Bệnh giun đũa chó mèo có nguy hiểm không? Điều trị & ăn uống

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Giun đũa chó mèo là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên trẻ nhỏ, những người nuôi thú cưng và những người thói quen ăn đồ sống là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Vậy bệnh giun đũa chó mèo có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị hiệu quả.

Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh giun đũa chó mèo rất cao
Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh giun đũa chó mèo rất cao

Bệnh giun đũa chó mèo là gì?

Giun đũa chó mèo là căn bệnh gây ra do ký sinh trùng có bên trong chó mèo lây truyền sang người. Tác nhân gây ra bệnh là Toxocara canis có trong chó và Toxocara Cati có trong mèo, với các triệu chứng, chẩn đoán và điều trị giống nhau nên được gọi chung là bệnh giun đũa chó mèo hoặc Toxocara sp.

Toxocara sp thường sống ký sinh trên vật chủ, khi chúng trưởng thành đẻ trứng sẽ theo phân chó hoặc mèo ra ngoài và phát triển thành ấu trùng. Chúng thường lây nhiễm cho người chủ yếu thông qua đường tiêu hóa hoặc là qua da. Đa số các trường hợp, trứng ký sinh trùng sẽ nở trong ruột, ấu trùng chui qua thành ruột non đi theo máu di chuyển đến các cơ quan nội tạng khác như gan, phôi, tim, mắt, não và gây ra bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh giun đũa chó mèo là căn bệnh lây nhiễm nên cơ chế gây bệnh chủ yếu là sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh bên ngoài vào cơ thể:

  • Nguyên nhân lây nhiễm chủ yếu là qua đường ăn uống do nuốt phải trúng giun có trong đất hoặc là nước nhiễm phân chó mèo.
  • Thói quen ăn rau sống, đồ chưa nấu chín như đồ tái hoặc là thịt chó mèo chưa được chế biến kỹ.
  • Nhà có nuôi chó mèo và chúng có thói quen phóng uế bừa bãi cũng sẽ khiến tác nhân gây bệnh tồn tại nhiều nơi xung quanh nhà, gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ký sinh trùng Toxocara canis (chó) và Toxocara Cati (mèo)
Ký sinh trùng Toxocara canis (chó) và Toxocara Cati (mèo) là tác nhân chính gây ra bệnh

Triệu chứng thường gặp của bệnh giun đũa chó mèo

Khi trứng của ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể sẽ nở ra, các ấu trùng này sẽ di chuyển khắp cơ thể người trong vài tháng hoặc là nhiều năm, gây tổn thương đến các cơ quan mà chúng di chuyển đến. Các triệu chứng của bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khu vực xâm lấn, số lượng ấu trùng xâm nhập,… Tuy nhiên nếu loại ký sinh trùng này gây bệnh ở nội tạng sẽ có các triệu chứng dưới đây:

– Bệnh ở trẻ nhỏ:

Thường gặp ở trẻ từ 1 – 4 tuổi với các triệu chứng rất dễ nhận biết và thường tự mất đi sau nhiều tuần khi ấu trùng chết đi.

  • Sốt nhẹ
  • Ăn ít
  • Gầy yếu
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Đau người
  • ….

– Bệnh ở người lớn:

Bệnh giun đũa chó mèo ở người lớn thường có các dấu hiệu không rõ ràng như:

  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Mẩn ngứa
  • Khó thở dạng suyển
  • Viêm phổi
  • Giảm thị lực một mắt
  • Đau ở vùng gan, lách to
  • Nổi hạch 

Bệnh giun đũa chó mèo là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, để phát hiện ra bạn cần đế cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán để tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

triệu chứng nhiễm giun đũa chó mèo
Bệnh giun đũa chó mèo gây ra tình trạng ngứa da kéo dài, không thể điều trị dứt điểm

Bệnh giun đũa chó mèo có nguy hiểm không?

Khi giun đũa chó mèo đi vào cơ thể người, chúng có thể đi khắp cơ thể và gây tổn thương đến những phần mà chúng đi qua, xuất hiện một số triệu chứng kéo dài hàng tháng, hàng năm  như:

  • Người bệnh hay bị ngứa da tái phát nhiều lần, không thể điều trị dứt điểm.
  • Một số người có biểu hiện gan to, sốt hoặc là có các triệu chứng của phổi như ho, đau ngực, đau bụng, khó tiêu.

Mức độ tổn thương của bệnh giun đũa chó mèo gây ra còn tùy thuộc vào số lượng ấu trùng bên trong cơ thể, cơ quan mà chúng xâm lấn như gan, phổi, hệ thần kinh trung ương,… Hai thể thường gặp nhất là ấu trùng di chuyển nội tạng và ở mắt

  • Nếu chúng xâm nhập vào nội tạng, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng sốt, gan to, bị hoại tử, lách to và các triệu chứng hô hấp giống như hen suyển.
  • Nếu chúng xâm nhập ở mắt sẽ làm giảm thị lực một bên mắt hoặc đôi khi bị lé. Tình trạng suy giảm thị lực còn tùy thuộc vào vùng bị tổn thương có thể dẫn đến mù lòa.
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị viêm cơ tim, viêm thận, hệ thần kinh trung ương bị tổn thương với các triệu chứng co giật, tâm thần hoặc bệnh lý ở não. Thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do sán chó mèo di chuyển đến não.

Như vậy căn bệnh giun đũa chó mèo rất nguy hiểm, người bệnh nên chú ý khi có các dấu hiệu bất thường nên tiến hành xét nghiệm kiểm tra, phát hiện sớm để có biện pháp điều trị nhanh chóng. Tránh để lâu gây ảnh hưởng lớn đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể, tổn thương não nguy cơ dẫn đến tử vong.

điều trị bệnh Toxocariasis
Người bị nhiễm giun đũa chó mèo nếu không được điều trị có nguy cơ gây mù mắt

Phương pháp chẩn đoán bệnh giun đũa chó mèo

– Chẩn đoán trên chó, mèo 

  • Xét nghiệm phân chẩn đoán dựa trên đặc điểm trứng hoặc thấy giun trong mẫu phân.

– Chẩn đoán trên người

  • Tăng BC eosine, IgE.
  • Kiểm tra huyết thanh miễn dịch ELISA .
  • Kiểm tra trong da hay lấy da Toxocara cho phản ứng dương tính giả.

– Chẩn đoán chính xác

  • Sự hiện diện của các triệu chứng lâm sàn như gan to.
  • Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàn như tăng bạch cầu,…
  • Kiểm tra huyết thanh dương tính với kháng thể kháng Toxocara sp trong huyết thanh .

Cách điều trị bệnh giun đũa chó mèo

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh giun đũa chó mèo rất hiệu quả, ở mỗi loại thuốc sẽ có cơ chế tác dụng riêng và tác dụng phụ nhất định khiến cơ thể có cảm giác khó chịu và bị rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất, người bệnh nên đến bệnh viện tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng bệnh để được hướng dẫn điều trị phù hợp.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kê đơn điều trị giun đũa chó mèo bằng các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc Thiabendazole 25mg/kg cân nặng, hai lần/ngày trong 21 ngày.
  • Thuốc Dietylcarbamazine 3mg/kg cân năng 3 lần/ ngày trong 21 ngày.
  • Thuốc Albendazole gần đây cũng cho thấy có hiệu quả trên truờng hợp nhiễm giun đũa chó, với liều cao 800mg/ ngày trong 2-3 tuần.
  • Thuốc chống dị ứng: Telfast, cetirizine, loratadine…
  • Một số trường hợp bị nhiễm Toxocara ở mắt, có thể phải phối hợp thuốc diệt KST với corticoide hoặc phẫu thuật.

Biện pháp phòng tránh bệnh giun đũa chó mèo

Bệnh giun đũa chó mèo là căn bệnh do ký sinh trùng gây ra, lây nhiễm từ vật chủ có nhiệm bệnh sang người gây tổn thương đến các cơ quan bên trong cơ thể. Để phòng tránh căn bệnh này, bạn cần phải lưu ý những điều sau:

cách trị giun đũa chó tại nhà
Tắm rữa cho chó mèo thường xuyên giúp giảm nguy cơ nhiễm giun sán chó mèo
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các vật chủ nhạy cảm như chó, mèo hoặc là môi trường có chứa mầm bệnh. Kiểm soát chặt chẽ, buộc dây xích và có khu vực nuôi rõ ràng.
  • Kiểm tra phân của chó hàng tuần và tẩy giun mỗi tháng đế khi phân âm tính với ký sinh trùng Toxocara, tiến hành kiểm tra định kỳ vào mỗi năm và có các kế hoặc điều trị khi cần thiết.
  • Không để chó mèo chạy vào khu vực chơi của trẻ con, công viên hoặc, loại bỏ nhanh chóng những thùng cát tông có chứa phân chó.
  • Rửa tay cho trẻ sau khi chơi và ở nơi có đất cát và vật nuôi giúp loại bỏ các loại vi khuẩn có hại.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn chín uống sôi, hạn chế ăn rau sống, các loại đồ tái như phở bò tái, cá sông,… làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Tham gia các lớp giáo dục sức khỏe thú y góp phần vào việc phòng chống bệnh, giáo dục sức khỏe cha mẹ tránh khỏi những nguy cơ tiềm tàng có thể xảy ra.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh giun đũa chó mèo bạn có thể tham khảo, giúp bổ sung thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn. Khi thấy có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán chính xác để có biện pháp điều trị kịp thời. Không nên để lâu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và nguy cơ dẫn đến tử vong.

Có thể bạn quan tâm: 

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 12:10 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:11 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Siêu Âm Dạ Dày Giúp Phát Hiện Bệnh Gì, Có Chính Xác Không?

Siêu âm dạ dày là một trong những biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng được sử dụng rộng rãi…

Thực quản là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo & thông tin cần biết

Thực quản là phần đầu tiên của hệ thống tiêu hóa chịu trách nhiệm đưa thức ăn xuống dạ dày.…

thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai 5 thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt, an toàn

Trong những trường hợp mắc bệnh nặng, việc sử dụng thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai là…

Xuất huyết đường ruột ở người già có nguy hiểm không?

Xuất huyết đường ruột ở người già thường khởi phát do bệnh Crohn, bệnh trĩ, dị dạng mạch máu hoặc…

Đơn thuốc số 12 Đơn Thuốc Số 12 (Viện Quân Y 103) – Thông Tin Cần Biết

Đơn thuốc số 12 của Viện Quân y đang được đông đảo người dùng quan tâm về khả năng chữa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua