Gai cột sống chèn dây thần kinh và phương pháp điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Gai cột sống chèn dây thần kinh có thể gây ra các cơn đau và nhiều triệu chứng nghiêm trọng như tê bì tay chân, teo cơ, yếu liệt. Trường hợp dây thần kinh bị tổn thương nặng, người bệnh cần làm phẫu thuật để cắt bỏ gai nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Gai cột sống chèn dây thần kinh là gì?

Gai cột sống là bệnh lý chỉ sự xuất hiện của các mỏm xương nhỏ mọc ở một hoặc cả hai bên đốt sống. Gai xương thường cứng, có bề mặt xù xì hoặc sắc nhọn nên khi ma sát với phần mềm xung quanh có thể gây ra các cơn đau nhức dữ dội.

Gai cột sống chèn dây thần kinh
Gai cột sống chèn dây thần kinh là một dấu hiệu cho thấy bệnh đã bước vào giai đoạn nặng 

Bạn có thể bị gai xương ở một hay nhiều vị trí khác nhau trên cột sống cùng lúc, thường gặp nhất là ở cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng. Nguyên nhân là do các khu vực này phải hoạt động thường xuyên, liên tục dẫn đến căng giãn dây chằng và dễ bị tổn thương đốt sống. Lúc này, cơ thể sẽ bù đắp canxi vào để bù đắp tổn thương. Sự tích tụ của canxi sẽ tạo thành gai xương.

Bệnh gai cột sống ảnh hưởng chủ yếu đến lứa tuổi trung niên trở nên do ảnh hưởng của quá trình lão hóa xương khớp tự nhiên theo tuổi tác. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh như lao động nặng nhọc, chơi thể thao quá sức, chấn thương cột sống hoặc có tiền sử mắc bệnh thoái hóa cột sống.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Gai cột sống chèn dây thần kinh là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân có gai cột sống. Theo cấu tạo của con người, cơ thể chúng ta có tất cả 31 đôi dây thần kinh sống được phân bố rải rác hai bên cột sống, rễ thần kinh bắt đầu từ tủy sống. Gai xương khi phát triển dài ra có thể gây chèn ép, tổn thương cho các dây thần kinh nằm gần.

Tùy theo vị trí cột sống có gai mà người bệnh có thể bị chèn ép các dây thần kinh ở cổ, ngực hay vùng lưng dưới (thắt lưng). Đây là một dấu hiệu cho thấy bệnh gai cột sống đã bước vào giai đoạn nặng, nếu không được kiểm soát tốt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu gai cột sống chèn dây thần kinh

Đau nhức, tê bì ở khu vực có dây thần kinh bị gai cột sống chèn ép là những triệu chứng chung hầu hết bệnh nhân đều gặp phải. Ngoài ra, tùy vào vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng mà người bệnh còn bắt gặp thêm một số dấu hiệu bất thường khác. Cụ thể như sau:

Gai cột sống chèn ép dây thần kinh ở cổ:

Tình trạng này thường xảy ra ở những bệnh nhân bị gai cột sống cổ. Khu vực này có rất nhiều dây thần kinh và mạch máu đảm nhận nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu, đồng thời cung cấp máu cùng oxy lên nuôi dưỡng não bộ. Khi gai cột sống chèn dây thần kinh cổ, bạn có thể bị rối loạn tuần hoàn máu lên não, từ đó dẫn đến các triệu chứng như:

  • Suy giảm thính lực 
  • Nghe kém
  • Ù tai
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Ngất xỉu
  • Rối loạn huyết áp
  • Nhức mỏi vùng vai gáy
  • Cứng cổ, khó khăn khi xoay đầu
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Cánh tay hoặc các ngón tay bị tê bì, nhức mỏi, khó cử động
Gai cột sống chèn dây thần kinh cổ
Gai cột sống chèn dây thần kinh cổ có thể gây đau nhức vai gáy, tê bì tay

Gai cột sống chèn dây thần kinh ở ngực:

Khi gai cột sống hình thành ở cổ hoặc vùng lưng trên, bạn sẽ có nguy cơ bị chèn ép dây thần kinh ở cổ khá cao. Hiện tượng này có thể dẫn đến các cơn đau thần kinh liên sườn.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau ở ngực hoặc khu vực xương ức. Cơn đau có thể lan vào phía trong cột sống
  • Tê bì, có cảm giác như châm chích tại dây thần kinh bị chèn ép
  • Dây thần kinh liên sườn có hiện tượng đau từng cơn hoặc đau kéo dài
  • Cơn đau tăng nặng hơn mỗi khi người bệnh vận động mạnh, thay đổi tư thế hoặc ngay cả khi ho, hắt hơi.

Gai cột sống lưng chèn ép dây thần kinh tọa

Tình trạng này có thể bắt gặp ở bệnh nhân bị gai cột sống lưng. Gai xương khi phát triển có thể chèn ép và gây tổn thương cho hệ thống dây thần kinh tọa kéo dài từ tủy sống vùng thắt lưng cho tới tận cùng của chi dưới. 

Triệu chứng nhận biết:

  • Đau nhức ở vùng thắt lưng
  • Cơn đau lan cả xuống mông, đùi và bàn chân ở một bên chân
  • Cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội
  • Mỗi khi vận động hoặc ho, hắt hơi, người bệnh có cảm giác đau nhiều hơn
  • Không nhấc nổi chân khi rễ thần kinh bị tổn thương nặng
  • Teo cơ
  • Tê bì bàn chân
  • Mất tự chủ trong hoạt động tiểu tiện
  • Gặp khó khăn khi vận động, đi lại. Có trường hợp bị đau tới mức không thể đi lại được
  • Rối loạn vận động

Gai cột sống chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Hiện tượng gai cột sống chèn ép dây thần kinh là một triệu chứng nghiêm trọng. Nó báo hiệu bệnh gai cột sống đã bước vào giai đoạn nặng.

Bình thường, hệ thần kinh có vai trò liên kết toàn bộ cơ thể và giúp cho não bộ có thể chỉ huy được mọi hoạt động một cách bình thường. Tuy nhiên, khi dây thần kinh bị chèn ép, hoạt động dẫn truyền tín hiệu lên não bộ bị gián đoạn khiến người bệnh rối loạn chức năng vận động cùng nhiều triệu chứng khó chịu. Trường hợp dây thần kinh bị tổn thương nặng, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Teo cơ
  • Liệt nửa người
  • Liệt tay chân do bị tổn thương tủy sống

Khi bị liệt hay tàn phế, người bệnh sẽ mất khả năng đi lại, lao động và không thể tự chăm sóc bản thân, mọi hoạt động đều phải dựa vào người khác. Điều này không chỉ tạo gánh nặng cho người thân của họ mà còn cho xã hội.

Chẩn đoán gai cột sống chèn dây thần kinh

Các kỹ thuật được thực hiện trong quá trình chẩn đoán bệnh cho phép bác sĩ xác định được mức độ chèn ép của gai xương lên dây thần kinh, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.

Ngoài việc xem xét các triệu chứng lâm sàng, kiểm tra thể chất để tìm kiếm các dấu hiệu có liên quan và đánh giá chức năng vận động của cơ thể, bác sĩ có thể chỉ định một trong các xét nghiệm cận lâm sàng dưới đây để chẩn đoán gai cột sống chèn dây thần kinh.

chẩn đoán gai cột sống chèn ép dây thần kinh
Nhiều phương pháp được thực hiện để chẩn đoán mức độ chèn ép của gai cột sống lên dây thần kinh
  • Chụp X -Quang: Hình ảnh trên phim chụp X-quang sẽ ghi nhận lại vị trí của gai xương, kích thước gai, mức độ chèn ép vào dây thần kinh và sự thay đổi trong cấu trúc của cột sống.
  • Xét nghiệm điện học: Kỹ thuật này cho pháp đánh giá được mức độ tổn thương của rễ thần kinh khi bị gai xương chèn ép. Xét nghiệm điện học được thực hiện nhằm mục đích đo tốc độ truyền phát tín hiệu điện về não bộ hay các chi.
  • Chụp MRI (cộng hưởng từ): Phương pháp này có giá trị cao trong chẩn đoán gai cột sống chèn dây thần kinh. Tình trạng này sẽ được phát hiện sớm thông qua phim chụp. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương ở lớp đĩa sụn hay đĩa đệm nếu có.
  • Chụp CT scan: Mức độ chèn ép của gai xương lên dây thần kinh cũng như sự thay đổi của cấu trúc cột sống cũng được phản ánh thông qua chụp cắt lớp vi tính.

Cách điều trị gai cột sống chèn dây thần kinh

Tùy thuộc vào mức độ chèn ép và tổn thương của dây thần kinh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp bảo tồn hoặc phẫu thuật. Những cách chữa gai cột sống chèn dây thần kinh đang được áp dụng bao gồm:

1. Chườm nóng, chườm lạnh giảm đau

Chườm nóng, chườm lạnh có thể giúp tạm thời xoa dịu cảm giác đau ở dây thần kinh, giúp giảm hiện tượng sưng viêm cho khu vực bị tổn thương, đồng thời tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng cột sống.

Bạn hãy lấy 1 túi đá lạnh hoặc 1 chai nước nóng chườm vào vị trí bị đau. Để từ 10 – 15 phút cơn đau sẽ thuyên giảm hẳn. Mỗi ngày, bạn có thể chườm nhiều lần nhưng mỗi lần thực hiện cần cách nhau ít nhất 2 tiếng. Cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau dây thần kinh, hạn chế sự lệ thuộc vào thuốc tây chứ không giúp chữa khỏi bệnh gai cột sống.

2. Dùng thuốc chữa gai cột sống chèn dây thần kinh

Một số loại thuốc có thể được chỉ định để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh gai cột sống chèn dây thần kinh. Chẳng hạn như:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol
  • Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid: Ibuprofen, Diclofenac hay Meloxicam
  • Thuốc chống viêm Corticoid 
  • Vitamin nhóm B: B1, B2, B6, B12…
thuốc điều trị gai cột sống chèn dây thần kinh
Bệnh nhân bị gai cột sống chèn dây thần kinh có thể dùng thuốc để giảm nhẹ triệu chứng bệnh

Các loại thuốc trên có thể giúp xoa dịu cơn đau nhức, khó chịu và cải thiện tình trạng tê bì tay chân, giúp bệnh nhân vận động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, cần thận trọng sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ cho sức khỏe.

Để điều trị bệnh gai cột sống hiệu quả, an toàn, nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng thuốc Đông y thay cho Tây y. Mặc dù Đông y có tác dụng chậm nhưng giúp điều trị bệnh gai cột sống từ căn nguyên, hạn chế tái phát lâu dài và không gây tác dụng phụ. Bài thuốc trị gai cột sống chèn dây thần kinh được đông đảo bệnh nhân tin dùng nhất hiện nay là Quốc dược Phục cốt khang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT KHANG – Dứt điểm đau nhức, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép do gai cột sống

✅ Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang trị gai cột sống là thành quả sau nhiều năm nghiên cứu của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc được phát triển dựa trên cốt thuốc của người Tày và y pháp của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Dưới ánh sáng của y học hiện đại, Quốc dược Phục cốt khang được làm mới phù hợp với thể bệnh, cơ địa của người Việt hiện thời.

[VIDEO NGUỒN GỐC BÀI THUỐC QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT KHANG]

✅ Bài thuốc sở hữu công thức ĐỘC QUYỀN, kết hợp đồng thời 3 nhóm thuốc Quốc dược Giải độc hoàn – Quốc dược Bổ thận hoàn – Quốc dược Phục cốt hoàn. Từ đó tạo cơ chế điều trị đa chiều, tác động điều trị bệnh gai cột sống theo cơ chế “kép”: Tấn công căn nguyên gây bệnh ở sâu bên trong cơ thể, đánh bay gai xương, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, khôi phục khả năng vận động, dự phòng tái phát bệnh nhiều năm. TÌM HIỂU CHI TIẾT TẠI ĐÂY.

✅ Bảng thành phần vàng, phối chế theo tỷ lệ hoàn hảo, quy tụ hơn 58 vị thuốc hiệu quả hàng đầu trong điều trị bệnh xương khớp, như: Kê huyết đằng, Vua tầm gửi, dây đau xương, ngưu tất, đương quy, hầu vĩ tóc… Nguồn dược liệu đầu vào sạch chuẩn GACP-WHO, được kiểm định kỹ lưỡng nên có hàm lượng dược tính cao, không gây tác dụng phụ.

XEM THÊM: Quốc dược Phục cốt khang – Nhiều biệt dược chữa bệnh xương khớp LẦN ĐẦU TIÊN nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam

✅ Là bài thuốc thang, Quốc dược Phục cốt khang có thể gia giảm linh hoạt để đáp ứng cơ địa, tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

✅ Đặc biệt, thuốc được sắc sẵn, đóng lọ dưới dạng cao tinh chất hoặc viên hoàn. Người bệnh không cần tốn thời gian sắc thuốc.

✅ Tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bệnh nhân được kết hợp dùng thuốc với dùng cồn xoa bóp thảo dược, tư vấn chế độ ăn uống, luyện tập… nên gia tăng được hiệu quả điều trị.

Theo kết quả thống kê thực tế, có 95% người bệnh gai cột sống khỏi bệnh sau 3-5 tháng dùng thuốc.

XEM THÊM REVIEW: Chuyên gia, người bệnh phản hồi về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang ĐẶC TRỊ bệnh xương khớp

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng bất thường về xương khớp, hãy liên hệ ngay với Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả.

3. Vật lý trị liệu trị gai cột sống chèn ép dây thần kinh

Để giảm đau và giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh, chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn thực hành một số bài tập vận động phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập yoga, ngồi thiền, đi bộ nhanh, bơi lội hoặc tham gia các môn thể thao vừa sức để nâng cao sức khỏe cột sống, kích thích lưu thông máu đến vùng tổn thương, làm tăng sức bền cho các cơ, giúp dây thần kinh được thư giãn, đồng thời làm chậm sự phát triển của gai xương.

Bên cạnh đó, chuyên gia vật lý trị liệu có thể dùng máy để kéo giãn cột sống của bạn, làm giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh. Phương pháp này thường được kết hợp với liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, siêu âm trị liệu hay chiếu đèn hồng ngoại để giảm đau, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở dây thần kinh.

4. Điều trị gai cột sống chèn dây thần kinh bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là sự lựa chọn sau cùng cho các trường hợp bị gai cột sống chèn dây thần kinh. Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích cắt bỏ gai, giải phóng áp lực cho dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Các trường hợp được chỉ bệnh phẫu thuật bao gồm:

  • Gai cột sống chèn dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức dữ dội kéo dài
  • Người bị tê liệt các chi hoặc có nguy cơ bị tàn phế
  • Bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện
  • Trường hợp đã được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn nhưng không có hiệu quả.

Trong quá trình điều trị gai cột sống chèn dây thần kinh, bạn cần chú ý tránh khuôn vác đồ nặng, hạn chế đứng lâu, ngồi nhiều và có chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục phù hợp nhằm kiểm soát tốt cân nặng. Các trường hợp bị béo phì nên tham vấn ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn một chế độ giảm cân khoa học, tránh để cân nặng làm gia tăng áp lực lên cột sống và dây thần kinh khiến bệnh thêm nghiêm trọng.

Có thể bạn chưa biết

 

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 11:19 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 12:28 - 30/06/2023
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
Bài thuốc trị gai cột sống bằng cây xương rồng

Để trị gai cột sống bằng cây xương rồng, dân gian thường lấy thân cây nướng chườm vào chỗ đau…

Cách trị gai cột sống bằng hạt đười ươi hiệu quả theo dân gian

Trị gai cột sống bằng hạt đười ươi là cách chữa bệnh có nguồn gốc từ dân gian. Cách chữa…

Biểu hiện thường gặp của bệnh là đau dữ dội hoặc đau âm ỉ vùng thắt lưng Bệnh gai đốt sống L4 L5 là gì? Triệu chứng, Cách điều trị

Gai cột sống L4 L5 là tình trạng thường gặp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như ngồi…

Bệnh gai đôi cột sống S1 bẩm sinh điều trị như thế nào?

Gai đôi cột sống S1 bẩm sinh là thuật ngữ đề cập đến tình trạng khuyết tật của ống thần…

Mẹo chữa gai cột sống bằng lá lốt hiệu quả tại nhà

Mẹo chữa gai cột sống bằng lá lốt từ lâu đã được dân gian áp dụng để khắc phục bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua