Xơ Gan F4 Là Gì? Nguy Hiểm Không? Điều Cần Biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Xơ gan F4 là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh xơ gan. Do các tế bào gan đã bị xơ hóa hoàn toàn nên chức năng gan không thể phục hồi. Hiện chưa có phương pháp giúp điều trị khỏi xơ gan F4.

Xơ gan F4 là gì?

Bệnh xơ gan là tình trạng xơ hóa của các tế bào được đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện các mô sẹo trong gan thay thế cho các mô khỏe mạnh, từ đó khiến gan không thể duy trì chức năng hoạt động bình thường. Đi từ mức độ nhẹ đến nặng, bệnh được chia thành 4 giai đoạn phát triển, ký hiệu là F1, F2, F3, F4.

Xơ gan F4 là gì
Xơ gan F4 là tình trạng gan đã bị xơ hóa hoàn toàn dẫn đến chai cứng, mất chức năng hoạt động

Xơ gan F4 là giai đoạn nặng nhất hay còn gọi là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Lúc này gan bị tổn thương nặng nề và xơ hóa gần như hoàn toàn. Phần lớn diện tích gan là sẹo và không có khả năng phục hồi, khả năng thải độc và các chức năng khác của gan cũng không còn. Điều này khiến cho bệnh nhân bị suy kiệt sức khỏe và có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây xơ gan F4

Bệnh xơ gan F4 là hậu quả của việc không phát hiện và điều trị bệnh sớm hoặc chữa bệnh không đúng cách trong những giai đoạn đầu. Các mô xơ hóa và sẹo trong gan thường được hình thành từ những tế bào gan bị tổn thương kéo dài. Tình trạng này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Sản phẩm được nghiên cứu bởi Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn
"Tiếng lành đồn xa", số lượng bệnh nhân đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh gan với bác sĩ Lê Hữu Tuấn tại Trung tâm Thuốc dân tộc ngày càng gia tăng. Người bệnh tin tưởng lựa chọn bác sĩ không chỉ bởi chuyên môn cao, kê đơn bốc thuốc chuẩn bệnh mà còn vì tấm lòng y đức, sự tận tâm, nhiệt tình. Bác sĩ đã giúp hàng ngàn người chữa khỏi căn bệnh gan phiền toái nhờ bài thuốc đặc trị, được kế thừa từ Danh y Hải Thượng Lãn Ông.
  • Thường xuyên lạm dụng bia rượu và các thức uống có cồn khác
  • Nhiễm virus viêm gan B, C, D mãn tính
  • Nhiễm trùng máu làm lây lan vi khuẩn, ký sinh trùng đến gan
  • Rối loạn tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm lẫn vào các mô khỏe mạnh trong gan, khiến gan bị tổn thương và xơ hóa.
  • Gan bị tổn thương, xơ hóa do sử dụng một số loại thuốc Tây kéo dài, nhất là thuốc Méthotrexate, Izoniazide hay thuốc ngừa thai.
  • Mắc các bệnh lý di truyền hiếm gặp làm ảnh hưởng đến gan, chẳng hạn như fructose niệu hay thiết huyết tố di truyền…
  • Thiếu máu, tuần hoàn máu đến gan kém do mắc bệnh tim mạch
  • Chế độ ăn uống không đầy đủ khiến gan không được nuôi dưỡng, tái tạo.

Triệu chứng xơ gan F4

Nếu như ở giai đoạn F1, người bị xơ gan chưa gặp nhiều triệu chứng rõ ràng thì sang đến các giai đoạn sau, bệnh ngày càng có những biểu hiện nghiêm trọng, nhất là khi bị xơ gan F4. Lúc này, chức năng gan không còn khiến cho sức khỏe bị tàn phá nặng nề. Người bị xơ gan F4 cũng có thể gặp phải nhiều dấu hiệu khác như:

Phù tay chân do tích nước:

  • Tình trạng phù nề ban đầu thường xuất hiện ở mắt cá chân, bàn chân hay bàn tay. 
  • Ấn vào vùng phù nề sẽ để lại trên da một vết lõm. Sau 1 – 2 phút, vết lõm mới biến mất.

– Hoàng đản:

  • Vàng da
  • Vàng mắt
  • Sạm da

Ban đầu, triệu chứng hoàng đản thường xuất hiện ở các vùng niêm mạc rồi từ từ lan rộng ra toàn thân. Màu vàng có khuynh hướng ngày càng đậm hơn theo thời gian.

– Chảy máu:

Ở người bị xơ gan F4, tình trạng chảy máu cũng dễ xảy ra. Người bệnh có thể bị chảy máu ở chân răng, chảy máu cam hoặc xuất hiện nhiều vết bầm tím dưới da.

– Chướng bụng:

Triệu chứng này xảy ra do bị xơ gan mất bù hoặc xơ gan cổ trướng. Quan sát vùng bụng của người bệnh thấy chướng to như cái trống do tích tụ nhiều nước trong ổ bụng.

triệu chứng Xơ gan F4
Chướng bụng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị xơ gan F4

Bất thường về tiêu hóa:

  • Chán ăn
  • Ăn uống kém
  • Lâu tiêu hóa
  • Tiêu chảy…

Các triệu chứng khác:

  • Sốt hoặc không sốt
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Suy kiệt sức khỏe
  • Giảm nhiều cân trong thời gian ngắn
  • Sốt hoặc không sốt
  • Có thể sờ thấy gan
  • Lách to do tăng áp lực tĩnh mạch cửa
  • Mất ngủ, run tay hoặc phản ứng chậm chạp do rối loạn hệ thần kinh.

Xơ gan F4 có nguy hiểm không?

Khi bị xơ gan F4, các mô bị xơ hóa hoàn toàn khiến gan bị chai cứng và mất đi chức năng hoạt động. Chính vì vậy, người bệnh có thể gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Xuất huyết tiêu hóa:

Các mô sẹo trong gan gây tắc tĩnh mạch cửa gan, làm tăng huyết áp và tạo ra một sức ép khá lớn lên hệ thống tĩnh mạch ở ruột, dạ dày. Hậu quả là các tĩnh mạch ngày càng phình giãn to và đến một lúc nào đó có thể bị vỡ ra, từ đó dẫn đến xuất huyết tiêu hóa trên.

Thống kê cho thấy, có khoảng 50% các trường hợp bị xơ gan F4 phải đối mặt với biến chứng xuất huyết đường tiêu hóa trên. Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị thiếu máu hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong do chảy máu ồ ạt.

Xơ gan cổ trướng

Biến chứng xơ gan cổ trướng xuất hiện trên 85% ca bệnh xơ gan F4 và 50% trong số này có thể tử vong ngay trong năm đầu tiên sau khi bị cổ trướng.

Hội chứng gan thận:

Khi gan bị mất chức năng hoạt động, thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải chất độc cho cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy thận.

Bệnh não gan:

Đây là một biến chứng nguy hiểm do chất độc tích tụ lên não. Người bị bệnh não gan thường có hiện tượng mờ mắt, cơ thể mệt mỏi, rối loạn hành vi, yếu cơ… Trường hợp nặng có thể bị hôn mê gan và tử vong.

Nhiễm trùng:

Ở người bị xơ gan F4, chức năng hoạt động của gan bị mất đi khiến sức đề kháng bị suy giảm. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi rút tấn công vào cơ thể dẫn đến nhiễm trùng. 

Ung thư gan:

Các mô bị xơ hóa trong gan có thể tiến triển thành ác tính dẫn đến ung thư gan. Biến chứng này không chỉ khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn, tốn kém chi phí điều trị, làm tăng gánh nặng cho người thân mà còn gặp khó khăn trong việc duy trì sự sống. Các trường hợp bị ung thư gan trên nền xơ gan thường không sống được quá 2 năm.

Các biến chứng khác:

  • Tăng huyết áp
  • Lá lách mở rộng

Bệnh xơ gan F4 có chữa khỏi được không?

Bệnh xơ gan F4 không thể chữa khỏi được. Gan của người bệnh gần như đã bị xơ hóa hoàn toàn và không thể phục hồi được chức năng vốn có. 

Các phương pháp điều trị xơ gan F4 hiện nay chủ yếu nhằm mục đích can thiệp giảm nhẹ đau đớn và các triệu chứng khó chịu, nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Để duy trì sự sống được lâu hơn, người bệnh nên phối hợp tốt với bác sĩ trong việc điều trị và có thái độ lạc quan, ăn uống, ngủ nghỉ điều độ để chiến đấu với bệnh tốt hơn.

Chẩn đoán xơ gan F4

 Bệnh xơ gan F4 thường được chẩn đoán dựa trên việc khai thác tiền sử bệnh lý và các dấu hiệu người bệnh đang gặp phải. Cùng với đó, một số kỹ thuật cũng được thực hiện để chẩn đoán bệnh, bao gồm:

Xét nghiệm máu:

Người bệnh được lấy máu để làm xét nghiệm đánh giá chức năng gan cũng như mức độ tổn thương trong gan. Sự gia tăng của nồng độ ALT hay AST trong máu cũng cho thấy gan đang bị viêm. 

Chẩn đoán xơ gan F4
Xét nghiệm máu thường được thực hiện để chẩn đoán xơ gan F4

Ngoài ra, xét nghiệm công thức máu cũng có thể giúp phát hiện tình trạng thiếu máu hoặc nhiễm trùng trong gan.

Xét nghiệm hình ảnh:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Siêu âm màu 4D
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Các kỹ thuật trên cho phép bác sĩ quan sát được cấu trúc trong gan để phát hiện ra các bất thường như khối u, tắc tĩnh mạch, đồng thời giúp đo độ đàn hồi của gan và đánh giá được mức độ xơ gan.

Sinh thiết gan:

Một mẫu mô nhỏ trong gan sẽ được lấy ra và đem vào phòng thí nghiệm soi dưới kính hiển vi. Kỹ thuật này giúp đánh giá được mức độ tổn thương trong gan, giai đoạn xơ gan hoặc tình trạng viêm gan.

 Điều trị xơ gan F4

Xơ gan F4 là giai đoạn nghiêm trọng và khó chữa nhất của bệnh. Đến nay, y học chưa tìm ra được phương pháp điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này.

Các phương pháp hiện đang được áp dụng để cải thiện triệu chứng cho người bị xơ gan F4 bao gồm:

1. Sử dụng thuốc chữa xơ gan F4

Một số loại thuốc có thể được chỉ định để điều trị triệu chứng bệnh và ngăn chặn quá trình xơ hóa trong gan. Chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa hay thuốc tăng khả năng chuyển hóa tế bào gan…

Thuốc Điều trị xơ gan F4
Bệnh nhân bị xơ gan F4 được bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị triệu chứng bệnh

Người bệnh nên dùng thuốc theo đúng liều lượng được khuyến cáo. Tránh tự ý sử dụng thuốc giảm đau hay bất kỳ loại thuốc nào khác có thể làm tăng áp lực chuyển hóa cho gan.

2. Điều trị xơ gan F4 bằng liệu pháp xung mạch tần số thấp

Kỹ thuật này được thực hiện nhằm mục đích làm tăng độ thẩm thấu của thuốc tại gan, qua đó nâng cao hiệu quả điều trị. Phương pháp xung mạch tần số thấp cho thấy được nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp chữa bệnh truyền thống, giúp làm chậm lại sự tiến triển của các mô gan bị xơ.

3. Phương pháp xung tần số thấp DCC chữa xơ gan F4

Phương pháp này sử dụng sóng ánh sáng nhằm định vị được ổ virus trong gan và tiêu diệt chúng. Ngoài ra, sóng ánh sáng còn có tác dụng ổn định hoạt động của hệ miễn dịch, ức chế sự xơ hóa trong các tế bào gan.

4. Chữa xơ gan F4 bằng kỹ thuật CIL

Phương pháp CIL mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị xơ gan F4 như:

  • Tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch
  • Bảo vệ gan
  • Giảm nguy cơ gặp biến chứng cho người bệnh, nhất là ung thư gan.

5. Điều trị xơ gan F4 bằng phương pháp oxy xanh

Đây là một trong những phương pháp điều trị xơ gan F4 đang được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện. Với kỹ thuật này, bệnh nhân sẽ được cung cấp nhiều oxy hơn, đồng thời tăng cường lưu thông tuần hoàn máu và đào thải độc tố cho gan, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị xơ gan F4

Để nâng cao hiệu quả điều trị và có sức khỏe tốt hơn, người bệnh cần lưu ý:

  • Nghỉ ngơi nhiều, không có gắng làm việc quá sức
  • Kiêng uống bia rượu tuyệt đối
  • Cai nghiện thuốc lá nếu có
  • Duy trì chế độ ăn uống thanh đạm với các thực phẩm có lợi cho gan như rau xanh, trái cây, thịt nạc gia cầm, thực phẩm chứa nhiều đạm thực vật. Hạn chế ăn đồ mặn hoặc các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Kiêng ăn đồ cay nóng, các món sống và thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu có hại cho gan.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 6 – 8 bữa đối với các trường hợp có biểu hiện ăn uống kém, buồn nôn, khó tiêu hóa.
  • Bổ sung chất lỏng theo hướng dẫn của nhân viên y tế
  • Tránh căng thẳng quá mức khiến bệnh xơ gan F4 tiến triển nhanh hơn.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để ổn định tuần hoàn máu đến gan, giảm stress và nâng cao sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

TIN XEM THÊM

Ngày đăng 09:01 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:13 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Nổi tiếng với chuyên môn cao, tay nghề giỏi, luôn tận tâm, hết lòng vì bệnh nhân nên Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn chữa bệnh gan được đông đảo người bệnh tin tưởng và yêu quý. Bằng bài thuốc đặc trị kế thừa từ Danh y Hải Thượng Lãn Ông, bác sĩ đã “mát tay” giúp hàng ngàn người chữa khỏi các bệnh lý về gan, chấm dứt phiền toái, biến chứng do căn bệnh này gây ra.
Bệnh Xơ Gan Ở Người Cao Tuổi và Thông Tin Cần Biết

Bệnh xơ gan ở người cao tuổi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp…

Xơ Gan Uống Nước Gì Giúp Cải Thiện? 10 Loại Hàng Đầu

Chất lỏng đóng một vai trò quan trọng trong việc thanh lọc, đào thải độc tố, mỡ và tăng cường…

Bệnh Xơ Gan Giai Đoạn 4 (Cuối) Sống Được Bao Lâu?

Xơ gan giai đoạn 4 là mức độ cuối và cũng là nặng nhất của bệnh xơ gan. Ngoài biểu…

Gan Nhiễm Mỡ Có Mấy Cấp Độ? Thông Tin Cần Biết

Xác định giai đoạn của bệnh gan nhiễm mỡ chính là một bước quan trọng của quá trình chẩn đoán,…

Xơ Gan Giai Đoạn Đầu: Triệu Chứng và Cách Điều Trị

Bệnh xơ gan giai đoạn đầu là mức độ nhẹ của xơ gan xảy ra khi một số tế bào…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua