Bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân và những điều các mẹ nên biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh ngoài và tay chân miệng. Cần thăm khám để xác định rõ nguyên nhân và có hướng điều trị tốt nhất.

bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân là bệnh gì
Bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân do nhiều nguyên nhân, cần được thăm khám

Nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân, cụ thể:

1. Bệnh tay chân miệng

Bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân thường là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng. Đây là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút thuộc họ enterovirus gây ra, thường gặp nhất là vi-rút Coxsackie A-16.

Bệnh tay chân miệng có biểu hiện đặc trưng là sốt, xuất hiện mụn nước và vết loét trên da, thường tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng. Bệnh không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng viêm não, viêm màng não, đe dọa tính mạng.

2. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa ở chân và lòng bàn chân khiến da khô ráp, nổi mề đay mẩn ngứa và bong tróc da. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, triệu chứng thường bùng phát khi tiếp xúc nguồn nước ô nhiễm, khói bụi, thời tiết thay đổi thất thường, dị ứng thực phẩm.

viêm da cơ địa khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân
Viêm da cơ địa được đặc trưng bởi tình trạng da khô, nổi mẩn và bong tróc vảy

3. Bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa thường gây nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân, bàn tay, nách và bẹn của trẻ. Các nốt mẩn ngứa xuất hiện thành cụm gây mất thẩm mỹ và khiến bé khó chịu. So với người lớn, bệnh tổ đỉa ở trẻ em thường khó điều trị hơn.

4. Bệnh sởi

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, phổ biến ở trẻ em từ 10 đến 15 tuổi. Các triệu chứng bệnh cơ bản bao gồm nổi mẩn đỏ bắt đầu từ chân tóc sau đó kéo dài đến lòng bàn tay và lòng bàn chân.

5. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn có thể khiến lòng bàn chân của bé bị nổi mẩn đỏ. Đây là tình trạng nhiễm trùng máu thông qua kim tiêm, vết nứt ở da hoặc các thiết bị tạo nhịp tim khác. Bệnh thường gặp ở trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, đã trải qua các ca ghép tim, phẫu thuật thay van tim, sửa van tim,…

Khi bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, lòng chân chân/ tay xuất hiện các nốt sẩn màu hồng và ngứa ngáy. Bệnh tiến triển có thể đe dọa đến tính mạng.

6. Bệnh Kawasaki

Bệnh Kawasaki là tình trạng viêm mạch toàn thân ở trẻ em nhưng không rõ nguyên nhân. Trong giai đoạn cấp tính, bệnh gây nổi mẩn đỏ ở bàn chân và lòng bàn chân, thay đổi màu da phù nề nghiêm trọng, đau nhói ở lưng hoặc bàn tay.

nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân
Bệnh Kawasaki có thể là nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân

7. Viêm màng não

Viêm màng não là tình trạng màng bao bọc của não bị viêm nhiễm do vi trùng, điển hình là Streptococcus pneumoniae. Tình trạng này có thể khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân và các vùng da khác của cơ thể.

8. Bệnh mề đay

Nổi mề đay đặc trưng bởi những nốt mẩn đỏ, sưng và ngứa ở da, có thể xảy ra ở lòng bàn chân. Triệu chứng thường đột ngột xuất hiện và biến mất. Đôi khi nổi mề đay kéo dài hơn 6 tuần hoặc tái diễn thường xuyên và cần điều trị.

Đọc thêm: Bệnh mề đay có tự khỏi không? Chuyên gia giải đáp

9. Nguyên nhân khác

Bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân cũng có thể do những nguyên nhân dưới đây:

  • Phản ứng dị ứng: Trẻ có thể phản ứng với một số loại thực phẩm, chất tạo màu, chất bảo quản hoặc các yếu tố môi trường như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật, hoặc các chất dị ứng khác.
  • Chàm: Đây là tình trạng da phổ biến ở trẻ em, còn gọi là eczema, có thể gây ra tình trạng da khô, ngứa và mẩn đỏ.
  • Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng như xà phòng, chất tẩy rửa, chất liệu của tất hoặc giày có thể gây ra mẩn đỏ.
  • Nhiễm trùng: Các nhiễm trùng da, như nấm chân hoặc viêm da do vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân.
  • Côn trùng cắn: Nếu trẻ đi chơi ở ngoài trời hoặc trong nhà có côn trùng, vết cắn của côn trùng có thể gây ra các nốt đỏ và sưng tấy.
  • Viêm da dị ứng: Có thể xảy ra do phản ứng với một chất cụ thể mà trẻ tiếp xúc.
  • Bệnh lý hệ thống: Một số bệnh lý hệ thống như viêm khớp dạng thấp ở trẻ em cũng có thể biểu hiện qua các triệu chứng trên da.
  • Môi trường: Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, độ ẩm thấp, hoặc mồ hôi quá nhiều cũng có thể gây kích ứng da và nổi mẩn đỏ.
  • Đi giày không phù hợp: Đi giày quá chật, không thông thoáng hoặc chất liệu không phù hợp có thể gây nổi mẩn ở lòng bàn chân.

Cách điều trị khi bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân

Thăm khám để xác định nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân và điều trị thích hợp. Dựa vào tình trạng, bác sĩ có thể cân nhắc dùng thuốc kháng Histamine để giảm phản ứng dị ứng và ngứa ngáy.

Các trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng hoặc nhiễm virus có thể được dùng kháng sinh hoặc kháng virus.

bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân
Tham khảo ý kiến của bác sĩ về biện pháp chăm sóc khi bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân

Phòng ngừa bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân

Để ngăn ngừa và hạn chế nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân ở trẻ, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Giữ vệ sinh cơ thể, thường xuyên tắm, rửa tay, chân bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho trẻ.
  • Cắt ngắn móng tay của trẻ để hạn chế tình trạng gãi, cào xước làm tổn thương bề mặt da. Mang tất chân hoặc che đậy các nốt mẩn đỏ ở lòng bàn chân.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với thú cưng khi bị dị ứng. Thường xuyên hút bụi và vệ sinh nhà cửa.
  • Khi sử dụng các sản phẩm kem dưỡng hoặc thuốc cho trẻ em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ nhi khoa hoặc người có chuyên môn.

Nếu bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân kéo dài, không thuyên giảm sau 5 – 7 ngày, hãy đưa bé đến bệnh viện. Trao đổi với bác sĩ khi có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
thuốc trị mề đay cho trẻ 10 Loại Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em Hiệu Quả Mà An Toàn

Fexofenadine, Hydroxyzine, Chlorpheniramine, Phenergan,... là những loại thuốc trị mề đay cho trẻ em thường được bác sĩ chỉ định.…

Nổi mẩn ngứa khắp người không rõ nguyên nhân và cách điều trị

Nổi mẩn ngứa khắp người không rõ nguyên nhân còn được gọi là mề đay vô căn. Tình trạng thường…

Bệnh mề đay và phù mạch – Cần hiểu rõ để phân biệt

Mề đay và phù mạch đều là những bệnh lý phổ biến, có thể gây nổi mẩn ngứa do giãn…

Mề đay mẩn ngứa do HIV biểu hiện như thế nào?

Mề đay mẩn ngứa do HIV có biểu hiện nổi mẩn đỏ từng mảng và ngứa ngáy dữ dội, thường…

mẩn ngứa khuỷu tay đầu gối Nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối là do bệnh gì gây ra?

Nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang sống chung…

Chia sẻ
Bỏ qua