Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không hiệu quả theo công thức bí truyền

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là cách được nhiều người bệnh lựa chọn vì dễ áp dụng tại nhà. Ngoài ra cách chữa này còn giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không an toàn và hiệu quả cao

Tại sao chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không hiệu quả?

Tổ đỉa là tình trạng viêm da xuất phát từ các nguyên nhân như: Vệ sinh kém, tiếp xúc với nguồn nước và môi trường độc hại, hóa chất tẩy rửa, lạm dụng thuốc Tây, cơ địa mẫn cảm…

Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu. Bệnh nặng gây ra các tổn thương, da sần sùi, bong tróc và biến chứng viêm nhiễm, sưng đỏ, bội nhiễm nguy hiểm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và sức khỏe.

Triệu chứng bệnh tổ đỉa
Triệu chứng bệnh tổ đỉa đầy ám ảnh

Theo y học hiện đại, lá trầu không chứa nhiều nước, khoáng chất, tinh dầu như kẽm, canxi, alkaloid, eugenol, carvacrol, chavicol, tamin, vitamin, acid amin… Các hoạt chất này được biết đến như một dạng kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tiêu diệt, ức chế nhiều loại nấm, vi khuẩn.

Theo kinh nghiệm dân gian và quan điểm YHCT, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng tác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị đem lại công dụng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát khuẩn.

Chính vì vậy, lá trầu không được dân gian tin dùng để điều trị tổ đỉa, nhiều bệnh ngoài da và các bệnh thông thường khác.

ĐỌC NGAYBệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Lắng nghe chuyên gia 

3 Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không giảm triệu chứng bệnh

Dưới đây là 3 cách chữa tổ đỉa từ lá trầu không đơn giản, dễ thực hiện được áp dụng phổ biến hiện nay:

Trị tổ đỉa bằng lá trầu không và phèn chua giảm ngứa

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không và ít phèn chua

Thực hiện:

  • Bước 1: Rửa thật sạch lá trầu không, vò nát.
  • Bước 2: Cho lá trầu không và phèn chua vào 1 lít nước, đun sôi.
  • Bước 3: Gạn lấy nước, để nguội bớt và ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa cho đến khi nước nguội hẳn.
  • Bước 4: Lau khô vùng da tổ đỉa bằng khăn mềm, thực hiện 2 – 3 lần/ tuần.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không và muối biển sát khuẩn

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không, 1 thìa muối biển
Thực hiện:

  • Bước 1: Rửa thật sạch lá trầu không, vò nát
  • Bước 2: Cho lá trầu không vào nồi đun sôi với nước trong 10 phút và cho thêm muối biển vào.
  • Bước 3: Gạn lấy nước, để nguội bớt và ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa mỗi ngày.

Trị tổ đỉa bằng lá trầu không và rau răm giúp làm dịu da

Chuẩn bị: 30g lá trầu không, 30g rau răm
Thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu không và rau răm, ngâm với nước muối pha loãng.
  • Bước 2: Cho lá trầu không, rau răm vào nồi đun sôi với nước trong 15 phút.
  • Bước 3: Gạn lấy nước, chờ đến khi nước còn ấm thì dùng để ngâm vùng tổ đỉa bàn tay, tổ đỉa bàn chân.
  • Bước 4: Thấm khô bằng khăn bông mềm, sạch sau khi ngâm rửa.
Bệnh tổ đỉa lá trầu không rau răm
Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không và rau răm

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Thực tế, tổ đỉa là bệnh khó chữa khỏi triệt để do liên quan đến cơ địa, yếu tố tự miễn của cơ thể. Kinh nghiệm của nhiều người chữa tổ đỉa bằng tỏi, lá lốt, là bàng hay lá trầu không chỉ giải quyết được một phần triệu chứng chứ không thể giải quyết bệnh dứt điểm được. 

Bệnh tổ đỉa chữa bằng lá trầu có hiệu quả không
Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không liệu có hiệu quả?

Đặc tính của lá trầu không có tính sát khuẩn, kháng khuẩn rất cao. Khi thực hiện đúng cách, lá trầu không có thể giúp người bệnh giảm nhẹ những cơn ngứa và một số triệu chứng ngoài da khác. Đồng thời, vì sử dụng hoàn toàn thảo dược nên các bài thuốc dân gian chữa tổ đỉa từ lá trầu không có ưu điểm an toàn, không tác dụng phụ.

Tuy nhiên, hiệu quả của lá trầu không còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh tổ đỉa gặp phải ở từng người. Việc sử dụng riêng rẽ lá trầu không ở dạng ngâm rửa bên ngoài thường không đem lại kết quả điều trị cao mà chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng.

Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không chỉ nên áp dụng khi bệnh mới chớm, ở mức độ nhẹ. Tổ đỉa mãn tính, triệu chứng nặng thì phương pháp này hầu như không mang lại hiệu quả. Trong trường hợp áp dụng sai cách, không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn tới bội nhiễm nguy hiểm.

Theo Đông y, tổ đỉa do phong thấp nhiệt tà, độc tà, khí huyết ứ trệ xuất phát từ thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Để điều trị tổ đỉa cần tác động vào căn nguyên gây bệnh, khu phong, tán hàn, thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, nâng cao chính khí.

Do đó, muốn đẩy lùi tổ đỉa hiệu quả, ngăn tái phát cần kết hợp lá trầu không với các dược liệu khác, theo công thức Đông y chuẩn điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài để tăng hiệu quả dược tính, đảm bảo an toàn.

Trên đây là những cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu đơn giản nhưng mang đến hiệu quả cao. Cần áp dụng đúng cách để sớm giảm bớt các triệu chứng.

Xem thêm:

Chia sẻ:
Chữa tổ đỉa bằng củ ráy có thực sự tốt như lời đồn?

Cách chữa tổ đỉa bằng củ ráy mang đến nhiều lợi ích. Thảo dược có vị cay, tính mát có…

Bệnh tổ đỉa có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh tổ đỉa có lây không, có thể phòng ngừa như thế nào là thắc mắc chung của nhiều người.…

Cách Chữa Tổ Đỉa Bằng Khế (Trái+Lá) - Mẹo Hay Dân Gian Cách Chữa Tổ Đỉa Bằng Khế (Trái+Lá) – Mẹo Hay Dân Gian

Các cách chữa tổ đỉa bằng khế có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, chống viêm, kháng khuẩn,…

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không hiệu quả theo công thức bí truyền

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là cách được nhiều người bệnh lựa chọn vì dễ áp dụng…

Bệnh Tổ Đỉa Ở Mông: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị, Khắc Phục Bệnh Tổ Đỉa Ở Mông: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị, Khắc Phục

Bệnh tổ đỉa ở mông gây ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra các hoạt động sinh hoạt như ngồi thường…

Chia sẻ
Bỏ qua