Các phương pháp xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt chẩn đoán bệnh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Chẩn đoán, xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt là thực hiện các biện pháp kiểm tra, thử nghiệm để loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng có triệu chứng tương tự. Việc chẩn đoán thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng, biểu hiện bên ngoài và các xét nghiệm liên quan.

Các phương pháp xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt
Tìm hiểu một số phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt

Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một tuyến có kích thước to bằng quả óc chó nằm ở ngay bên dưới bàng quang của nam giới. Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng sưng, viêm, đau ở tuyến tiền liệt. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất chất dịch lỏng nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng.

Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt mà các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau hoặc cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, tiểu rát hoặc khó tiểu.
  • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Thường có nhu cầu đi tiểu khẩn cấp.
  • Nước tiểu đục, có mùi lạ, đôi khi có thể có lẫn máu.
  • Đau bụng dưới, lưng dưới, háng và vùng bộ phận sinh dục.
  • Đau, khó chịu ở bộ phận sinh dục, bìu, tinh hoàn.
  • Rối loạn xuất tinh, xuất tinh sớm, xuất tinh đau, xuất tinh ngược.
  • Xuất hiện các dấu hiệu như cảm cúm.

Nếu một người xuất hiện các dấu hiệu như đau vùng chậu hoặc xuất tinh đau đớn, hãy đến bệnh viện để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị hợp lý. Nếu không được điều trị phù hợp, viêm tuyến tiền liệt có khả năng gây nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Bước vào giai đoạn mãn dục nam ở độ tuổi 60 khiến nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hải nhiều lần "tẽn tò" trong chuyện chăn gối. Nhờ biết đến bài thuốc bí truyền, nghệ sĩ đã lấy lại phong độ, sung mãn như thời trai trẻ. [Tham khảo ngay]

Các phương pháp xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt

Xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt là việc áp dụng các thiết bị, máy móc khoa học kỹ thuật hiện đại để phân tích các mẫu bệnh phẩm. Xét nghiệm mang lại kết quả chính xác về các nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm tuyến tiền liệt.

Việc xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt là thực hiện xét nghiệm thông qua nước tiểu, máu, khả năng hoạt động của niệu đạo và các hình ảnh liên quan. Các xét nghiệm cụ thể như sau:

1. Xét nghiệm nước tiểu  

Tuyến tiền liệt là tuyến nằm bên dưới bàng quang và ở phía sau niệu đạo. Do đó, các chất dịch tiết ra có thể hòa lẫn cùng tinh dịch tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh, phát triển và gây ra một số bệnh lý.

chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt
Xét nghiệm nước tiểu có thể xác định mức độ viêm tuyến tiền liệt

Bác sĩ xét nghiệm có thể lấy một mẫu nước tiểu của người bệnh để phân tích và tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng trong nước tiểu. Các xét nghiệm này thường được thực hiện ở phòng thí nghiệm, trong môi trường vô trùng để đảm bảo tính chính xác.

Khi thực hiện xét nghiệm, bác sĩ có thể xóa bóp tuyến tiền liệt để lấy mẫu nước tiểu có chứa tinh dịch nhiễm khuẩn và mang đi kiểm tra. Lúc này người bệnh cần thật sự thả lỏng, tránh căng thẳng dẫn đến các kết quả xét nghiệm ngoài ý muốn.

Việc xét nghiệm thường được tiến hành bằng cách đếm số lượng bạch cầu có trong nước tiểu. Mức độ viêm tuyến tiền liệt thường tỷ lệ thuận với số lượng bạch cầu tăng lên trong nước tiểu. Bác sĩ có thể dựa vào kết quả xét nghiệm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng cá nhân.

2. Xét nghiệm máu 

Xét nghiệm máu là việc kiểm tra các mẫu máu để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác trong tuyến tiền liệt. Xét nghiệm này thường dựa trên PSA (Prostalic Specific Antigen – là các kháng nguyên đặc biệt để chỉ các bệnh lý về tuyến tiền liệt) để xác định các bệnh lý ở tuyến tiền liệt.

xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt
Xét nghiệm máu để xác định các dấu hiệu nhiễm trùng

Bình thường nồng độ PSA dao động ở mức 0 – 4 ng / ml. Do đó, nếu nồng độ PSA tăng, có thể người bệnh có thể gặp vấn đề về tuyến tiền liệt. Các bệnh lý phổ biến bao gồm: Viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt hoặc thậm chí là ung thư tuyến tiền liệt.

Các xét nghiệm PSA thường được thực hiện bằng cách phản ứng hóa phát quang và biện pháp ELISA. Xét nghiệm được thực hiện trong phòng thí nghiệm thông qua các mẫu máu của người bệnh. Thời gian thực hiện khoảng 40 phút đến 1 tiếng.

Các chỉ số và nguy cơ viêm tuyến tiền liệt như sau:

  • Chỉ số WBC (mật độ bạch cầu có trong một thể tích máu): 4.0 – 10.0 g/l là chỉ số bình thường. Nếu chỉ số này cao hơn có thể là dấu hiệu viêm nhiễm tuyến tiền liệt.
  • Chỉ số NEUT (Neutrophil – Chỉ số bạch cầu trung tính): Ở mức bình thường khoảng 60 – 80%. Số lượng bạch cầu tăng cao là dấu hiệu nhiễm khuẩn cấp, ức chế miễn dịch,…
  • Chỉ số LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lympho): Mức độ bình thường khoảng 20 – 25%. Mật độ bạch cầu LYM tăng cao là dấu hiệu nhiễm khuẩn, suy tuyến thượng thận,…
  • Chỉ số MOMO (monocyte – bạch cầu Mono): Mật độ thông thường khoảng 4 – 8%. Nồng độ bạch cầu Mono tăng cao là dấu hiệu nhiễm khuẩn do virus, ung thư, xuất hiện khối u,…

Có thể thấy các chỉ số bạch cầu trong máu tăng cao thường là dấu hiệu nhiễm trùng. Đây cũng là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý về viêm hoặc ung thư tuyến tiền liệt.

3. Xét nghiệm hình ảnh

Xét nghiệm hình ảnh thường được thực hiện thông qua siêu âm trực tràng. Bác sĩ có thể thông qua hình ảnh để phát hiện và đánh giá các bệnh lý về tuyến tiền liệt. Kỹ thuật siêu âm trực tràng thường là sử dụng đầu dò có tần số 6 – 16 Mhz (máy GE Logiq S8), thực hiện siêu âm B – Mode trên các mặt cắt ngang và dọc trên tuyến tiền liệt.

Xét nghiệm hình ảnh tuyến tiền liệt
Xét nghiệm hình ảnh tuyến tiền liệt có thể loại bỏ khả năng ung thư hoặc chấn thương

Các bước tiến hành siêu âm như sau:

  • Làm sạch trực tràng của bệnh nhân bằng thuốc Fortran pha với 2 lít nước. Uống thuốc trước 2 tiếng.
  • Trao đổi về các vấn đề và rủi ro khi thực hiện siêu âm xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt.
  • Bệnh nhân nằm nghiêng, xoay lưng về phía bác sĩ, co chân, đầu gối ép sát ngực.
  • Khám, đánh giá các dấu hiệu bên ngoài hậu môn và các phần mềm xung quanh. Việc này có thể kiểm tra các bệnh lý như rò hậu môn, bệnh trĩ, viêm hoặc áp xe hậu môn, các bệnh lý da liễu ở hậu môn,…
  • Bọc phần đầu của đầu dò bằng cao su và bôi một lớp gel y tế chuyên dụng.
  • Đưa đầu dò qua hậu môn.
  • Tuyến tiền liệt sẽ được nhìn thấy sau khi đầu dò đi qua cơ vòng hậu môn.
  • Tiến hành đo thể tích tuyến tiền liệt và đưa ra kết luận.

Xét nghiệm hình ảnh có thể loại bỏ các vấn đề chấn thương, khối u hoặc các vấn đề khác có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như viêm tuyến tiền liệt.

4. Xét nghiệm niệu động

Trong một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều thử nghiệm niệu động để đánh giá chức năng và khả năng hoạt động của bàng quang. Điều này có thể giúp bác sĩ xác định các rối loạn, viêm hoặc các bệnh lý khác có liên quan đến tuyến tiền liệt.

Chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt

Dựa trên các triệu chứng và xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể đưa ra kết luận về nguyên nhân và đề nghị các phác đồ điều trị hợp lý.

 chẩn đoán các bệnh viêm tuyền tiền liệt
Bác sĩ có thể dựa vào các xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt

Một số chẩn đoán nguyên nhân viêm tuyến tiền liệt như sau:

  • Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn, thường được gây ra bởi các chủng vi khuẩn thông thường. Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu thường giống như bệnh cúm bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn.
  • Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn mãn tính. Điều này thường xảy ra khi kháng sinh không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây viêm tuyến tiền liệt. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng tái phát và gây nhiều khó khăn cho công tác điều trị sau này.
  • Viêm tuyến tiền liệt hoặc đau vùng chậu mãn tính. Đây là loại viêm tuyến tiền liệt phổ biến nhất, thường do vi khuẩn gây ra. Các triệu chứng thường là đau khi đi tiểu hoặc xuất tinh và có dấu hiệu nghiêm trọng theo thời gian.
  • Viêm tuyến tiền liệt không gây ra triệu chứng. Loại viêm này thường phát triển âm thầm và chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi người bệnh kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên tình trạng này thường không nguy hiểm và có thể không cần điều trị.

Việc điều trị viêm tuyến tiền liệt thường phụ thuộc vào nguyên nhân. Do đó, thực hiện các xét nghiệm viêm tuyến tiền liệt hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều cần thiết. Nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc có liên quan nào, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Ngày đăng 10:53 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 00:10 - 14/02/2023
Chia sẻ:
Tiền liệt thần hiệu phương chữa Phì đại tuyến tiền liệt tận gốc với 6 ưu điểm vượt trội

Được nghiên cứu chuyên sâu trong nhiều năm bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền,…

Triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt và cách khám, chẩn đoán

Các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Phần lớn…

Siêu âm có thể phát hiện các bệnh như: phì đại, viêm và ung thư tuyến tiền liệt Siêu âm tiền liệt tuyến có thể phát hiện được bệnh gì?

Siêu âm tiền liệt tuyến là một trong những phương pháp phổ biến để xác định các bệnh liên quan…

Hình ảnh của bệnh viêm tuyến tiền liệt Viêm tuyến tiền liệt ở nam giới và những hệ lụy khôn lường

Một trong những bệnh lý nam khoa mà nhiều người thường hay mắc phải là viêm tuyến tiền liệt ở…

Tự chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà bằng mẹo đơn giản

Để chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà, người bệnh có thể dùng một số loại thảo dược có sẵn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua