Hầu hết bệnh nhân mắc phải tình trạng này đều do lạm dụng giọng nói. Đây là những bệnh lý khá nguy hiểm, người bệnh nên kiểm soát sớm, tránh bị mất tiếng hoàn toàn.

4. Trào ngược dạ dày thực quản

Khàn tiếng
Khàn tiếng do bị trào ngược dạ dày thực quản

Khi mắc phải căn bệnh này, chất dịch axit trong dạ dày sẽ nhanh chóng bị trào ngược lên vòm họng. Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến bệnh nhân bị khàn tiếng. Vào buổi sáng, bệnh nhân có xu hướng bị khản tiếng nhiều hơn. Đôi khi bệnh nhân không bị ợ hơi, ợ chua khi bị trào ngược dạ dày nên rất khó nhận biết.

5. Dị ứng

Tình trạng thay đổi thời tiết đột ngột hoặc tiếp xúc với một số chất gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi, lông động vật,… sẽ khiến người bệnh bị chảy nước mũi, ngứa mắt. Nếu bệnh kéo dài, các chất dịch, vi khuẩn ở mũi sẽ nhanh chóng tấn công vòm họng và gây khan tiếng, đau rát cổ họng.

6. Tình trạng tuyến giáp

Một số bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp cũng rất dễ bị khàn tiếng. Tuyến giáp bị phình to sẽ khiến cho vùng cổ bị chèn ép, gây nghẹn họng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng giao tiếp và giọng nói.

7. Tiếp xúc hoặc sử dụng các chất kích thích khác

Uống rượu, bia hoặc các loại nước có ga sẽ không tốt cho vòm họng. Những chất này không chỉ khiến sức khỏe giảm sút mà khiến cho cổ họng ngày càng bị đau rát, khàn tiếng, khó chịu. Ngoài ra, một số chất trong kem đánh răng hoặc tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa cũng khiến bệnh nhân mắc bệnh khản tiếng.

8. Hút thuốc

Hút thuốc lá nhiều hoặc ngửi mùi thuốc lá thụ động có thể khiến bệnh nhân bị khản tiếng. Các thành phần trong thuốc lá gây ảnh hưởng và kích thích vòm họng. Lâu dần, người bệnh có cảm giác khó nuốt, đau rát họng và khan tiếng trong khoảng thời gian dài.

9. Sử dụng corticosteroid dạng hít lâu dài

Những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn hoặc phổi tắc nghẽn mạn tính có thể khiến giọng bệnh nhân nhanh chóng bị khàn. Nguyên nhân là do người bệnh sử dụng corticosteroid liên tục trong khoảng thời gian dài.

10. Ung thư

Khàn tiếng
Ung thư tuyến giáp là một trong những nguyên nhân gây khàn tiếng

Một số bệnh lý liên quan đến ung thư như ung thư cổ họng, thanh quản, tuyến giáp, u lympho,… sẽ khiến người bệnh bị khàn giọng. Bên cạnh đó, một số căn bệnh như ung thư vú, phổi,… rất dễ gây chèn ép lên dây thanh quản và gây ra hiện tượng khản giọng.

11. Chấn thương

Các tai nạn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, nội soi phế quản, phẫu thuật đặt nội khí quản,… sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến vùng cổ họng. Rất nhiều trường hợp dây thanh quản bị chèn ép và dẫn đến hiện tượng khàn tiếng.

12. Chứng khó phát âm do co thắt

Đây là hiện tượng bất thường ở cơ thể con người do chứng khó phát âm. Một số bệnh nhân bị rối loạn vùng hạch, gây ảnh hưởng đến tâm lý và hệ thần kinh. Tình trạng này sẽ khiến cho các khối cơ sở ở vùng thanh quản nhanh chóng bị co thắt và gây ra hiện tượng vỡ giọng, khàn tiếng.

13. Liệt dây thần kinh thanh quản

Trong quá trình phẫu thuật, dây thần kinh thanh quản rất dễ bị tổn thương. Thông thường, một số phẫu thuật như tim, đầu, cổ, tuyến giáp,… sẽ ảnh hưởng đến thanh quản nhiều nhất. Điều này vô tình khiến bệnh nhân bị khan tiếng, khàn giọng.

Cách chữa khản tiếng hiệu quả nhất

Với căn bệnh khan tiếng, người bệnh cần phải tiến hành chữa trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc biệt, bệnh lý này do nhiều nguyên nhân gây ra nên bệnh nhân cần sớm thăm khám để bác sĩ phát hiện kịp thời và có phương pháp kiểm soát tốt nhất. Dưới đây là một số cách chữa khản tiếng hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo.

1. Áp dụng bài thuốc dân gian

Nếu người bệnh bị khan tiếng ở mức độ nhẹ, do một số nguyên nhân gây ra như viêm họng, trào ngược dạ dày, uống nhiều nước đá lạnh, thời tiết thay đổi,… bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp dân gian. Những cách chữa trị này hầu hết có nguyên liệu từ tự nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị bệnh còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

# Mật ong và chanh

Các nghiên cứu cho thấy, mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao. Người bệnh khản tiếng sử dụng mật ong không chỉ kiểm soát tình trạng khan tiếng, đau rát mà còn ức chế các loại vi khuẩn phát triển nhanh. Đặc biệt, chanh tươi có chứa thành phần vitamin C, giúp làm dịu giọng, thanh giọng. Chỉ cần kết hợp hai nguyên liệu này theo đúng phương pháp, bệnh nhân có thể dễ dàng đẩy lui tình trạng khan tiếng.

Khàn tiếng
Mật ong và chanh là sự kết hợp hoàn hảo giúp kiểm soát khàn tiếng hiệu quả

Cách thực hiện như sau:

  • Đem chanh tươi rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng
  • Tiếp đến, bạn trộn chanh tươi với mật ong để tạo thành hỗn hợp
  • Lấy từng lát chanh ngậm vào họng trong khoảng 15 – 20 phút
  • Thực hiện liên tục mỗi ngày để bệnh nhanh chóng khỏi

# Quất chưng đường phèn

Trong quả quất có chứa nhiều vitamin C và các dưỡng chất giúp làm giảm tình trạng đau rát họng. Đặc biệt, đường phèn có tác dụng làm dịu cổ họng, thanh giọng. Với phương pháp này, người bệnh cần thực hiện kiên trì thì triệu chứng bệnh mới được cải thiện.

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn đem quả quất rửa thật sạch và bỏ hạt bên trong
  • Tiếp đến, người bệnh cho đường phèn vào ngâm với quất trong khoảng 20 phút.
  • Sau đó, bạn cho hỗn hợp này vào hấp cách thủy khoảng 10 phút
  • Cuối cùng, lấy nước quất chưng đường phèn uống.
  • Mỗi ngày, bạn sẽ uống khoảng 2 lần, mỗi lần 2 muỗng

2. Sử dụng thuốc Tây y

Với những trường hợp bệnh nhân bị khan tiếng ở mức độ nặng, đã sử dụng các cách chữa trị tự nhiên nhưng không khỏi, người bệnh phải sử dụng thuốc Tây để điều trị. Hầu hết các loại thuốc trị khàn tiếng được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân là thuốc kháng sinh và kháng viêm. Những loại thuốc này có tác dụng kiểm soát, ức chế vi khuẩn phát triển và lây lan sang vị trí khác của vòm họng.

Khàn tiếng
Sử dụng thuốc Tây chữa khàn tiếng

Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh sử dụng trị khàn tiếng như:

  • Thuốc corticoid và histamine
  • Thuốc kháng sinh beta-lactam
  • Thuốc kháng sinh macrolid
  • Thuốc tác dụng tiêu đờm

Mặc dù thuốc Tây giúp chữa khản tiếng hiệu quả nhanh chóng nhưng chúng luôn có tác dụng phụ. Bệnh nhân có thể bị ngứa, sưng phù, buồn ngủ, choáng mặt, buồn nôn, hoa mắt,… Do đó, người bệnh cần phải thận trọng, tuân thủ đúng các hưởng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng, không được tự ý ngưng sử dụng. Bên cạnh đó, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc uống mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Khi nào thì người bệnh khàn tiếng cần đến gặp bác sĩ?

Hiện tại, các nghiên cứu đã chứng minh, bệnh nhân mắc bệnh khản tiếng có thể do một số bệnh lý nguy hiểm gây ra. Do đó, người bệnh không được chủ quan. Ngay khi thấy bản thân có dấu hiệu bị khan tiếng, bệnh nhân cần phải tiến hành thăm khám và chữa trị sớm. Người bệnh hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu gặp phải một số trường hợp sau.

  • Trẻ bị khàn tiếng dai dẳng, kéo dài trên 1 tuần và người lớn là trên 10 ngày.
  • Bị khàn tiếng, kèm theo tình trạng khó nuốt, khó thở, sốt, chóng mặt, buồn nôn,…
  • Bệnh nhân bị mất giọng đột ngột, không nói ra tiếng

Sau khi tiến hành thăm khám, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh uống thuốc, chụp X-quang, xét nghiệm công thức máu, cắt lớp vi tính họng,…Bệnh nhân cần phải thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh chóng khỏi.

LƯU Ý:

Nếu chẳng may mắc bệnh khản tiếng, ngoài việc khám chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cần phải chú ý một số vấn đề sau đây để bệnh nhanh chóng khỏi.

  • Tránh la hét, nói quá lớn, huýt sáo khiến cho dây thanh âm bị căng
  • Không được uống nước đá lạnh, khiến cho vòm họng bị viêm nhiều hơn
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cổ họng luôn có độ ẩm nhất định và làm loãng đờm
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafein
  • Tuyệt đối không được sống trong môi trường quá lạnh. Người bệnh có thể sử dụng máy làm ẩm không khí để làm thông thoáng đường thở, giúp họng dễ chịu hơn.
  • Tắm nước ấm và sử dụng các vật dụng như áo khoác, khăn choàng cổ để bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi
  • Ngậm kẹo chanh cũng là cách giúp bạn làm dịu cổ họng
  • Sử dụng khẩu trang để tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và chất gây kích ứng
  • Không nên khạc nhổ quá nhiều vì chúng có thể gây viêm dây thanh quản và kích thích vòng họng, khiến bệnh nhân bị khan tiếng nhiều hơn.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân khàn tiếng cũng như cách chữa hiệu quả nhất. Bệnh khan tiếng không được kiểm soát trong thời gian dài có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và giọng nói. Chính vì vậy, nếu nhận thấy bản thân mắc bệnh, bệnh nhân nên tiến hành chữa trị sớm để kiểm soát bệnh kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:58 - 31/05/2023 - Cập nhật lúc: 19:25 - 01/06/2023
Chia sẻ:
Nằm xuống là bị nghẹt mũi Hễ “nằm xuống là bị nghẹt mũi” là bị gì, làm sao chữa?

Rất nhiều người đang than phiền rằng cứ hễ nằm xuống là họ sẽ bị ngạt mũi. Đây cũng chính…

Bé bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh viêm họng. Vậy bé bị viêm họng…

Ích Phế Nam – Bài Thuốc Đặc Trị Bệnh Ho Từ Tinh Hoa 30 Vị Thuốc Cổ Phương Quý Hiếm

Ích Phế Nam là bài thuốc đặc trị bệnh ho mãn tính ho khan, ho gió, ho gà, ho có…

Sổ mũi đau họng – Ai cũng từng gặp, chữa khỏi không khó

Sổ mũi đau họng xảy ra khi cơ quan hô hấp trên bị viêm sưng do nhiễm trùng hoặc dị…

Các loại bệnh về đường hô hấp Các Loại Bệnh Về Đường Hô Hấp Thường Gặp và Lưu Ý

Sự xấu đi của môi trường sống, thời tiết thay đổi đột biến, nhất là vào mùa lạnh càng làm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua