Long cốt

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Long cốt là một vị thuốc chứa rất nhiều các nguyên tố vi lượng với tác dụng an thần, trấn kinh, cố tinh… Vị thuốc này được sử dụng tương đối phổ biến trong các bài thuốc chữa hồi hộp, mất ngủ, ra mồ hôi trộm, mụn nhọt…

long cốt
Long cốt chính là xương hóa thạch của một số động vật được sử dụng làm vị thuốc

Mô tả vị thuốc long cốt

1. Đặc điểm

Long cốt chính là xương của một số loại động vật thời cổ đại chôn dưới đất lâu năm. Nó sẽ hóa đá với sắc trắng, cứng chắc, nhiều loại sắc hơi nâu, vàng, xanh hay có lốm đốm.

Cùng nguồn gốc với long cốt còn có long xỉ (Dens Dracionis) với thành phần hóa học cũng như công dụng tương tự.

2. Bộ phận dùng

Phần xương của các loại động vật hóa thạch.

3. Phân bố

Vị thuốc này được tìm thấy phổ biến ở Trung Quốc. Cho đến nay, Việt Nam vẫn còn phải nhập khẩu về để sử dụng.

4. Thu hoạch và sơ chế

Vị thuốc long cốt có thể được thu hoạch vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, khi đào được cần nhanh chóng bọc kĩ. Bởi việc tiếp xúc với khí trời có thể sẽ làm chúng rã ra.

5. Bảo quản

Để vị thuốc vào trong túi kín và bảo quản ở những nơi khô ráo và thông thoáng.

6. Thành phần hóa học

Vị thuốc này có một số thành phần khoáng chất như phốt pho, sắt, canxi, cacbon, ma giê…

Vị thuốc long cốt

1. Tính vị

Long cốt có vị ngọt hơi sáp, tính bình thiên hàn, không độc (một số tài liệu thì cho biết vị thuốc này có ít độc).

2. Quy kinh

  • Theo Trung Dược Học: Quy vào kinh Thận, Tâm, Can.
  • Theo Cương Mục: Quy vào kinh Thủ túc thiếu âm, Quyết âm.
  • Theo Bản Thảo Kinh: Quy vào kinh Thiếu âm, Quyết âm, Dương minh, Thủ thiếu âm, Thiếu dương.

3. Tác dụng dược lý

Theo các tài liệu y học cổ thì long cốt có rất nhiều tác dụng. Đặc trưng nhất là an thần, làm hết mồ hôi, sáp tinh, trấn tinh…

Vị thuốc này được dùng phổ biến trong điều trị một số bệnh lý như:

  • Ra mồ hôi trộm
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Làm kín miệng các vết thương ngoài da
  • Mất ngủ, hồi hộp, thần trí không yên
tác dụng của long cốt
Tác dụng của vị thuốc này được nhiều tài liệu y học cổ ghi nhận

4. Cách dùng – liều lượng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng ở dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Về liều lượng nên giới hạn trong khoảng 20 – 40g/ngày hoặc thấp hơn.

Các bài thuốc chữa bệnh từ long cốt

Vị thuốc long cốt có góp mặt trong một số bài thuốc thông dụng sau đây:

1. Bài thuốc Sài hồ gia long cốt mẫu lệ

  • Chuẩn bị: 16g long cốt, 16g mẫu lệ, 12g sài hồ, 12g đẳng sâm, 12g sinh khương, 8g quế chi, 8g phục linh, 8g đại hoàng, 3g đại táo.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu trên cho vào ấm sắc cùng với khoảng 1 lít nước đến khi nước rút phân nửa. Có thể dùng trong trường hợp mất ngủ, đau người, mộng mị, kinh sợ…

2. Bài thuốc trấn tâm, an thần

  • Chuẩn bị: 15g long cốt, 15g quy thân, 15g viễn chí, 15g đẳng sâm, 30g diên hồ sách, 10g quế tâm, 10g mạch môn và 10g chích thảo.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu trên đem đi nghiền thành dạng bột mịn. Mỗi lần chỉ sử dụng khoảng từ 12 – 15g. Bài thuốc này có tác dụng bổ tâm, an thần, hoạt huyết ứ khí, run rẩy không yên…

3. Bài thuốc Thang long cốt

  • Chuẩn bị: 12g long cốt, 12g phục linh, 12g mẫu lệ, 4g cam thảo, 4g quan quế, 12g đẳng sâm và 16g thục địa.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu cho vào ấm sắc uống mỗi ngày chỉ 1 thang. Khi bị cố thận sáp tinh hay di hoạt tinh do suy nhược thì có thể áp dụng bài thuốc này.

4. Bài thuốc Tang phiêu tiêu tán

  • Chuẩn bị: 30g long cốt, 30g tang phiêu tiêu, 30g nhân sâm, 30g viễn chí, 30g đương quy, 30g phục thần, 30g quy bản.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu đem tán thành bột mịn, trộn đều rồi làm hoàn. Mỗi lần chỉ dùng đúng 15g, ngày uống 2 lần. Bài thuốc này có tác dụng bổ thận, cố tinh, hỗ trợ điều trị di tinh, tiểu vặt…

5. Bài thuốc Kim tỏa cố tinh

  • Chuẩn bị: 40g long cốt, 40g liên tử, 40g sa uyển tật lê, 40g khiếm thực, 40g mẫu lệ, 40g liên tử.
  • Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên đem tán thành bột, sau đó làm viên hoàn. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần chỉ 15g. Đây là bài thuốc có tác dụng chữa di tinh, tảo tiết, khí kém…
công dụng của long cốt
Vị thuốc có thể được dùng kết hợp trong các bài thuốc chữa di tinh

6. Điều trị mụn nhọt, chữa lành vết thương

  • Chuẩn bị: Long cốt cùng với khô phàn với liều lượng ngang bằng nhau.
  • Thực hiện: Tán nguyên liệu thành bột mịn rồi trộn đều. Sau đó, rắc trực tiếp lên các vết thương không kín miệng.

7. Bài thuốc bột cầm máu

  • Chuẩn bị: 30g long cốt cùng với 30g ô tặc cốt.
  • Thực hiện: Tất cả nguyên liệu đem tán thành bột mịn rồi trộn đều với nhau. Khi có vết thương hay vết loét ngoài da bị chảy máu thì có thể rắc trực tiếp thuốc lên.

8. Bài thuốc cầm tiêu chảy

  • Chuẩn bị: 12g long cốt, 12g xích thạch chi, 12g kha tử, 12g thực tử, 6g anh túc xác.
  • Thực hiện: Tán tất cả các nguyên liệu trên thành bột mịn rồi đem trộn thật đều với cơm và nước sắc. Bài thuốc này không chỉ giúp khắc phục chứng tiêu chảy kéo dài mà còn hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Vài lưu ý khi sử dụng long cốt

Trong một số trường hợp nhất định, việc sử dụng long cốt có thể dẫn tới một số vấn đề rủi ro ảnh hưởng sức khỏe. Theo Dược Tính Luận thì vị thuốc này kỵ cá nên bạn cần chú ý đến khẩu phần ăn mỗi ngày. Còn theo Trung Dược Học thì không nên dùng long cốt cho những người thấp nhiệt thực tà hay thấp nhiệt tích trệ.

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin quan trọng về vị thuốc long cốt cùng những ứng dụng của nó trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, thông tin trên đây chỉ có giá trị tham khảo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này để tránh phát sinh rủi ro.

Ngày đăng 02:14 - 01/06/2023 - Cập nhật lúc: 02:14 - 02/06/2023
Chia sẻ:

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Bạch đàn trắng

Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua