Cà chua và 15 công dụng cho sức khỏe, làm đẹp

Cà chua chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có ích cho sức khỏe và hệ thống miễn dịch. Thành phần dinh dưỡng của cà chua có thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm bao gồm bệnh tim, tiểu đường và ung thư.

ăn cà chua đúng cách
Cà chua là một loại thực phẩm đặc biệt với nhiều công dụng cho sức khỏe

Giá trị dinh dưỡng của cà chua

Hiện tại cà chua được xếp vào loại rau củ phổ biến thứ tư, chỉ sau khoai tây, rau cải và hành tây. Cà chua mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, hàm lượng dinh dưỡng cao và giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật.

Trong cà chua có chứa khoảng 95% là nước. 5% còn lại chủ yếu bao gồm chất xơ và carbohydrate.

Trong một chén cà chua sống thái nhỏ hoặc cắt lát có chứa:

  • Calo 18 kcal
  • Nước 95%
  • Protein 0,9 g
  • Carbs 3,9 g
  • Đường 2,6 g
  • Chất xơ 1,2 g
  • Chất béo 0,2 g

Cà chua cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như:

  • Canxi 18 mg
  • Kali 427 mg
  • Photpho 43 mg
  • Vitamin C 24,7 mg
  • Vitamin A 1499 IU

Cà chua cũng chứa một loạt các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể như:

  • Axit Alpha – Lipoic
  • Lycopene
  • Choline
  • Axit Folic
  • Beta – Carotene
  • Lutein

Những cách chế biến cà chua tốt cho sức khỏe

Có rất nhiều cách khác nhau để chế biến cà chua mà vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn rằng cà chua sử dụng luôn tươi, được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Không nên làm lạnh hoắc đông đá cà chua để tránh làm mất hương vị tự nhiên.

tác dụng của cà chua đối với nam giới
Cà chua có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau hỗ trợ để cải thiện hương vị khi sử dụng

Thêm cà chua vào chế độ ăn uống, bạn có thể tham khảo một số cách như sau:

  • Cắt cà chua thành lát để ăn kèm với các món ăn, như trứng rán.
  • Nấu thành súp với các nguyên liệu khác.
  • Kết hợp với một số loại rau củ hoặc gia vị để làm thành món Salad.
  • Làm thành nước sốt cà chua ăn kèm với mì ống hoặc nước sốt cho các món ăn tương tự.

15 công dụng của cà chua đối với sức khỏe và sắc đẹp

Cà chua được xem là một loại thực phẩm chức năng. Điều này có nghĩa là cà chua vượt xa việc cung cấp các chất dinh dưỡng ca bản như một loại thực phẩm. Tiêu thụ cà chua thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và mang lại một số lợi ích bao gồm:

1. Cà chua giúp ngăn ngừa ung thư

Cà chua chứa Lycopene có thể chống lại các tế bào ung thư. Đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ của Lycopene có thể vô hiệu hóa các gốc tự do trong cơ thể và ngăn chặn sự hình thành của một số tế bào ung thư.

Cà chua được làm thành nước sốt, nước ép hoặc bột cà chua có thể làm tăng cường khả năng chống ung thư. Chế biến làm các hợp chất tự nhiên trong cà chua được hấp thụ dễ dàng hơn và làm cho nồng độ Lycopene cao hơn.

Với các chất chống oxy hóa cao, cà chua có thể hỗ trợ ngăn ngừa và chống lại:

Sử dụng cà chua thường xuyên làm các tế bào ung thư không thể hoạt động trong nhiều năm cho đến khi được một số phản ứng hóa học kích thích.

2. Cà chua điều hòa huyết áp

Hoạt chất Lycopene có trong cà chua cũng được cho là có thể hạ huyết áp. Ngoài ra, quả cà cũng rất giàu Kali – một khoáng chất có hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều Kali cũng được xem là có thể làm giảm căng thẳng trong mạch máu. Từ đó hỗ trợ làm huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, lượng Kali được khuyến cáo cho người trưởng thành là 4.700 mg mỗi ngày. Do đó, cần cân nhắc để không tiêu thụ quá nhiều Kali để tránh gây ra sỏi thận.

tác hại của cà chua
Cà chua hỗ trợ điều hòa huyết áp và tốt cho sức khỏe tim mạch

3. Hỗ trợ giảm cân

Nước ép cà chua có thể hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ, giảm trọng lượng tổng thể và thu nhỏ vòng eo. Bên cạnh đó, trong cà chua cũng chứa nhiều chất xơ và ít calo. Do đó, sử dụng cà chua có thể thúc đẩy cảm giác no và lượng calo cao sẽ giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng mà không cần sử dụng thêm thực phẩm.

Tuy nhiên, đôi khi cà chua có thể góp phần làm giảm nồng độ Cholesterol và góp phần làm tăng cân. Do đó, sử dụng cà chua với liều lượng thích hợp để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ giảm cân.

4. Cà chua cải thiện sức khỏe da

Cà chua là một thành phần quan trọng trong các công thức làm đẹp. Cà chua chứa các hợp chất giúp thu nhỏ các lỗ chân lông, điều trị mụn trứng cá, làm dịu các vết cháy nắng và làm sáng màu da. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa, đặc biệt là Lycopene, có thể chống lại các tổn thương tế bào và hạn chế tình trạng viêm da.

Cà chua cũng chứa các chất làm se và cải thiện kết cấu khuôn mặt. Cà giúp loại bỏ hầu hết dầu thừa trên da và giữ cho mặt luôn sạch sẽ, mịn màng, sáng màu. Bên cạnh đó, sử dụng cà chua thường xuyên có thể bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, chống lại tia cực tím và bức xạ mặt trời.

5. Giảm Cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch

Hoạt chất Lycopene trong cà chua có thể làm giảm nồng độ Cholesterol xấu. Cụ thể, sử dụng 25 mg Lycopene mỗi ngày có thể làm giảm 10% lượng Cholesterol xấu trong cơ thể. Điều này tương đương khoảng nửa cốt nước sốt cà chua nguyên chất. Bên cạnh đó, 100 g cà chua xay nhuyễn chứa 21,8 mg Lycopene.

Cà chua cũng cung cấp một lượng Beta – Carotene, Folate và Flavonoid – tất cả đều có lợi cho sức khỏe tim mạch. Các chất dinh dưỡng trong cà chua cũng giúp giảm Homocysteine và kết tập tiểu cầu. Điều này có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và chống lại các tác dụng phụ không mong muốn.

6. Cà chua cải thiện thị lực

Cà chua rất giàu vitamin A, do đó rất tốt cho mắt. Sức khỏe võng mạc của mắt phụ thuộc vào nồng độ vitamin A. Do đó, thiếu hụt vitamin A trong thời gian dài có thể gây mù lòa.

Lycopene trong cà cũng có thể phá hủy các gốc tự do gây ảnh hưởng đến mắt. Lycopene cũng bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời và chống lại nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở mắt.

Ngoài ra, trong cà chua cũng chứa nhiều vitamin C, đồng và Lutein. Những chất này có thể hỗ trợ chống đục thủy tinh thể, tăng tầm nhìn và giúp sáng mắt.

nước ép cà chua
Cà chua có thể cải thiện thị lực và phòng chống các bệnh về mắt

7. Cà chua tăng cường sức khỏe não bộ

Não rất dễ bị tổn thương bởi các gốc tự do. Cà chua giàu Lycopene và Beta – Carotene và các chất chống oxy hóa khác, có thể bảo vệ sức khỏe não bộ.

Sử dụng cà chua thường xuyên cũng hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý nghiêm trọng như Alzheimer hoặc bệnh mất trí, cải thiện chức năng nhận thức và sự mất tập trung.

8. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Trong một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống giàu cà chua có thể tăng cường chức năng của các tế bào bạch cầu. Các tế bào bạch cầu có thể chống lại nhiễm trùng, giúp cơ thể chịu 38% tác động của các gốc tự do.

Thường xuyên sử dụng cà chua có thể bổ sung, tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch.

9. Tăng cường sức khỏe hệ thống tiêu hóa

Cà chua là nguồn Clorua tự nhiên, dồi dào. Clorua là thành phần chủ yếu của dịch tiêu hóa, do đó sử dụng cà chua có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng hơn. Hoạt chất Lycopene trong cà chua có thể thúc đẩy sức khỏe đường ruột và ngăn ngừa ung thư dạ dày.

Ngoài ra, sử dụng cà chua thường xuyên có thể chống lại tình trạng viêm dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày.

ăn cà chua có tác dụng gì cho da
Cà chua có thể tăng cường sức khỏe của hệ thống tiêu hóa

10. Cà chua hỗ trợ giảm viêm

Cà chua chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại viêm và các bệnh liên quan như ung thư và viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.

Uống nước ép cà chua, sử dụng cà chua nấu chín hoặc cà chua dạng bột đều có thể hỗ trợ chống viêm. Tuy nhiên, cà chua nấu quá chín có thể phá hủy một số chất chống oxy hóa quan trọng. Do đó, hãy tiêu thụ cà chua sống hoặc nấu chín vừa phải để đảm bảo các chất dinh dưỡng.

11. Cà chua tốt cho gan

Chất Lycopene trong cà chua giúp loại bỏ các tác nhân gây tổn hại DNA và bảo vệ sức khỏe gan. Cà chua cũng chứa một lượng vitamin B tổng hợp có thể duy trì các chức năng gan một cách ổn định.

Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể người có thể tái sinh tự nhiên. Gan có thể tái tạo lại các mô bị mất và 25% các cơ quan có thể tái tạo thành gan nếu gan xảy ra các tổn thương nhỏ. Do đó, thường xuyên sử dụng cà chua có thể bảo vệ gan và giúp gan thải bỏ các chất độc liên quan đến nguy cơ ung thư gan, viêm gan.

12. Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiểu đường

Cà chua giàu sắt, vitamin C và E có thể làm giảm các triệu chứng tiểu đường và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng. Cà chua cũng có chỉ số đường huyết thấp, có thể cải thiện lượng đường trong máu, Lipid và Insulin.

Tiêu thụ 200 g cà chua sống mỗi ngày có tác động tích cực đến huyết áp của bệnh nhân tiểu đường loại 2.

13. Tăng cường sức khỏe xương khớp

Theo một số nghiên cứu, chỉ cần sử dụng 2 ly nước ép cà chua mỗi ngày có thể giúp xương khớp khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh loãng xương. Beta – Carotene trong cà chua sau khi tiêu thụ có thể chuyển hóa thành vitamin A, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sức khỏe xương khớp.

Cà chua cũng giàu vitamin C, K và D góp phần cho sự hình thành và phát triển của xương. Cà cũng hỗ trợ làm giảm quá trình mất xương ở phụ nữ mãn kinh, giảm khả năng gãy xương và cải thiện tình trạng nhức mỏi tay chân.

cà chua có tác dụng gì
Sử dụng cà chua có thể bảo vệ sức khỏe xương khớp

14. Tăng cường sức khỏe nam giới

Chất Lycopene trong cà chua được chứng minh là có thể tăng 70% khả năng sinh sản của nam giới. Chất chống oxy hóa cũng có thể cải thiện tình trạng giảm tinh trùng bất thường và cải thiện sự di chuyển của tinh trùng, tăng khả năng thụ tinh.

Tiêu thụ 2 – 4 phần sốt cà chua mỗi ngày có thể làm giảm 35% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và 50% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tiến triển.

Ngoài ra, nam giới thường xuyên sử dụng cà chua cũng có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 59% so với người không sử dụng cà trong chế độ ăn uống.

15. Cà chua tốt cho phụ nữ mang thai

Vitamin C trong cà chua là một chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ để giúp thai phụ và thai nhi luôn khỏe mạnh. Vitamin C hỗ trợ sự hình thành xương, răng, lợi khỏe mạnh và giúp thai nhi hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong suốt thai kỳ.

quả cà chua
Cà chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai

Chất Lycopene trong cà chua giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào. Mặc dù việc bổ sung Lycopene trong thai kỳ còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, các chất chống oxy hóa an toàn và cần thiết cho phụ nữ trong thai kỳ.

Ngoài ra, lượng Folate trong cà chua có thể bảo vệ hệ thống thần kinh và chống lại dị tật ở thai nhi. Bổ sung cà chua vào chế độ ăn uống có thể hỗ trợ phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ thai phụ và thai nhi. Trao đổi với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống trong thai kỳ.

Một số rủi ro khi sử dụng cà chua

Cà chua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng cà chua cũng mang lại một số rủi ro và tác dụng phụ nhất định, bao gồm:

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Cà chua có tính axit tự nhiên có thể gây ra hiện tượng trào ngược. Do đó, nếu cảm thấy bị ợ nóng sau khi sử dụng cà chua, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
  • Táo bón: Hàm lượng Fructose trong cà chua cao có thể gây táo bón ở người kém hấp thụ. Cà chua, đặc biệt là súp cà chua có chứa Salicylat, Glutamate và Amin có thể gây ra táo bón tự nhiên.
  • Không dung nạp cà chua: Có thể dẫn đến ợ hơi và đau dạ dày.
  • Gây hại cho người suy thận: Cà chua chứa một lượng Kali tương đối cao. Do đó, tiêu thụ quá nhiều Kali có thể gây hại cho người bị suy thận. Nếu cơ thể không thể lọc bỏ lượng Kali dư thừa trong máu, có thể dẫn đến tử vong.

Cà chua là một loại thực phẩm đặc biệt có thể hỗ trợ làn da khỏe mạnh, giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, cà chua lại nằm trong danh sách những thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu khá cao, do đó hãy rửa kỹ cà chua trước khi ăn. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc dấu hiệu không mong muốn nào khi sử dụng cà chua, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Ngày đăng 10:23 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:06 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bệnh Lupus ban đỏ sống được bao lâu, giải pháp kéo dài?

Vào năm 1995 có khoảng 50% người được chẩn đoán mắc bệnh Lupus ban đỏ sống được thêm 4 năm.…

cá trích Cá trích: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe

Cá trích là một trong những loại cá có giá trị dinh dưỡng rất cao và được sử dụng phổ…

3 Cách Chưng Yến Cho Người Tiểu Đường và Một Số Lưu Ý 3 Cách Chưng Yến Cho Người Tiểu Đường và Một Số Lưu Ý

Cách chưng yến cho người tiểu đường sẽ khác hơn so với người có thể trạng bình thường. Việc chưng…

Rau chân vịt (cải bó xôi): Giá trị dinh dưỡng, lợi ích

Rau chân vịt còn được biết đến với tên gọi quen thuộc khác là cải bó xôi. Loại rau này…

Yến chưng saffron Yến Chưng Saffron – Cách Sơ Chế Đảm Bảo Dinh Dưỡng

Yến chưng saffron được mệnh danh là "phương thuốc cải lão hoàn đồng". Không chỉ có vị ngọt thanh mát…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua