Cắt mụn cóc có khỏi được không, cắt thế nào, ở đâu?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Cắt mụn cóc là một trong những phương pháp mụn cóc phổ biến. Đây là một tiểu phẫu, giúp loại bỏ mụn cóc nhanh chóng, tuy nhiên chỉ có hiệu quả tạm thời. Cắt mụn cóc không giúp loại sạch toàn bộ nhân mụn cóc gây bệnh. Đốt mụn cóc bằng laser, điện giúp điều trị mụn cóc khỏi hẳn.

Cắt mụn cóc không giúp khỏi hẳn bệnh. Mụn cóc vẫn có thể tái phát thời gian sau.
Cắt mụn cóc không giúp khỏi hẳn bệnh. Mụn cóc vẫn có thể tái phát thời gian sau.

Cắt mụn cóc có khỏi được không?

Mụn cóc là một bệnh da liễu có biểu hiện rõ rệt trên bề mặt da. Đó là tình trạng da xuất hiện các nốt mụn nhỏ, sần sùi, gây ngứa và nhức. Virus HPV là loại virus gây ra chứng mụn cóc. Chúng thường tấn công vào cơ thể người qua các vết thương hở. Sau một thời gian ủ bệnh vài tháng, mụn cóc sẽ bắt đầu xuất hiện trên da.

Mụn cóc còn có thể lây truyền qua đường tiếp xúc da thông thường giữa người bệnh với người khỏe mạnh. Mụn cóc còn có thể tự lây nhiễm trên chính cơ thể người bệnh, chúng sẽ lây lan ra nhiều vùng da khác và tăng nhiều về số lượng.

Khi thấy xuất hiện mụn cóc trên da, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh không nên tự ý chữa mẹo tại nhà. Các loại lá thuốc nam, các phương pháp chữa mụn cóc bằng mẹo dân gian hầu hết đều không có cơ sở khoa học, có thể làm cho tình trạng mụn cóc trở nên nặng nề hơn.

Thông thường, khi bệnh mụn cóc vừa mới khởi phát, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc bôi ngoài da để điều trị tại chỗ. Đối với tình trạng mụn cóc có kích thước quá to, gây đau nhức, vướng víu trong sinh hoạt, người bệnh sẽ được chỉ định để cắt bỏ.

Cắt bỏ mụn cóc là phương pháp phẫu thuật có tính tạm thời, không thể chữa khỏi hẳn. Phương pháp này có ưu điểm là loại bỏ được những nốt mụn cóc sần sùi trên da, nhanh chóng lành lặn sau phẫu thuật.

Mụn cóc là bệnh da liễu do virus HPV gây ra.
Mụn cóc là bệnh da liễu do virus HPV gây ra.

Điều trị mụn cóc bằng cách cắt bỏ lại có một hạn chế là không lấy được toàn bộ nhân mụn cóc. Chúng vẫn còn ẩn sâu dưới da và có thể tiếp tục phát triển, gây bệnh trở lại.

Hiện nay, phương pháp đốt laser, đốt điện là những phương pháp điều trị mụn cóc hiệu quả. Các sóng điện, sóng ánh sáng sẽ xâm nhập vào sâu dưới da, lấy được toàn bộ nhân mụn cóc. Từ đó, mụn cóc không thể tái phát, trừ khi người bệnh tiếp xúc với nguồn bệnh.

Phẫu thuật cắt mụn cóc như thế nào?

Phẫu thuật cắt mụn cóc là ca phẫu thuật đơn giản, thường diễn ra nhanh chóng. Do đó, giới chuyên môn gọi ca phẫu thuật cắt mụn cóc là “tiểu phẫu”.

Quy trình tiểu phẫu cắt mụn cóc diễn ra như sau:

  • Bước 1: Khám sức khỏe người bệnh, xác định mổ để điều trị;
  • Bước 2: Gây tê tại chỗ trước khi cắt;
  • Bước 3: Cắt gọt mụn cóc;
  • Bước 4: Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật.

Thông thường, người bệnh chỉ được chỉ định mổ mụn cóc khi mụn cóc có kích thước dưới 2cm, xuất hiện ở những vị trí như lòng bàn chân, cạnh bàn chân, lòng bàn tay, gót chân,… Người bệnh vẫn có thể điều trị mụn cóc bằng một số phương pháp khác như: dùng thuốc bôi ngoài da, chấm nitơ lỏng, tiêm thuốc, đốt laser,…

Phẫu thuật cắt mụn cóc ở đâu?

Phương pháp mổ mụn cóc thường có chi phí cao hơn đốt điện. Người bệnh có thể phẫu thuật mụn cóc tại các bệnh viện da liễu hoặc các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa da liễu như:

  • Bệnh viện Da liễu TP. HCM;
  • Bệnh viện Da liễu Hà Nội;
  • Bệnh viện Da liễu Trung Ương;
  • Khoa Da liễu, bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM;
  • Khoa Da liễu, bệnh viện Bạch Mai;
  • Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc.
Người bệnh có thể cắt mụn cóc tại các bệnh viện da liễu uy tín.
Người bệnh có thể cắt mụn cóc tại các bệnh viện da liễu uy tín.

Các biện pháp phòng ngừa mụn cóc

Mụn cóc là các khối u lành tính trên da. Tuy nhiên, mụn cóc có thể gây ra những cảm giác khó chịu, nhức, ngứa trên da, từ đó ảnh hưởng đến các sinh hoạt trong đời sống hàng ngày.

Để phòng ngừa mụn cóc, mỗi người trong chúng ta cần ý thức trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cá nhân. Sau đây là một số biện pháp cụ thể giúp bạn tránh xa bệnh mụn cóc:

  • Tiêm ngừa vác xin phòng nhiễm virus HPV;
  • Tắm gội sạch sẽ hàng ngày;
  • Tránh tiếp xúc ngoài da với người bệnh mụn cóc, nhất là tiếp xúc trực tiếp với nốt mụn cóc;
  • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác, nhất là với người bệnh mụn cóc, như khăn tắm, quần lót, lược, bàn chải, bồn tắm,…;
  • Ăn uống đầy đủ chất giúp sức đề kháng được tăng cường;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể;
  • Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe khoắn, trao đổi chất tốt, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn;
  • Khi thấy da có triệu chứng khác lạ, cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Tóm lại, tiểu phẫu cắt bỏ mụn cóc thường chỉ có hiệu quả tạm thời. Mụn cóc sẽ không khỏi hẳn mà có thể tái phát vì không loại bỏ được toàn bộ nhân mụn cóc. Phương pháp đốt mụn cóc bằng điện, bằng tia laser giúp loại bỏ hoàn toàn nhân mụn, ngăn chặn nguy cơ tái phát.

Ngày đăng 00:33 - 25/05/2023 - Cập nhật lúc: 15:33 - 04/07/2023
Chia sẻ:
Mụn cóc là gì? Nguyên nhân, đặc điểm và cách điều trị

Mụn cóc là một dạng tổn thương da do virus HPV (Human papillomavirus) gây ra. Bệnh hầu như không gây…

Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không và cách trị nhanh nhất

Sử dụng hồ bơi và nhà tắm công cộng, tiếp xúc với da của người nhiễm bệnh,... là nguyên nhân…

Dùng lá tía tô trị mụn cóc như thế nào, có hết không?

Dùng lá tía tô trị mụn cóc là biện pháp chữa bệnh được áp dụng rộng rãi trong dân gian.…

Nhiều người cho rằng có thể trị mụn cóc bằng nước miếng Trị mụn cóc bằng nước miếng – Sự thật hay chỉ là lời đồn?

Trong nước miếng có hàm lượng kali rất cao. Chính vì thế, có thông tin có rằng có thể trị…

Mụn cóc sinh dục là gì? Hình ảnh, dấu hiệu và điều trị

Mụn cóc sinh dục là các u nhú hình thành trên da, gây ra bởi virus HPV. Bệnh có khả…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua