Bệnh á sừng ở trẻ em – Biểu hiện và cách điều trị hiệu quả, an toàn

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh á sừng ở trẻ em khiến da tay và chân của bé bị khô, nứt nẻ, bong tróc và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Nắm rõ các triệu chứng và xác định nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Dấu hiệu và biến của bệnh á sừng ở trẻ em 

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, á sừng ở trẻ là tình trạng da liễu phổ biến, đặc trưng khi da tay, chân có biểu hiện bị khô, nứt nẻ, bong tróc. Tình trạng này gây ra những thương tổn ngoài da khiến trẻ đau đớn, khó chịu, quấy khóc.

bệnh á sừng ở trẻ em
Bệnh á sừng ở trẻ em có thể gây bong tróc da, nứt nẻ, rò rỉ dịch hoặc máu

Trẻ bị á sừng thường có làn da căng bóng, đỏ và khô đặc biệt là ở những nơi chịu áp lực của cơ thể như lòng bàn chân, gót chân. Ngoài ra, á sừng ở trẻ em còn có các biểu hiện như sau:

  • Da khô và bong tróc.
  • Bé bị nứt đầu ngón chân cái, ngón chân khác, các ngón tay, nứt gót chân gây đau và khó chịu.
  • Các vết nứt ở da ngày càng nghiêm trọng gây đau đớn, đóng vảy hoặc có thể rò rỉ máu và dịch.
  • Xuất hiện một số mụn nước gây ngứa. Sau một thời gian da có thể bị khô và bong tróc ra khiến da xù xì, sần sùi.
  • Vào mùa đông, da dễ bị căng và nứt toác, chảy máu khiến bé đau đớn.

Nếu không được điều trị đúng cách và kịp lúc, á sừng ở trẻ em có thể dẫn đến nhiễm trùng da, bội nhiễm. Những tổn thương do bội nhiễm thường khó khắc phục, để lại sẹo xấu và tăng nguy cơ nhiễm trùng máu nguy hiểm. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu á sừng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở trẻ em cha mẹ nên biết

Bệnh á sừng phổ biến ở trẻ từ 3 đến 14 tuổi, tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ tuổi hơn. Ngoài ra, á sừng cũng có xu hướng ảnh hưởng đến bé trai nhiều hơn các bé gái.

Các nguyên nhân phổ biến có thể gây á sừng ở trẻ em bao gồm:

  • Việc chuyển động ma sát lặp đi lặp lại đặc biệt là ở bàn chân khi di chuyển bên trong giày.
  • Đi giày kín thường xuyên. Điều này có thể làm da không được thoáng khí, dễ sinh nấm mốc và gây bệnh.
  • Đi chân trần trên thảm len hoặc thảm làm bằng chất liệu polyester. Điều này có dẫn đến việc tích tĩnh điện và làm khô da ở chân.
  • Sử dụng giày, bao tay, quần áo bằng chất liệu tổng hợp ví dụ như nylon hoặc nhựa vinyl.
  • Đổ mồ hôi quá nhiều sau đó lại làm khô nhanh bằng việc ngồi trước máy quạt, điều hòa, máy sấy.
  • Di truyền sự nhạy cảm của da từ cha mẹ.
  • Thay đổi khí hậu, thời tiết dễ gây nên bệnh á sừng.
  • Tiếp xúc với các yếu tố kích ứng da như xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh có thể ăn mòn da và làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng.
  • Vệ sinh kém và không đúng cách dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào da gây nhiễm nấm, vi khuẩn gây bệnh.

Tham khảo thêm: Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay – Nguyên nhân và cách chữa an toàn

Biện pháp chữa bệnh sừng ở trẻ em hiệu quả – an toàn

Việc điều trị á sừng ở trẻ em thường tốn nhiều thời gian và công sức hơn ở người lớn. Đôi khi cần nhiều tuần hoặc vài tháng để chữa lành các triệu chứng á sừng ở trẻ em. Việc điều trị thường nhằm mục đích tăng cường độ ẩm và ngăn chặn bệnh tái phát. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

1. Chữa á sừng cho trẻ tại nhà 

Để giảm nhẹ các triệu chứng khô da, nứt nẻ, bong tróc, ngứa ngáy cho các bé, rất nhiều cha mẹ thường lựa chọn 1 số cách chữa trị tại nhà như:

Chữa á sừng ở trẻ em
Trà xánh có chứa các chất chống oxy hóa, hỗ trợ làm lành các tổn thương liên quan đến á sừng
  • Chữa á sừng ở trẻ em bằng lá trầu không: Lấy 1 nắm lá trầu không, rửa sạch đun sôi để nguội rồi vệ sinh vùng da bị á sừng của bé.
  • Lá lốt chữa bệnh tróc da ở trẻ em: Dùng 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch nhiều lần, vò nát và đun sôi với nước. Chờ đến khi nước ấm thì ngâm da tay, chân bị nứt nẻ, bong tróc do á sừng cho trẻ.
  • Lá trà xanh giảm triệu chứng á sừng: Lấy 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch và nấu sôi kỹ với nước. Cho thêm chút muối và dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị á sừng cho bé khi nước còn ấm.

Nói về hiệu quả của giải pháp tại nhà, bác sĩ Tuyết Lan cho hay, cách chữa á sừng ở trẻ em tại nhà có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng ngứa, bong tróc ngoài da. Tuy nhiên, da của các bé rất nhạy cảm mà lượng tinh dầu và hoạt chất trong lá tắm chưa được tách chiết lại quá lớn dễ khiến tổn thương nặng hơn. 

Bác sĩ Tuyết Lan cũng cho biết, rất nhiều trường hợp bé bị bội nhiễm da do cha mẹ áp dụng chữa trị sai cách. Điển hình là trường hợp bé 2 tuổi bị á sừng (Hà Nội) dẫn đến bội nhiễm lan rộng khắp các đầu ngón tay, bàn tay do cha mẹ sử dụng mẹo dân gian sai cách. Hay trên báo chí, mạng xã hội cũng đã cảnh báo trường hợp trẻ bị bội nhiễm do dùng lá tắm tại nhà rất nhiều.

Một trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa bội nhiễm do tắm lá theo lời mách bảo
Một trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa bội nhiễm do tắm lá theo lời mách bảo

2. Thận trọng khi dùng thuốc chữa á sừng ở trẻ em

Dưỡng ẩm là điều cực kỳ quan trọng khi điều trị các bệnh ngoài da. Sử dụng sản phẩm kem hoặc thuốc mỡ bôi da dành riêng cho trẻ em khi dưỡng ẩm cho bé. Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc dược sĩ kê đơn để đạt hiệu quả tối đa. Các loại kem dưỡng điều trị á sừng phổ biến bao gồm:

  • Sản phẩm có chứa Ure hoặc Petrolatum thường được áp dụng ngay sau khi tắm và trước khi đi ngủ.
  • Kem có chứa chứa Dimethicone có thể thoa thường xuyên và nên được áp dụng sau mỗi 4 giờ.

Trước khi sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé, phụ huynh nên thử độ dị ứng trên một diện tích da nhỏ. Để yên trong 24 giờ để xem các phản ứng của da, đặc biệt là đối với trẻ có làn da dị ứng hoặc tiền sử viêm da cơ địa. Tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi tiến hành sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé.

điều trị á sừng ở trẻ em
Sử dụng thuốc chữa á sừng ở trẻ em theo chỉ định của bác sĩ để tránh các rủi ro phát sinh

Trong trường hợp các dấu hiệu bệnh á sừng nghiêm trọng phụ huynh có thể chọn các loại thuốc mỡ thoa ngoài da theo chỉ định của bác sĩ nhi khoa. Các loại thuốc mỡ phổ biến bao gồm:

  • Tacrolimus   
  • Steroid tại chỗ
  • Hydrocortison 1%
  • Desonide
  • Clobetasone butyrate

Sử dụng các loại thuốc thoa trị á sừng mỗi ngày 1 hoặc 2 lần liên tục trong 4 tuần. Không sử dụng thuốc lâu hơn thời gian khuyến cáo bởi vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như hại da, hại gan, thận, nhờn thuốc, kháng thuốc…

Nếu bệnh á sừng ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn, hãy ngưng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa.

Có thể bạn quan tâm: TOP 11 Thuốc Trị Á Sừng Tốt Nhất Hiện Nay Và Cách Dùng

Cách chữa bệnh á sừng khỏi hẳn bằng thảo dược Đông y

Theo YHCT, á sừng có căn nguyên chủ yếu do cơ địa nóng trong, máu phong ngứa, cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt. Chính vì vậy, để đẩy lùi bệnh hiệu quả, Đông y đi sâu loại bỏ căn nguyên song song với chữa lành tổn thương da. Nguyên tắc điều trị này đem lại hiệu quả toàn diện, lâu dài và hạn chế thấp nhất khả năng tái phát.

Bài thuốc chữa bệnh chàm từ thảo dược Đông y Thanh bì Dưỡng can thang do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế nổi bật về hiệu quả và mức độ an toàn. Bài thuốc phù hợp trong điều trị chàm ở trẻ em với những ưu điểm sau:

✔️ Bài thuốc là thành quả của công trình nghiên cứu ứng dụng thảo dược Đông y vào trị liệu và chăm sóc da. Thanh bì Dưỡng can thang kế thừa nguyên bản cốt thuốc bí truyền của người Tày, bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông, được phát triển và giám sát nghiêm ngặt về hiệu quả, chất lượng thuốc, sự an toàn bởi đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành. [CHI TIẾT NGUỒN GỐC BÀI THUỐC XEM TẠI ĐÂY]

✔️ Công thức thuốc kết hợp “3 trong 1” thuốc uống, thuốc ngâm rửa, thuốc bôi. Tính linh hoạt trong phép chữa giúp bác sĩ dễ dàng gia giảm, thêm bớt các vị thuốc để phù hợp với trẻ nhỏ. Trong nhiều trường hợp, trẻ em không cần dùng thuốc uống mà chỉ cần thuốc ngâm rửa và bôi ngoài là đủ.

Sự kết hợp của 3 nhóm thuốc cho hiệu quả toàn diện, bền vững
Sự kết hợp của 3 nhóm thuốc cho hiệu quả toàn diện, bền vững

✔️ Thanh bì Dưỡng can thang giúp thuyên giảm nhanh các triệu chứng bong da, nứt nẻ, khô da do á sừng ở trẻ em. Bài thuốc tác động tới căn nguyên đẩy lùi nguyên nhân gây bệnh và ổn định cơ địa cho các bé. Hiệu quả điều trị thực tế 95% bệnh nhân hết hoàn toàn triệu chứng sau 2 – 3 tháng dùng thuốc.

Tỷ lệ trẻ điều trị thành công nhờ Thanh bì Dưỡng can thang cao
Tỷ lệ trẻ điều trị thành công nhờ Thanh bì Dưỡng can thang cao

✔️ Đặc biệt, bài thuốc có thành phần 100% thảo dược tự nhiên. Dược liệu chuẩn sạch GACP-WHO, được lấy từ các vườn thuốc Nam do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển. Dược liệu đầu vào được kiểm định nghiêm ngặt. Vì vậy, Thanh bì Dưỡng can thang an toàn, lành tính, phù hợp với trẻ em.

Với công thức thành phần tối ưu, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp hàng nghìn trẻ em thoát khỏi căn bệnh á sừng, phục hồi làn da khỏe mạnh. Thành công của bài thuốc đã được nhiều đầu báo uy tín biết đến và viết bài đưa tin.

BÁO CHÍ NÓI VỀ THANH BÌ DƯỠNG CAN THANG

Đặc biệt, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang còn được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu là giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn các bệnh viêm da mãn tính như á sừng, viêm da cơ địa trong số phát sóng ngày 16/11/2019.

Quý khán giả có thể theo dõi toàn bộ chương trình TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc có ở phút 19:14) hoặc xem qua video bên dưới:

>> Xem chi tiết: VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Tại Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh được bác sĩ YHCT đầu ngành trực tiếp khám và tư vấn chữa trị. Quy trình bào chế thuốc khép kín và hiện đại mang lại sự an tâm tuyệt đối cho các bậc cha mẹ trong quá trình chữa á sừng ở trẻ em.

Thực tế chứng minh đã có rất nhiều bệnh nhi trên 5 tháng tuổi đã thoát khỏi á sừng nhờ bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang. 85% trẻ đáp ứng tốt với thuốc sau khi áp dụng liệu trình đầu tiên. Bé Trần Đức Trung (10 tuổi, Hà Nội) là một bệnh nhân bị viêm da cơ địa điển hình. Bé bị viêm da cơ địa bùng phát trong nửa năm và đã được đưa đi điều trị tại nhiều bệnh viện da liễu nhưng không khỏi. Tuy nhiên, sau 2 tháng sử dụng bài thuốc và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, các tổn thương đã lành lại, không có biểu hiện tái phát sau 1 năm sử dụng thuốc.

>> Xem chi tiết: Hành trình điều trị á sừng – viêm da cơ địa của bé Trần Đức Trung

Lưu ý khi điều trị á sừng ở trẻ em 

Để nâng cao hiệu quả điều trị á sừng, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề bao gồm:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con, tăng cường rau xanh, trái cây, vitamin và khoáng chất để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, chống oxy hóa và hỗ trợ điều trị bệnh á sừng ở trẻ.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, nấm, đậu phộng,… Nhóm thực phẩm này có thể khiến á sừng nghiêm trọng hơn.
  • Vệ sinh da bé đúng cách để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Không nên chà xát quá mạnh, điều này có thể gây tổn thương bề mặt da.
  • Không được bóc da khô hoặc chọc mủ viêm. Điều này dễ khiến da bị tổn thương và nhiễm trùng.
  • Không được cho bé tắm nước muối, ngâm nước muối hoặc nước quá nóng. Điều này sẽ làm da bị mất nước, dễ bị khô, lão hóa và khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Tránh các tác nhân gây bệnh á sừng ở trẻ như quần áo làm bằng vải tổng hợp, nguồn nước bẩn, hóa chất độc hại hoặc các chất tẩy rửa có tính tẩy mạnh.
  • Mang giày vừa vặn và có chất liệu phù hợp, mang vớ, bao tay bằng vải cotton để hạn chế ma sát và giúp hút ẩm. 
Bệnh á sừng ở trẻ em có nguy hiểm không
Hạn chế tiếp xúc ma sát tại các vùng tổn thương do á sừng

Ngoài các biện pháp điều trị nói trên, phụ huynh cần chú ý che các vết nứt để trẻ không làm rách da hoặc làm nhiễm trùng vùng da bệnh. Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh các hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng đến vùng da bệnh để để rút ngắn thời gian hồi phục.

Bệnh á sừng ở trẻ em có thể dẫn đến biến chứng gây nhiễm trùng. Vì vậy, ngay khi nhận thấy bé có biểu hiện á sừng tay, chân, cha mẹ hãy liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành của chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ trị liệu, chăm sóc da cho bé hiệu quả, an toàn bằng thảo dược thiên nhiên. Bác sĩ Tuyết Lan – Trưởng khoa Da liễu sẽ trực tiếp tư vấn hướng điều trị bước đầu thông qua hình ảnh bệnh nhân cung cấp.

Tham khảo thêm:

Ngày đăng 14:15 - 24/10/2023 - Cập nhật lúc: 15:18 - 24/10/2023
Chia sẻ:
Bệnh nhân Nguyễn Thế Tình (Quảng Ninh) đã khỏi bệnh á sừng lâu năm sau khi dùng 1 liệu trình với Thanh bì dưỡng can thang.

Bình luận (34)

  1. Bích Ngân
    Bích Ngân says: Trả lời

    Có ai chữa cho con bằng bài thuốc này chưa, em tìm hiểu thì thấy có vẻ uy tín. Thấy cũng nhiều báo viết bài thuốc này chữa tốt, trên VTV2 cũng đc đưa tin ở chương trình sống khỏe mỗi ngày mà ko biết thực thế như nào. Có ai chữa rồi cho e xin ý kiến ạ.
    https://www.doisongphapluat.com/can-biet/y-te-suc-khoe/song-khoe-moi-ngay-vtv2-gioi-thieu-bai-thuoc-chua-vay-nen-viem-da-co-dia-cua-trung-tam-thuoc-dan-toc-a301558.html

    1. Thu Liên
      Thu Liên says:

      mình trc cũng cho con chữa ở đây rồi, tuy dùng thuốc khá mất thời gian nhưng hiệu quả đấy. B cứ cho con đến khám thử xem. bé nhà mình bị cũng nặng, viêm khắp người nhất là mùa đông nhìn thương lắm. Mà giờ khỏi được hơn năm nay rồi. Đc lên VTV2 mình nghĩ là cũng uy tín đấy

  2. Hà Phương
    Hà Phương says: Trả lời

    Cháu chào bs ạ.
    Cháu năm nay 26t, cháu bị á sừng từ năm 2016 bôi thuốc và kiêng hóa chất đỡ được hơn 2 năm thì bị tái lại. Cháu đã sd nhiều loại thuốc, đi khám da liễu cũng nhiều nơi nhưng không khỏi. Năm 2020 cháu có e bé, bh bé nhà cháu được 15 tháng và cũng có biểu hiện da tay khô bong chóc, nứt chảy máu ở các đầu ngón tay. Hai cánh tay và đùi có những mảng đỏ sần sùi, da khô bong chóc có nổi nốt và ngứa. Hai má và cằm cũng khô ửng đỏ đau khi đụng vào. Dịch bệnh phức tạp nên hai mẹ con cháu chưa thể đi khám được. Cháu rất mong nhận được sự tv giúp đỡ từ bs ạ. Cháu xin cảm ơn!

    1. Thuốc Dân Tộc says:

      Chào bạn Hà Phương,
      Trung tâm đã nhận được thông tin của bạn và liên hệ trao đổi cụ thể với bạn về phác đồ điều trị cho bé.
      Thông tin đến bạn!

  3. Bùi Thị Thanh Tâm
    Bùi Thị Thanh Tâm says: Trả lời

    Cu nhà em cứ mùa đông đến là cũng xuất hiện bong tróc da 2 bàn tay, đợt tết vừa rồi con còn bị nặng hơn là nứt nẻ chảy máu, dù em có cho con bôi kem dưỡng nhưng con vẫn đau mà quấy khóc lắm, thì không biết con em có phải là bị á sừng không và có cách nào điều trị an toàn không ạ

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Bùi Thị Thanh Tâm!
      Bệnh á sừng là bệnh ngoài ra khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng vùng da bệnh bị khô ráp, bong tróc hoặc nứt nẻ gây đau đớn hoặc chảy máu, mất thẩm mỹ. Mùa đông, thời tiết hanh khô là những điều kiện khiến bệnh á sừng phát triển và trở nặng. Dựa vào các triệu chứng bé đang gặp phải, khả năng cao là bé đã bị á sừng bạn nhé. Nhưng để được chẩn đoán chính xác bệnh của bẻ và có phương pháp điều trị thích hợp, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ hotline (024)7109 6699 để được tư vấn miễn phí nhé.
      Thông tin đến bạn!

    2. Nguyễn Thiên An
      Nguyễn Thiên An says:

      Cho con dùng luôn thanh bì dưỡng can thang đi, con t cũng á sừng mấy năm nay rồi, trước cứ mua thuốc tây uống với bôi, mà cứ bị đi bị lại k dứt được. Phải đến năm ngoái, đi về ngoại chơi tết thì có gặp 1 người họ hàng thì bác đó mới nói bên thuốc dân tộc có bài thuốc chữa các bệnh về da tốt lắm nên t mới biết. Qua đợt tết thì t có lên HN rồi đưa con đến khám luôn. Khám xong thì bs kê cho đơn thuốc gồm cao giải độc, lá rửa, thuốc bôi với cao tiêu viêm. Nhìn thì nhiều thuốc nhưng trong đó có 2 loại thuốc uống là đc bào chế sẵn r nên con rất dễ uống, 1 loại ngâm rửa còn 1 loại bôi, 2 loại này là con thích dùng nhất, vì bôi vào nó mát mà đỡ ngứa rát. Thời gian đầu thì thuốc nó tập trung chữa trch là nhiều, con thấy nó đỡ đau hơn nên cũng phối hợp đtrị lắm. Sau 1 tháng thì các chỗ bị nứt nẻ cũng khép dần lại rồi, con cũng ra da non chứ k còn nhìn thấy da bong tróc chỗ nào nữa. Mà trộm vía chứ con t chữa xong từ đó đến bây giờ da dẻ vẫn tốt, k bị lại lần nào mà cũng k thấy hiện tượng nào trên da ấy

    3. Linh Yên
      Linh Yên says:

      Thuốc bên này có uy tín không vậy, chữa các bệnh về da thì em thấy thuốc đông y có ưu thế hơn thuốc tây, nhưng mà gặp thuốc tốt thì không sao chứ gặp phải mớ lang băm bán thuốc giả thì nguy

    4. Phương Thảo
      Phương Thảo says:

      Vtv2 còn giới thiệu thì đủ đảm bảo rồi chị ơi, vì dùng cho trẻ con nên em tìm hiểu kỹ lắm, bài thuốc của trung tâm được nhiều người tin dùng rồi, chị vào mà đọc này https://www.tapchiyhoccotruyen.com/vtv2-gioi-thieu-bai-thuoc-dieu-tri-vay-nen-viem-da-co-dia-tu-thao-duoc.html

    5. Hong - Cau Giay
      Hong - Cau Giay says:

      Em xin thong tin lam viec cua trung tam cung nhu danh sach bac si cua trung tam voi, sang tuan em sap xep thoi gian dua con di kham luon

    6. Hương MT
      Hương MT says:

      Mọi cơ sở của tt đều làm việc từ 8h sáng, kết thúc lúc 5h30 chiều tất cả các ngày luôn, nếu bạn không có thời gian thì cứ gọi điện đến số 0983 059 582 đặt lịch trước này, chứ đừng có đến đột xuất, gặp hôm đông bệnh nhân là phải chờ đấy, tuần trước tôi đưa con đi mà chờ mấy người khám trước thì mới đến lượt

  4. Trần Trâm Anh
    Trần Trâm Anh says: Trả lời

    Bệnh này không phải viêm da cơ địa hay sao ạ, em hồi nhỏ cũng bị y chang mà đi khám bác sĩ chẩn đoán viêm da cơ địa chứ có nói là á sừng đâu

    1. thảo như
      thảo như says:

      viêm da cơ địa là để gọi chung cho 1 nhóm bệnh thôi bạn, trong viêm da cơ địa thì chia làm nhiều bệnh như á sứng, tổ đỉa, chàm, vv… dựa vào triệu chứng cụ thể như nào bác sĩ khám xong thì mới biết chính xác mình bị gì. nhưng nói chung gọi viêm da cơ địa là chũng không sai

  5. Phạm Thị Lan
    Phạm Thị Lan says: Trả lời

    Á sừng có di truyền không thế, mình lo quá, vì mình bị bệnh này từ nhỏ nên hiểu cảm giác khó chịu của nó, mình sắp kết hôn và muốn có con vào năm sau, nhưng vẫn phân vận về chuyện này, chỉ sợ con mình sinh ra lại chịu khổ giống mình

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Phạm Thị Lan!
      Tại các bệnh viện da liễu, một số nghiên cứu dịch tễ cho thấy, có tới 72% người bị bệnh á sừng có người thân trong thế hệ cận huyết bị bệnh á sừng hoặc một bệnh viêm da cơ địa khác. Không chỉ kết quả thống kê này, các nghiên cứu cụ thể về gen di truyền của các chuyên gia hàng đầu đều khẳng định bệnh á sừng có tính di truyền rất cao. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh á sừng thì con cái có nguy cơ bị bệnh lên tới 45%. Tỉ lệ này có thể tăng lên tới hơn 50% nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh.
      Thông tin đến bạn!

    2. Ngân Thùy
      Ngân Thùy says:

      Bạn đi chữa đi chứ nhà mình có bà mình, rồi đến bố mình rồi đến lượt mình thì đều bị á sừng đây nên có khả năng dì truyền đó. Ngày trước các cụ toàn chữa bằng cách dân gian nên có khỏi được đâu. Đến đời mình thì biết nhiều hơn, có đi khám rồi lấy thuốc thanh bì dưỡng can thì cũng khỏi được gần 1 năm nay rồi, da dẻ không còn bị khô với bong nữa, tháng vừa rồi mình với chồng cũng xác định có bầu rồi

  6. Hồ Thị Thoa
    Hồ Thị Thoa says: Trả lời

    Giá thuốc là bao nhiêu, tìm cả đống chỗ rồi mà có cái giá thuốc là không thấy ghi gì, chịu luôn, không nói ra thì ai biết mà mua trời

    1. Liên
      Liên says:

      Khong co gia niem yet dau, vi no phu thuoc kha nhieu vao tinh trang benh cua ban ma bac si ke don thuoc phu hop, tung nguoi thi trong tung giai doan chua co the se phai dung thuoc phoi hop khac nhau chu dung noi la benh khac nhau. Ban vao doc bai nay se ro https://drbacsi.com/thanh-bi-duong-can-thang/

    2. Chinh Đỗ
      Chinh Đỗ says:

      Phải uống trong thời gian bao lâu mới khỏi được thế, thời gian chữa giữa trẻ em và người lớn có khác biệt gì không thế

    3. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Chinh Đỗ!
      Thanh bì dưỡng can thang là bài thuốc được các chuyên gia và y bác sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc nghiên cứu và bào chế. Trước khi kê thuốc người bệnh cần được bác sĩ thăm khám, xác định tình trạng bệnh để đưa ra liệu lượng phù hợp nhất. Qua quá trình khám bệnh và thực hiện một vài xét nghiệm cụ thể, thể trạng bệnh được chẩn đoán chính xác từ đó các vị thuốc sẽ gia giảm dựa trên các yếu tố bệnh, cơ địa của từng người. Với từng tình trạng của người bệnh phác đồ điều trị và thời gian điều trị cũng khác nhau bạn nhé!
      Để biết được tình trạng bản thân phải điều trị trong bao lâu, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ hotline (024)7109 6699 để được tư vấn miễn phí nhé.
      Chúc bạn sức khỏe!

    4. Ngô Bảo Hiên
      Ngô Bảo Hiên says:

      Trung bình 2-3 tháng là xong, thông thường theo tôi thấy thì trả em mới bị nên chữa khỏi nhanh hơn là người lớn bị lâu rồi, nhưng cũng có người đáp ứng thuốc tốt thì cũng khỏi nhanh lắm. Như cháu gái tôi đây, bị hơn 1 năm nay, mà trước đó có bôi nhiều loại thuốc khác rồi không đỡ mới chuyển qua thuốc này, vừa uống thuốc vừa bôi thì chưa đến 2 tháng đã khỏi rồi

  7. Lê Thu Trang
    Lê Thu Trang says: Trả lời

    Làm sao mà phân biệt á sừng với vảy nên vậy ạ, vì nhà em có người thân bị vảy nến, dạo gần đây con em thì lại có hiện tượng bong da vảy trắng thành từng mảng từng mảng ở 2 bàn tay giống như kiểu của á sừng ấy, mà vảy nên hay á sừng cũng khó chữa, em muốn biết cách phân biệt để đưa con điều trị sớm

    1. Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn Lê Thu Trang!
      Bệnh Á Sừng là một trong những bệnh ngoài da, triệu chứng bệnh á sừng đó là da khô quá mức và dẫn đến hiện tượng bị tróc da. Những vị trí thường bị bệnh á sừng đó là những vị trí da như đầu ngón tay, ngón chân hoặc gót chân. Còn bệnh vảy nến là trên da sẽ xuất hiện những mảng đỏ. Sau đó dần dần những mảng đỏ này sẽ trở nên dày, khô cứng và làm da bị bong tróc. Lớp vảy này có màu trắng và xếp chồng lên nhau. Bệnh vảy nến xuất hiện nhiều ở những vùng lưng, bụng hoặc da đầu. Nhiều trường hợp vảy nến ở khớp còn khiến cho người bệnh khó khăn trong vận động và đi lại. Ngoài ra bệnh vảy nến còn có thể gây sốt và đau nhức toàn thân.
      Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp có thể giúp được bạn!

    2. Diệu Thương
      Diệu Thương says:

      Sao không đưa bé đi khám đi, có bác sĩ khám rồi chẩn đoán không phải hơn à, bạn biết phân biệt rồi thì làm sao mà cấp thuốc cho con bạn được, bệnh gì cũng thế nên nghe ý kiến bác sĩ vẫn chuẩn nhất

  8. Hoàng Thúy Kim
    Hoàng Thúy Kim says: Trả lời

    Bé nhà em mới bị mấy hôm nay thôi, em thì chưa muốn cho con dùng thuốc vội, dùng nhiều dễ bị lờn lắm, có mom nào điều trị bằng cách dân gian thấy ổn thì chỉ em với

    1. Cte Phạm
      Cte Phạm says:

      Đun lấy nước lá trà xanh, để ở độ ấm vừa phải không được nóng quá kẻo bỏng da các bé nhé, dùng nước này để ngâm rửa cho các bé nhé, nhưng đừng ngâm quá lâu kẻo khiến da bị khô ấy, sau thì mình có bôi lên da bé tinh chất nha đam cho mát da. Mình cho bé theo cách này cũng 2 tháng rồi, con cũng đỡ ngứa rát hơn nhiều

    2. Lý Bích
      Lý Bích says:

      Dân gian có this có that, có người được người không, phụ thuộc nhiều vào cơ địa lắm, không muốn con bị phụ thuộc thuốc thì có thể lựa chọn chữa bằng đông y mà

  9. Hồng Ân
    Hồng Ân says: Trả lời

    Các con bao nhiêu tuổi thì có thể dùng thanh bì dưỡng can thang vậy, tôi muốn mua về cho bé nhà tôi dùng thử, bé 7 tuổi rồi mà bị mấy tháng nay không khỏi. Tư vấn tôi chỗ bán thuốc nữa với, tôi ở Hà nam thì đến đâu mua thuốc là chuẩn của trung tâm vậy

    1. Bùi Uyên
      Bùi Uyên says:

      Tùy độ tuổi mà bác sĩ có chỉ định thuốc thích hợp cả thôi, 7 tuổi thì có thể dùng thuốc uống được rồi đấy, kèm theo thuốc ngâm với thuốc bôi nữa. Chị ở Hà Nam thì 1 là đưa con ra tận trung tâm ở Hà Nội, 2 là khám chữa từ xa, trung tâm gửi thuốc về cho. Vì bài thuốc này là bài thuốc độc quyền của trung tâm, chỗ khác không có đâu

    2. Phan Thị Điệp
      Phan Thị Điệp says:

      Thuốc này có chữa dứt điểm được không mà thấy nhiều mom mua quá, mình đang khá phân vân vì thời gian điều trị cũng khá là dài, chi phí cũng không phải rẻ

    3. Hải Đăng
      Hải Đăng says:

      Thanh bì dưỡng can thang có khả năng phòng tái phát í, tôi biết được điều này thì mới mua cho con chứ nếu mà nó chỉ có tác dụng chữa tạm thời thì đã không được săn đón như này đâu. Con tôi chữa từ tháng 9 năm ngoái đến bây giờ cũng gần 8 tháng là không thấy bị lại, cũng có nhiều người chữa và cũng có kết quả lâu dài chia sẻ đây này https://www.chuyenkhoadalieu.net/thanh-bi-duong-can-thang-ho-tro-dieu-tri-a-sung-hieu-qua-hang-ngan-benh-nhan-da-thu-va-thanh-cong.html

    4. Mya Lan Anh
      Mya Lan Anh says:

      Có cần kiêng kem gì trong thời gian dùng thuốc không, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày có gì cần phải lưu ý không, các con còn nhỏ nên không thể như mình để ý được nhiều thì làm sao đảm bảo được vậy

    5. Nga Trần
      Nga Trần says:

      Ăn uống thì hạn chế cho các bé ăn đồ ăn dễ gây kích ứng như hải sản này, đồ ăn cay nóng này, thực phẩm muối chua lên men này. Về sinh hoạt thì đừng cho các bé tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh như dầu tắm, xà bông có độ cồn cao. Muốn chữa cho con thì ba mẹ phải giám sát kĩ vào vì các bé trong thời gian bị bệnh rất khó chịu, hay gãi nên càng làm tổn thương da hơn ấy

  10. Kim Quyên
    Kim Quyên says: Trả lời

    Hồi xưa tôi thấy bệnh này cũng bình thường, kiểu chủ quan vì nó chỉ có bị theo từng đợt thời tiết thôi, nhưng đấy là do cơ địa của tôi nó như thế, bây giờ mới biết có nhiều bé bị quay năm suốt tháng không lúc nào là không bị, nhìn các bé đau rát chảy máu nhìn thương quá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

bệnh á sừng ở trẻ em Bệnh á sừng ở trẻ em – Biểu hiện và cách điều trị hiệu quả, an toàn

Bệnh á sừng ở trẻ em khiến da tay và chân của bé bị khô, nứt nẻ, bong tróc và…

Cách điều trị bệnh á sừng dứt điểm nhờ bài thuốc Đông Y bí truyền

Á sừng là một dạng của viêm da cơ địa diễn biến dai dẳng và hay tái phát. Á sừng…

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên khám tư vấn cho bệnh nhân Peuker Steffen Câu chuyện doanh nhân người Đức bị khuất phục bởi nền Y học cổ truyền Việt Nam

Ông Peuker Steffen, 55 tuổi, quốc tịch Đức là bệnh nhân bị vẩy nến, á sừng mãn tính đã chữa…

Ngón tay bị sưng và ngứa – Cơ thể đang mắc bệnh gì?

Tình trạng ngón tay bị sưng và ngứa có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Việc…

7 cách chữa bệnh á sừng bằng phương pháp dân gian tại nhà

Chữa bệnh á sừng bằng phương pháp dân gian có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, hỗ trợ…

Chia sẻ
Bỏ qua