Thông thiên

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Thông thiên được nhập khẩu vào nước ta với mục đích làm cảnh. Tuy nhiên, ngoài ý nghĩa này, loại cây này còn được các nhà khoa học nghiên cứu và điều chế làm thuốc trợ tim, giúp cải thiện tình trạng tim đập loạn, suy tim hoặc tim suy nhược sau mỗ hoặc nhiễm trùng. 

Thông thiên
Hình ảnh cây Thông thiên – Thảo dược chữa bệnh nhưng chứa nhiều độc

+ Tên khác: Huỳnh liên, hoàng hoa giáp trúc đào (tên tiếng Trung)

+ Tên khoa học: Thevetia peruviana hoặc Cascabela thevetia

+ Họ: Trúc đào Apocynaceae

I. Mô tả cây Thông thiên

1. Đặc điểm thực vật

Có thể nhận biết cây thông thiên qua các đặc điểm sau:

  • Cây có chiều cao trung bình từ 3 – 4 m, toàn cây có mủ hoặc nhựa màu trắng
  • Lá cây có màu xanh nhạt với mặt trên bóng thường mọc so le. 
  • Lá cây với hình dáng thon dài, hình mũi mác
  • Hoa có màu vàng
  • Quả hạch hình bán cầu, có đường kính 3 – 4 cm. Bên ngoài quả có màu xanh lá nhưng bên trong thịt trắng. Phần thịt này có thể bị đen nhanh do chứa hoạt chất aucubosid 
  • Vỏ quả trong thường cứng với mép trên quả có khe sâu
  • Hạch quả chứa 4 hạt dẹt màu trắng, có thể bị lép chỉ còn lại 2 – 3 hạt chắc

2. Phân bố

Huỳnh liên có nguồn gốc ở Mỹ, được tìm thấy chủ yếu ở Maui, Kihei, Waihee, Kula, Hawaii và Kahana Beach,… Ở Việt Nam cây phân bố ở nhiều nơi.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Lá và hạt 
  • Thu hái: Lá có thể thu hoạch quanh năm, còn hạt chờ khi quả chín già
  • Chế biến: Lá dùng tươi hoặc khô. Hạt già sau khi hái xong sẽ được đập bỏ vỏ và lấy phần nhân phơi khô
  • Bảo quản: Nhiệt độ phòng, tránh nơi ướt

4. Thành phần hóa học

Mỗi bộ phận của huỳnh liên có chứa các thành phần hóa học khác nhau. Cụ thể:

  • Hạt: Chứa 50% dầu, bao gồm acid oleic và acetyl glycerol. Ngoài ra, hạt còn chứa một iridoid glycosid như thevesid và flavonoid như 5-methylether apigenin 
  • Lá: Chứa lượng nhỏ glycoside tim
  • Hoa: Có các thành phần như kaempferol, α- và β-amyrin, quercetin và β-sitosterol
  • Vỏ thân: Chứa một iridoid glycoside như theviridosid và các thành phần khác như epiperuviol acetate, hepritin 7-glucosid và aubucosid. Không chứa glycoside tim
Hoa thông thiên
Hình ảnh hoa thông thiên – Nó chứa nhiều quercetin và các thành phần khác

II. Vị thuốc Thông thiên

1. Tính vị

  • Lá: Có tính ôn, vị cay và có độc 
  • Hạt: Tính ôn, vị cay, đắng, rất độc

2. Tác dụng dược lý

Hoạt chất Thevetin tìm thấy trong cây thông thiên đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng cường tim. Thành phần này có tác dụng giống như glycoside digitalis nhưng điểm khác biệt là chúng tác dụng nhanh hơn. Bởi khi tiêm Thevetin sẽ làm tim đập chậm nhưng làm cho sự co bóp của tim mạnh hơn, từ đó giúp cải thiện các vấn đề về tim.

Hoạt chất Thevetin dễ bị bài tiết ra ngoài vì dễ tan trong nước nên ít gây ngộ độc. Tuy nhiên, nếu tiếp tục tiêm có thể gây tác dụng phụ dẫn đến tim đập nhanh hoặc rung tâm thất. Ngoài tác dụng này ra, các dưỡng chất có trong thông thiên còn có công dụng kích thích cơ trơn của ruột và bàng quang, giúp thông tiêu. Nhưng, nếu sử dụng với liều cao có thể gây đi lỏng. 

3. Tác dụng phụ

Thông thiên sử dụng quá liều có thể gây nên những tác dụng phụ như:

  • Kích thích phản ứng dị ứng gây đổ môi, lưỡi và lợi
  • Buồn nôn
  • Khó chịu
  • Trầm cảm
  • Thở nhanh
  • Đau bụng
  • Vã mồ hôi
  • Tiêu chảy
  • Rối loạn thị giác
  • Nhức đầu lú lẫn

III. Các bài thuốc chữa bệnh của Thông thiên

1. Làm thuốc trợ tim

Hoạt chất Thevetin có trong cây thông thiên đã được hãng dược phẩm của Pháp sản xuất thành thuốc trợ tim. Thuốc này thường được sử dụng nhằm mục đích chữa suy tim, đau van tim, tim suy nhược sau nhiễm trùng hoặc sau mổ, viêm tâm cân và tim đập loạn. Ngoài ra, thuốc trợ tim chứa Thevetin còn được chỉ định điều trị bệnh tim ở các trường hợp không đáp ứng oubain và digitalin.

Thevetin được bào chế ở hai dạng chính sau:

  • Dạng thuốc uống: Thuốc dung dịch 1% có hàm lượng tương ứng như 1 ml ứng với 1 mg Thevetin và 30 giọt. Thuốc được đóng thành chai, mỗi chai chứa 20 ml. Để trợ tim, mỗi ngày bạn sử dụng 1 – 2 mg (tương đương 30 – 60 giọt) chia ra uống 2 – 3 lần. 
  • Thuốc tiêm vào mạch máu: Ngoài dung dịch uống, hoạt chất này còn được sử dụng điều chế thành thuốc tiêm với hàm lượng 1 ống chứa 2 ml trong đó có 1 mg Thevetin. Quy cách đóng gói 6 ống/ hộp. Mỗi ngày tiêm từ 1 – 2 ống. 
Cây thông thiên
Hình ảnh cây, quả thông thiên – Hạt của nó chứa nhiều thành phần Thevetin, có tác dụng trợ tim

2. Chữa viêm kẽ mô quanh móng tay

Sử dụng lá cây thông thiên đem rửa sạch và giã nát. Sau đó đắp lên khu vực bị tổn thương 10 – 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày, chỉ sau 1 tuần sử dụng triệu chứng viêm kẽ mô quanh móng tay sẽ thuyên giảm đáng kể.

3. Chữa đinh đầu rắn

Ở Trung Quốc, người dân sử dụng lá cây thông thiên dùng làm thuốc chữa đinh đầu rắn. Cách chữa bệnh rất đơn giản, bạn chỉ cần giã nát vài lá cây này và đắp lên vùng da bị đinh đầu rắn. Sau thời gian sử dụng triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm dần.

Ngoài ứng dụng trong y học, các hoạt chất có trong thông thiên còn được dùng làm thuốc trừ sâu bọ. Cách làm dễ dàng, các bạn chỉ cần giã nát hạt hoặc lá cây sau đó ngâm với nước và hòa tan thêm một lượng xà phòng bằng hạt. Sau đó phun lên vùng sâu bọ ẩn nấp. Tùy thuộc vào số lượng bọ mà pha lượng thuốc phù hợp.

IV. Trường hợp không nên sử dụng thông thiên

Như đã đề cập ở trên, toàn bộ cây thông thiên đều chứa chất độc. Nếu sử dụng với liều lượng cao có thể gây ngộ độc. Do đó, khi dùng dược liệu này chữa bệnh, bạn nên hết sức lưu ý. Tốt nhất nên tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng đã được thầy thuốc chỉ định trước đó. Bên cạnh đó, không nên sử dụng Thevetin cho trẻ em. Bởi thuốc có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc và đe dọa đến tính mạng của con trẻ.

Ngoài ra, những người có cơ địa dị ứng với thành phần chứa trong thông thiên không nên sử dụng. Bởi các dưỡng chất chứa trong dược liệu này có thể làm tăng nguy cơ dị ứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Mặt khác, phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng không nên sử dụng vị thuốc này. 

Thông thiên được dùng làm điều chế thuốc trợ tim nhưng vì cây chứa chất độc cao nên bạn chỉ nên sử dụng dược liệu này khi có sự cho phép của bác sĩ. Tốt nhất không nên tự ý dùng để tránh những tác động tiêu cực đối với sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 02:13 - 01/06/2023 - Cập nhật lúc: 02:13 - 02/06/2023
Chia sẻ:

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bạch biển đậu

Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua