Nổi chấm đỏ trên chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi chấm đỏ trên chân là một hiện tượng thường gặp có thể phát sinh do da dị ứng, tiếp xúc với hóa chất độc hại. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề về gan mật, các bệnh về máu hay một số bệnh khác như viêm mạch, viêm nang lông, suy giãn tĩnh mạch…

Nổi chấm đỏ trên chân là bệnh gì?
Có rất nhiều bệnh xuất hiện triệu chứng nổi chấm đỏ trên chân. Có thể kể đến như dày sừng nang lông, dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, bệnh lý xuất huyết, bệnh về máu, viêm nang lông, viêm mạch…
Dày sừng nang lông
Dày sừng nang lông là một tình trạng phổ biến, không thể chữa khỏi hay ngăn ngừa. Bệnh có các triệu chứng như xuất hiện các nốt sần nhỏ kích thước khoảng 1 – 2mm có màu xàu hoặc hơi trắng ở phần bên ngoài 2 đùi và mặt ngoài 2 cánh tay.
Bệnh phát sinh có thể do vi khuẩn tụ cầu vàng S.aureus, do nấm hoặc có thể do suy giảm miễn dịch, dinh dưỡng kém, môi trường sống không sạch sẽ…
Nổi chấm đỏ do thời tiết
Các chấm đỏ ở chân có thể do dị ứng thời tiết. Khi trời quá lạnh hoặc quá nóng, da thường dễ bị mẫn cảm với các yếu tố thời tiết. Điều này khiến cơ thể tăng cường sản xuất các histamin nhằm làm các thành mạch máu được tăng khả năng thẩm thấu. Tình trạng nổi chấm đỏ kèm theo ngứa ở chân là do các tế bào bạch cầu theo máu đi qua thành mạch máu vào trong mô dịch gây ra.
Nổi chấm đỏ do suy giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch ở chân là tình trạng tĩnh mạch nổi thành từng búi hoặc giãn toàn bộ như những con giun nằm ngoằn ngoèo trên chân. Bệnh còn kèm theo các triệu chứng như tê chân, cảm giác bồn chồn ở chân, nặng hơn là chuột rút về đêm, phù chân…
Do dị ứng
Dị ứng thuốc hoặc do tiếp xúc với hóa chất hay lông thú có thể là nguyên nhân khiến da chân nổi các chấm đỏ. Ngoài ra, ở một số người cơ địa dị ứng khi sử dụng các thực phẩm như hải sản, đậu phộng, trứng, thịt bò cũng xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ.
Tuy nhiên, các chấm đỏ này không không chỉ xuất hiện ở chân mà rải đều khắp cơ thể kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu thậm chí là tiêu chảy, buồn nôn, sốc phản vệ…
Bệnh lý xuất huyết và các bệnh về máu
Nếu bị nổi nhiều chấm đỏ ở chân nhưng không ngứa, các chấm đỏ này nếu không mất đi khi căng da hoặc ấn vùng da đó xuống thì đây chính là triệu chứng xuất huyết. Triệu chứng này thường gặp trong các bệnh lý sốt xuất huyết hoặc các bệnh lý về máu.

Bệnh lý về gan mật
Nếu chân nổi chấm đỏ kèm theo ngứa rất có thể bạn đang mắc phải một số bệnh lý về gan như viêm gan, suy gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan… Vì gan bị tổn thương nên suy giảm chức năng tiêu độc và bài tiết khiến cơ thể dễ dàng bị các bệnh như dị ứng, mề đay, lở ngứa…
Viêm nang lông
Viêm nang lông là tình trạng các nang lông bị viêm nhiễm do các bệnh về da như viêm dạ, mụn trứng cá. Bệnh có thể phát sinh do virus, ký sinh trùng hoặc do lỗ chân lông bị tắc nghẽn do cọ xát với quần áo hoặc cạo lông.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm nang lông là xuất hiện các chấm đỏ hoặc mụn có lông ngay chính giữa. Các mụn đỏ này có thể vỡ ra kèm theo máu hoặc mủ gây cảm giác ngứa và đau rát.
Viêm mạch
Viêm mạch là hiện tượng máu ở chân không tuần hoàn được dẫn đến ứ đọng gây ra tình trạng viêm mạch máu nhỏ do tự miễn và gây xuất huyết. Tình trạng nổi mẩn đỏ ở chân có thể là giai đoạn đầu của bệnh viêm mạch xuất hiện do xuất huyết.
Các chấm đỏ của bệnh thường xuất hiện thành đốm và có ở hai chân. Sau một thời gian, chúng chuyển sang bầm đen, vùng da bị bầm thường sần sùi và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da. Nếu không được kịp thời điều trị, bệnh dễ gây ra các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, lupus ban đỏ…
Cách xử lý các nốt đỏ ở chân
Tùy vào triệu chứng và tình trạng mà bạn có những cách xử lý khác nhau. Cụ thể:
Với trường hợp nhẹ
Nếu các nốt đỏ ở chân chỉ mới xuất hiện với số lượng ít thì bạn có thể loại bỏ bằng cách:
Chườm lạnh

Nếu các chấm đỏ gây sưng và ngứa ngáy, hãy dùng một miếng vải sạch bọc đá rồi chườm lên các nốt đỏ. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp các mao mạch dưới da thu nhỏ và cải thiện tình trạng sưng, ngứa.
Chườm nóng
Nếu chỉ bị chấm đỏ mà không ngứa, bạn dùng túi trà cho vào nước nóng khoảng 1 phút rồi vớt ra, vắt bớt nước rồi đắp lên nốt mẩn. Cũng có thể dùng một chiếc khăn sạch thấm nước ấm chườm lên chân.
Kháng viêm sát khuẩn
Dùng một lát chanh, cà chua hoặc dưa leo theo lên vùng da bị ngứa, đỏ. Cách này sẽ giúp cung cấp dưỡng chất cho da và kháng viêm hiệu quả.
Tránh xa “thủ phạm”
Nếu nổi mẩn đỏ do dị ứng thì tốt nhất bạn nên tránh xa nguyên nhân gây dị ứng, dưỡng ẩm cho da và uống nhiều nước để cơ thể tăng cường trao đổi chất và đào thải độc tố.
Ngâm chân bằng thảo dược
Trước khi đi ngủ bạn có thể dùng các thảo dược pha với nước ấm và một ít muối để ngâm chân. Có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên như lá lốt, gừng, rau răm, kinh giới…

Dùng thuốc tây
Khi chân nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa, bạn có thể sử dụng các loại thuốc dạng bôi hoặc dạng uống như acid ursodeoxycholic hoặc thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc tây, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ.
Đối với trường hợp nặng
Nếu chân bạn nổi chấm đỏ kèm theo các triệu chứng khác thì tốt nhất bạn nên thăm khám ở các cơ sở uy tín để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Các chấm đỏ do dị ứng, do viêm nang lông nếu được chăm sóc đúng cách sẽ tự biến mất. Nếu các chấm đỏ xuất hiện lâu ngày kéo dài từ 2 – 3 tuần và có xu hướng nghiêm trọng hơn thì người bệnh nên sớm thăm khám. Tuyệt đối không tự tiện dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Những lưu ý khi bị nổi chấm đỏ trên chân
Để các chấm đỏ nhanh chóng biến mất và giúp da nhanh phục hồi, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
- Không gãi hoặc lấy tay chà xát lên vùng da bị tổn thương để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Không tắm quá nhiều lần, không dùng nước quá ấm hoặc quá lạnh để tắm vì có thể khiến da khô, mất nước.
- Bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất nhất là vitamin C cho cơ thể để các nốt đỏ nhanh biến mất.
- Không sử dụng các chất kích thích, các thực phẩm cay nóng và dễ gây dị ứng như thịt bò, tôm, cua, trứng, tiêu, ớt…
- Hạn chế sử dụng quần áo từ chất liệu sợi len, nên mặc quần áo rộng bằng vải cotton để cơ thể thoải mái.
- Không nên tiếp xúc nhiều với xà phòng, nước hoa hoặc chất tẩy rửa.
Luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với môi trường bụi bẩn và các hóa chất độc hại đồng thời luôn bảo vệ da là cách tốt nhất để phòng tránh và ngăn ngừa sự xuất hiện của các chấm đỏ khó chịu trên chân. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa, nổi chấm đỏ trên da mình.
Có thể bạn quan tâm
- Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa là bệnh gì? Nguy hiểm không?
- Ngứa khắp người không nổi mẩn – Có thể do các bệnh gan, thận
