Hở Van Tim Có Bị Hôi Miệng Không? Biện Pháp Khắc Phục

Hở van tim là bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng như đau thắt ngực, mệt mỏi, thở dốc, khó thở, hoa mắt, chóng mặt.. Ngoài ra, một số bệnh nhân bị hở van tim còn xuất hiện tình trạng hôi miệng, hơi thở có mùi. Đây cũng là lý do khiến nhiều người cho rằng hở van tim gây hôi miệng. Thực hư thông tin này thế nào, hở van tim có bị hôi miệng không? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 

Hở van tim có bị hôi miệng không?

Hở van tim là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra khi các van tim đóng lại không kín, khiến máu trào lại buồng tim khi co bóp. Bệnh được chia thành 4 loại là hở van 2 lá, 3 lá, hở van động mạch chủ và hở van động mạch phổi. Trong đó, ở mỗi dạng sẽ chia thành 4 mức độ khác nhau, trong đó, mức độ 4/4 là nặng và kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

hở van tim có bị hôi miệng không là thắc mắc chung của nhiều người
hở van tim có bị hôi miệng không là thắc mắc chung của nhiều người

Thông thường, các triệu chứng của hở van tim ở mức độ nhẹ, 1/4 thường rất khó phát hiện. Tuy nhiên, ở mức độ 2/4, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi kéo dài, tim đập nhanh, đánh trống ngực ngay cả khi không hoạt động gắng sức. Người hay choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, phù mắt cá chân hoặc bàn chân, ho khan, nhất là về đêm, không nằm thấp đầu được… 

Hở van tim thường gây ra các triệu chứng suy tim, rối loạn nhịp tim, có thể gây suy giảm chức năng của các cơ quan khác nhưng không có triệu chứng nào liên quan đến mùi hơi thở. Do đó, với thắc mắc hở van tim có gây hôi miệng không thì câu trả lời chính là không. Bệnh hở van tim không phải là nguyên nhân gây hôi miệng cho bạn. Tuy nhiên, dù hôi miệng có do hở van tim hay không thì khi có triệu chứng của một trong hai vấn đề này, bạn cũng cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. 

Nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp

Như vậy, với mắc hở van tim có bị hôi miệng không thì câu trả lời là không. Nếu bạn có các triệu chứng như hay choáng váng, tim đập nhanh, hay hồi hộp, đánh trống ngực kèm theo tình trạng hôi miệng thì rất có thể bạn đang gặp phải một số bệnh như bệnh phổi, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn thần kinh thực vật, stress, căng thẳng tâm lý…

Ngoài ra, tình trạng hôi miệng cũng thường do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như: 

  • Do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, không vệ sinh lưỡi, thức ăn bám nhiều trên răng, răng không được làm sạch đúng cách… tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.
  • Hôi miệng tạm thời do ăn nhiều hành tỏi, các thực phẩm có chứa chất làm hôi miệng như thuốc lá, rượu, thực phẩm chứa nhiều protein, đường… 
  • Do các bệnh lý từ miệng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm quanh thân răng, áp xe, viêm quanh implant, viêm nướu hoại tử lở loét… 
  • Do các bệnh lý về xương như bệnh viêm ổ răng khô, hoại tử xương, viêm tủy xương 
  • Do các bệnh lý toàn thân như nhiễm trùng hô hấp, trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh gan, thận, bệnh tiểu đường.. 
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị, do giảm tiết nước bọt theo tuổi tác, hội chứng Sjogren, tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị… 

Biện pháp khắc phục hôi miệng

Nhiều người thường cho rằng hở van tim là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Thế nhưng thực tế thì, tình trạng hôi miệng hoàn toàn không có liên quan đến bệnh hở van tim. Nếu bạn bị hôi miệng mà có các triệu chứng nghi ngờ là hở van tim thì cần xử lý như sau:

1. Thăm khám bác sĩ, nha sĩ

Hôi miệng thường do nhiều nguyên nhân gây ra, để điều trị hôi miệng thì trước hết bạn phải xác định được nguyên nhân gây hôi miệng của mình là gì. Thực tế, nhiều người có các triệu chứng của bệnh hở van tim kèm theo hôi miệng nên thường có các thắc mắc như hở van tim có bị hôi miệng không, hôi miệng có phải là triệu chứng của hở van tim hay không. Với tình trạng hôi miệng mà kèm theo nhiều triệu chứng khác, cách tốt nhất là bạn nên thăm khám nha khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. 

Hôi miệng do các nguyên nhân khách quan như thực phẩm thức uống gây mùi thì chỉ cần loại bỏ tác nhân gây mùi, sử dụng các phương pháp cải thiện mùi hôi miệng là được. Tuy nhiên, nếu hôi miệng do bệnh lý thì bạn phải điều trị tận gốc những bệnh mà mình đang gặp phải. Chỉ sau khi trị bệnh dứt điểm thì tình trạng hôi miệng mới biến mất. 

2. Cách làm giảm hôi miệng tại nhà

Song song với việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp làm giảm hôi miệng tại nhà. Phương pháp này chỉ thích hợp với người mắc hôi miệng ở mức độ nhẹ, không liên quan đến các bệnh lý trong cơ thể. Có thể kể đến như: 

  • Dùng hương nhu: Lấy 40g hương nhu rửa sạch, cho vào ấm sắc với 200ml nước, sau khi đun sôi thấy cô cạn thì dùng nước này để súc miệng 2 – 3 lần/ngày. Có thể thay thế bằng cách dùng tinh dầu đinh hương pha với nước ấm để súc miệng. 
  • Dùng trà xanh: Lấy 1 nắm lá trà xanh rửa sạch, vò nát, đun sôi với nước. Sau khi sôi thì tắt bếp, chắt ra cốc, thêm ít muối, khuấy đều cho tan rồi dùng nước này để súc miệng. 
  • Dùng lá và vỏ chanh: Lấy 1 nắm lá chanh tươi và 2 vỏ chanh tươi rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi đun với 300ml nước. Để sôi khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp, để nguội, cho vào chai, bảo quản ở ngăn mát. Dùng nước này để súc miệng 2 – 3 lần/ngày.
Dùng tinh dầu hương nhu hoặc hương nhu tươi (khô) đều có thể hỗ trợ giảm mùi hôi miệng
Dùng tinh dầu hương nhu hoặc hương nhu tươi (khô) đều có thể hỗ trợ giảm mùi hôi miệng

3. Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng 

Dù bị hôi miệng do bất kỳ nguyên nhân nào thì bạn cũng cần thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng của mình cho hợp lý để hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị. Một số thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách mà bạn nên thay đổi như sau:

  • Cẩn thận hơn trong việc vệ sinh răng miệng, tốt nhất nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày, không đánh răng ngay sau khi ăn. Chải răng thật kỹ để làm sạch mảng bám, loại bỏ sạch thức ăn thừa nhưng không chà xát quá mạnh để tránh tổn thương răng nướu.
  • Nên kết hợp với việc dùng chỉ nha khoa, chải lưỡi và súc miệng bằng nước muối để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng, tăng khả năng diệt khuẩn. 
  • Nên thay bàn chải 2 – 3 tháng 1 lần, không dùng một bàn chải qua lâu để đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa hôi miệng và các bệnh lý về răng miệng. 
  • Súc miệng với các loại nước súc miệng diệt khuẩn hoặc tự làm nước súc miệng tại nhà với gừng, muối, chanh hoặc các tinh dầu như đinh hương, hương nhu, bạc hà… 

4. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

Một trong những nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp là do chế độ ăn uống. Đặc biệt là do ăn quá nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng sulphur cao. Hợp chất sulphur dễ bay hơi thường xuất phát từ việc các vi khuẩn kỵ khí sinh sôi, phát triển phân giải nhiều protein gram âm gây mùi. Vì thế, trong chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt, để hỗ trợ hôi miệng, bạn cũng cần điều chỉnh một số vấn đề như: 

  • Hạn chế ăn các thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, các thực phẩm giàu protein, chất béo và các thực phẩm có nhiều đường
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, rượu, các đồ ăn thức uống chứa chất làm khô miệng vì chúng sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, làm tình trạng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn
  • Nên bổ sung các thực phẩm có thể hỗ trợ điều trị hôi miệng vào khẩu phần ăn mỗi ngày như sữa chua, gừng, táo, lê, trà xanh, việt quất, nam việt quất, bạc hà, cải xoăn, đu đủ… 
  • Tăng cường uống nhiều nước, cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, tốt nhất là từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày tùy vào thể trạng. 
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh mệt mỏi, căng thẳng, hạn chế thức khuya… 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc hở van tim có bị hôi miệng không và các biện pháp xử lý. Mặc dù hở van tim không gây hôi miệng, tuy nhiên, nếu tình trạng hôi miệng của bạn kéo dài, có nhiều triệu chứng bất thường thì tốt nhất nên thăm khám bác sĩ, nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 14:29 - 03/05/2022 - Cập nhật lúc: 14:30 - 03/05/2022
Chia sẻ:
Các loại kem đánh răng trị hôi miệng tốt nhất kèm giá bán

Việc tìm một loại kem đánh răng trị hôi miệng phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa và cải thiện vấn…

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng lưỡi trắng hôi miệng Lưỡi trắng hôi miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Lưỡi trắng hôi miệng là một hiện tượng thường gặp ở nhiều người, có thể xuất phát từ nhiều nguyên…

Thuốc trị hôi miệng Detoxic giá bao nhiêu, có phải lừa đảo?

Thuốc trị hôi miệng Detoxic là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất tại Nga nhằm mục đích giúp…

Trẻ bị hôi miệng – Nguyên nhân & cách xử lý ba mẹ cần biết

Vệ sinh răng miệng kém, uống ít nước, mắc các bệnh về nha khoa, nhiễm trùng đường hô hấp trên,...…

Trị Hôi Miệng Bằng Lá Trầu Không - Mẹo Dùng Lưu Truyền Trị Hôi Miệng Bằng Lá Trầu Không – Mẹo Dùng Lưu Truyền

Trị hôi miệng bằng lá trầu không là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Cách chữa này phù…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua