Tam thất nam

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Theo một số nghiên cứu, tam thất nam chứa nhiều chất có đặc tính sinh học cao, có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp. Bên cạnh đó, dược liệu còn có công dụng cầm máu, giúp điều hòa băng huyết và chữa tiêu sưng.

Tam thất nam
Hình ảnh cây tam thất nam – Dược liệu giúp tăng cường sức khỏe

+ Tên khác: Cẩm địa la, thiền liền tròn, ngải máu, tam thất gừng, khương tam thất hoặc ngải năm ông

+ Tên khoa học: Stahlianthus thorelii Gagnep 

+ Họ: Gừng Zingiberaceae

I. Mô tả tam thất nam

1. Đặc điểm thực vật

Cẩm địa la là loại cây thân thảo, mọc thẳng đứng. Lá cây mọc ở gốc, thường mọc rời, mỗi cây có 3 – 5 lá. Phiến lá thuôn dài, chóp lá nhọn, có màu lục, nâu tím hoặc lục pha nâu. Mép lá lượn sóng, không có răng cưa và có cuống dài.

Hoa lưỡng tính, mọc thành từng cụm ở gốc. Mỗi cụm có 4 – 5 hoa với bầu nhẫn, tràng hoa màu trắng, họng vàng chia làm 3 ô. Hoa cẩm địa la màu tím, có cuống dài 5 – 8 cm.

Rễ dạng củ cứng và nhẵn. Lớp vỏ bên ngoài có màu trắng vàng và bên tỏng có màu trắng ngà. Riêng phần thịt gần vỏ có vằn ngang màu đen. Cẩm địa la không có quả.

2. Phân bố

Tam thất nam phân bố nhiều ở Việt Nam, Nam Trung Quốc và Lào. Ở nước ta, dược liệu này được trồng nhiều ở các khu vực như Lào Cai, Tây Nguyên và Hòa Bình.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng chữa bệnh: Củ tam thất nam
  • Thu hái: Quanh năm
  • Chế biến và bảo quản: Cẩm địa la sau khi hái xong sẽ được xử lý và phơi khô. Sau đó, bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và mối mọt.

4. Thành phần hóa học

Tam thất nam chứa các thành phần như Saponin triterpen, Cystein, Acid oleanolic, Prolin, Lysin và Histidin.

Củ tam thất nam
Hình ảnh củ tam thất nam – bộ phận chính dùng làm thuốc chữa bệnh

II. Vị thuốc tam thất nam

1. Tính vị

Củ cẩm địa la có tính ấm, vị cay nóng, hơi đắng

2. Tác dụng 

#. Tác dụng đối với phụ nữ sau sinh

Các thành phần dưỡng chất chứa trong tam thất nam, đặc biệt là Saponin Rg có tác dụng kích thích thần kinh, làm tăng hưng phấn. Đồng thời, hoạt chất này còn giúp có công dụng chống stress, làm giảm căng thẳng. Do đó, sử dụng tam thất nam giúp cải thiện chứng mệt mỏi hoặc trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Chưa kể đến, thành phần hóa học tìm thấy trong nguyên liệu này còn có tác dụng cầm máu, giúp cải thiện tình trạng băng huyết. 

#. Tác dụng đối với người mắc bệnh tim

Tam thất nam có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, đồng thời làm tăng tuần hoàn máu. Do đó, sử dụng thảo dược này thường xuyên giúp kiểm soát các vấn đề về tim mạch như giãn tính mạch, xơ vữa động mạch hoặc loạn nhịp tim,… Ngoài ra, dược liệu còn giúp chống viêm, giảm đau và hạ đường huyết.

#. Chữa cảm cúm

Với tính ấm, tam thất gừng có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó, việc sử dụng thường xuyên thảo dược này giúp hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm và các bệnh đường hô hấp do biến đổi thời tiết.

Ngoài các tác dụng nêu trên, tam thất nam còn có tác dụng sau:

  • Chữa chảy máu cam hoặc thổ huyết
  • Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra nhiều, chậm kinh hoặc kinh ra lởn vởn không tươi
  • Trị bệnh phong tê thấp và đau nhức xương khớp
  • Phục hồi tổn thương sau chấn thương
  • Chữa rắn hoặc côn trùng cắn
  • Hỗ trợ điều trị chứng nôn mửa, kém ăn hoặc ăn khó tiêu

3. Cách dùng và liều lượng

Tam thất nam có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Ở dạng thuốc sắc, mỗi ngày chỉ nên sử dụng 12 gram. Đối với thuốc bột, liều lượng tối đa mỗi ngày là 6 – 10 gram.

Bài thuốc chữa bệnh từ tam thất nam
Tam thất nam có thể sử dụng điều trị bệnh dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột

III. Bài thuốc chữa bệnh từ tam thất nam theo kinh nghiệm dân gian

+ Chữa đau nhức xương khớp do bệnh phong thấp

Để giảm đau nhức do bệnh phong thấp gây nên, bạn nên sử dụng bột tam thất và bột hồng sâm với tỷ lệ bằng nhau pha nước uống. Mỗi ngày các bạn dùng 2 gram bột tam thất và 2 gram bột hồng sâm pha nước ấm uống. Mỗi ngày uống 2 lần, tốt nhất nên uống cách nhau 12 giờ. Thường xuyên sử dụng nước uống này giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức xương khớp, đồng thời bồi bổ sức khỏe thể trạng.

+ Tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau sinh

 Sử dụng 2 – 3 gram củ tam thất nam rửa sạch, thái lát mỏng và nấu nước uống. Mỗi tuần uống 2 – 3 lần nước sắc đồng thời kết hợp dùng món gà hầm tam thất sẽ giúp chị em phục hồi sức khỏe sau sinh.

+ Điều trị bệnh cao huyết áp

Chuẩn bị 12 gram tam thất nam và 16 gram củ gấu. Sau khi nguyên liệu được rửa sạch sẽ được thái nhỏ và cho vào ấm sắc chung với 500 ml nước. Đun cho đến khi nước sắc cạn còn 300 ml, chia thuốc làm 3 và uống trong ngày.

IV. Đối tượng nào không nên sử dụng tam thất nam?

Những trường hợp sau đây không nên dùng tam thất nam chữa bệnh:

  • Phụ nữ đang mang thai 
  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Người mắc bệnh tiêu chảy
  • Bệnh nhân bị táo bón hoặc có cơ địa nóng, nóng gan

Những thông tin về tam thất nam và các bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược này chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, các bạn không nên sử dụng khi chưa có sự đồng ý từ thầy thuốc có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 02:14 - 01/06/2023 - Cập nhật lúc: 02:14 - 02/06/2023
Chia sẻ:

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Bình luận (2)

  1. Trần văn dương
    Trần văn dương says: Trả lời

    Cho hỏi củ tam thất nam có ngâm rượu được không và có tác dụng gì không bác sĩ

  2. Hà Thị Thủy
    Hà Thị Thủy says: Trả lời

    Tam thất nam có uống chung được với táo đỏ không ạ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua