Cách nặn mụn nhọt ở mông nào an toàn, hiệu quả và không đau?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nhiều người thường tìm hiểu cách nặn mụn nhọt ở mông sao cho an toàn, hiệu quả và không đau vì ai cũng cho rằng nặn mụn nhọt là điều hiển nhiên cần làm. Thế nhưng thực tế thì, không phải lúc nào cũng có thể nặn mụn nhọt và nếu không biết xử lý đúng cách sẽ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Nhiều người luôn tìm kiếm những cách nặn mụn nhọt ở mông an toàn lại không biết rằng không nên nặn mụn nhọt
Nhiều người luôn tìm kiếm những cách nặn mụn nhọt ở mông an toàn lại không biết rằng không nên nặn mụn nhọt

Có nên áp dụng các cách nặn mụn nhọt ở mông không?

Rất nhiều người được hướng dẫn cách nặn mụn nhọt ở mông nhưng lại không biết rằng, tuyệt đối không được nặn mụn nhọt ở khu vực này.

Theo bác sĩ, thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, mụn nhọt là tình trạng viêm nhiễm các nang lông do vi khuẩn tấn công. Các nguyên nhân chính khiến mông nổi mụn nhọt là do mặc quần quá chật, hệ thống miễn dịch kém, thiếu dinh dưỡng, vệ sinh không sạch sẽ hoặc do tiếp xúc với hóa chất độc hại. Mụn nhọt có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Ban đầu có thể là một nốt đỏ có mủ trắng trên da, sau đó sưng to gây ngứa và đau đớn dữ dội.

Cũng theo bác sĩ Lan, mụn nhọt thường xuất hiện ở mông, bẹn, nách và  lưng. Nếu chẳng may mụn nhọt mọc ở mông thì tuyệt đối không được nặn, nhất là các loại mụn to, mưng mủ. Đã có những trường hợp mụn nhọt rất nhỏ, vì thấy có đầu trắng nên người bệnh tự ý nặng dẫn đến sốt cao, mệt mỏi, nôn trớ. Sau khi thăm khám mới biết là bị tràn mủ màng phổi và màng tim do vi khuẩn vào máu gây bệnh.

Cũng có trường hợp ở một bệnh nhi 5 tuổi, mẹ bé tự áp dụng cách nặn mụn nhọt theo lời mách bảo của người khác. Kết quả là 3 ngày sau, mụn không hề khô đi mà vùng da mụn này còn lan rộng, sưng tấy chảy mủ. Khi nhập viện thì bé đã bị nhiễm trùng máu, tràn mủ màng phổi, màng tim.

Khi nào có thể nặn mụn nhọt ở mông

Mụn nhọt ở mông nếu tự ý nặn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng máu
Mụn nhọt ở mông nếu tự ý nặn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng máu

Theo các chuyên gia da liễu, khi bị mụn nhọt ở mông thì xử lý như sau:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhất là vùng da mọc mụn nhọt. Có thể dùng nước lá chè xanh để sát trùng nhẹ. Lau khô và dùng cồn iod bôi lên vùng da bị sưng đỏ.
  • Nếu sau 1 – 2 ngày mà không thuyên giảm thì nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chỉ định sử dụng kháng sinh. Mụn nhọt ở mông khi đang sưng tấy cần được điều trị bằng loại kháng sinh phù hợp, không nên tự ý sử dụng.
  • Trường hợp vùng viêm lan rộng, mụn nhọt nhanh chóng sưng to thì cần được điều trị bằng kháng sinh đường tiêm tại cơ sở y tế.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, không nên tự ý nặn chích mụn nhọt hoặc dán các loại cao không rõ nguồn gốc vì rất dễ khiến vùng viêm lan rộng và gây nhiễm trùng máu.

Trường hợp được phép nặn mụn nhọt ở mông là khi nhọt đã chín tức là đã hóa mủ hoàn toàn và có chứa còi nhọt ở giữa. Lúc này, hàng rào bảo vệ cơ thể của chúng ta đã bao vây nhọt vững chắc do đó, việc chọc tháo mủ và còi nhọt được cho là an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì tốt nhất nên để nhọt tự vỡ ra và xử lý bằng cách biện pháp phù hợp.

Những lưu ý khi bị mụn nhọt ở mông

Các thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ là đại kỵ với người bị mụn nhọt
Các thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ là đại kỵ với người bị mụn nhọt

Như vậy có thể thấy, hoàn toàn không có cách nặn mụn nhọt ở mông nào an toàn hiệu quả mà không để lại sẹo cả. Khi bị nhọt, người bệnh nên áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp và cần đặc biệt lưu ý không được tự ý nặn chích nhất là khi mụn chưa chín.

Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia da liễu khi bị mụn nhọt ở mông:

  • Không dùng tay chạm vào vùng da bị mụn nhọt khi chưa được vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng vì dễ gây ra hiện tượng lây nhiễm, nhiễm trùng.
  • Khử trùng, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đã tiếp xúc với mụn nhọt.
  • Tuyệt đối không dùng kim hay bất kỳ dụng cụ nào để cậy, chích mụn. Điều này sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng máu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về phổi, gan, tim mạch…
  • Khi mụn nhọt có dấu hiệu vỡ ra thì nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được chích lễ, sát trùng và điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Không áp dụng các phương pháp dân gian như tỏi, đậu xanh, trầu không…. khi mụn sưng to, có xu hướng vỡ vì rất dễ gây nhiễm trùng.
  • Ngoài ra, nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, tránh xa các thực phẩm nhiều chất ngọt, dầu mỡ và kiêng cử rượu bia, chất kích thích để không làm tình trạng sưng viêm thêm nghiêm trọng hơn. 

Tóm lại, cách nặn mụn nhọt ở mông an toàn nhất là khi mụn đã hóa mủ hoàn toàn nhưng tốt nhất nên để nhọt tự vỡ và nên đến cơ sở y tế để được chích lễ, sát trùng. Nếu tự ý nặn mụn nhất là khi nhọt chưa chín thì nguy cơ gây nhiễm trùng máu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác là rất cao.

Có thể bạn quan tâm

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 00:14 - 25/05/2023 - Cập nhật lúc: 00:14 - 26/05/2023
Chia sẻ:
5 thuốc mọc tóc của Nhật tốt nhất – giúp tóc dài và dày

Thuốc mọc tóc của Nhật Bản được người tiêu dùng tin tưởng nhờ thành phần thảo dược thiên nhiên, hiệu…

Bị vảy nến nên ăn và kiêng gì? Thức ăn tốt cho người bệnh

Bị vảy nến nên ăn gì? Chế độ ăn uống sẽ quyết định rất lớn đến việc hồi phục của…

Cách trị nấm da đầu bằng lá trầu không nhanh khỏi

Cách trị nấm da đầu bằng lá trầu không là bài thuốc đang được áp dụng phổ biến trong dân…

Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang và 4 cái “NHẤT” trong điều trị bệnh chàm – eczema

Tái phát sau điều trị bệnh chàm - eczema là lý do khiến nhiều bệnh nhân bế tắc, từ bỏ…

DV Khánh Linh lấy thuốc tăng cường sức đề kháng Thuốc dân tộc Diễn viên Khánh Linh (Về nhà đi con) tái khám sau điều trị mề đay tại Thuốc dân tộc

Chiều ngày 31/8/2020 Diễn viên Phùng Khánh Linh nổi tiếng với vai diễn cô bạn quốc dân trong bộ phim…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua