Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt qua chỉ số PSA

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt thường được thực hiện và chẩn đoán ban đầu thông qua chỉ số PSA. Tuy nhiên, chỉ số ung thư tuyến tiền liệt là bao nhiêu, khi nào cần thực hiện sàng lọc, kết quả có đúng không? Để biết thêm thông tin về chỉ số PSA và khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, người bệnh và bạn đọc có thể tham khảo bài viết bên dưới.

chỉ số ung thư tuyến tiền liệt thông qua PSA
Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt được thực hiện thông qua chỉ số PSA

Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) là gì?

Kháng nguyên tuyến tiền liệt (PSA) là một hoạt chất được tạo ra bởi tuyến tiền liệt. Nồng độ PSA thay đổi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt bao gồm viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt. PSA thường được tìm thấy trong tinh dịch, các sản phẩm của tuyến tiền liệt và một lượng nhỏ trong máu.

Các xét nghiệm PSA thường được sử dụng để sàng lọc, phát hiện ung thư tuyến tiền liệt. Có rất nhiều cách được thực hiện để xét nghiệm chỉ số PSA. Do đó, hãy thảo luận với bác sĩ về tình trạng, trường hợp và các yếu tố rủi ro để chọn phương pháp xét nghiệm nồng độ PSA hiệu quả.

Khi nào cần xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt?

Trước khi tiến hành xét nghiệm chỉ số PSA hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Phương pháp này có thể mang lại một số lợi ích và rủi ro nhất định, do đó không tự ý tiến hành các xét nghiệm mà không được sự tư vấn, hướng dẫn của người có chuyên môn.

Bước vào giai đoạn mãn dục nam ở độ tuổi 60 khiến nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hải nhiều lần "tẽn tò" trong chuyện chăn gối. Nhờ biết đến bài thuốc bí truyền, nghệ sĩ đã lấy lại phong độ, sung mãn như thời trai trẻ. [Tham khảo ngay]

Một số lưu ý trước khi tiến hành sàng lọc chỉ số ung thư tuyến tiền liệt như sau:

  • Nam giới dưới 40 tuổi không nên tiến hành xét nghiệm chỉ số PSA.
  • Độ tuổi từ 40 – 54 không nên thực hiện xét nghiệm PSA nếu không có nguy cơ hoặc nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt không cao. Nếu đối tượng sàng lọc có nguy cơ ung thư cao, bác sĩ có thể đề nghị và đưa ra quyết định xét nghiệm.
  • Độ tuổi từ 55 – 69 có thể tiền hành sàng lọc chỉ số ung thư tuyến tiền liệt nếu bác sĩ yêu cầu.
  • Trên 70 không khuyến khích xét nghiệm chỉ số PSA.

Chỉ số ung thư tuyến tiền liệt thông qua PSA

Ung thư tuyến tiền liệt là một tình trạng phổ biến và có thể gây tử vong. Do đó, phát hiện sớm và cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa bệnh phát triển xấu.

Chỉ số PSA chỉ là một công cụ để xác định các dấu hiệu sớm của  ung thư tuyến tiền liệt. Nếu bác sĩ nghi ngờ một người bị ung thư tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể tiến hành thăm khám trực tràng và sinh thiết tuyến tiền liệt. Đây là biện pháp cho kết quả chắc chắn một người có bị ung thư tuyến tiền liệt hay không.

chỉ số ung thư tuyến tiền liệt
Người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thường có chỉ số PSA cao hơn bình thường

Không phải tất cả các trường hợp có chỉ số PSA cao đều là mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, thông thường, nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt thường có chỉ số PSA cao. Chỉ số PSA (đơn vị đo lường: Nanogam / mililit (ng / ml)) và khả năng ung thư tuyến tiền liệt như sau:

  • O – 2,5 ng / ml: Chỉ số bình thường, an toàn.
  • 2,6 – 4 ng / ml: Gần như là an toàn trong mọi trường hợp. Tuy nhiên hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn xuất hiện các triệu chứng hoặc nằm trong các đối tượng dễ mắc bệnh.
  • 4 – 10 ng / ml: Nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 25%.
  • 10 ng / ml trở lên: Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao. Tỷ lệ mắc bệnh là 50%. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra chuyên sâu hơn.

Các biến thể của các bài kiểm tra chỉ số PSA

Các xét nghiệm này nhằm tăng tính chính xác của việc xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt thông qua chỉ số PSA. Các biến thể bao gồm:

  • Tốc độ tăng cao của nồng độ PSA: Việc PSA tăng nhanh có thể là dấu hiệu của ung thư.
  • Tỷ lệ PSA tự do: PSA tồn tại dưới hai dạng cơ bản là: Gắn với một Protein máu nhất định và PSA tự do. Nếu nồng độ PSA tự do của một người thấp, có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.
  • Mật độ PSA: Ung thư tuyến tiền liệt thường tạo ra nhiều PSA hơn trên mỗi thể tích mô. Do đó, đo mật độ PSA có thể tăng độ chính xác của khối u lành tình hoặc ung thư. Đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm hoặc MRI để đưa ra kết luận chính xác.

Rủi ro khi xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt thông qua chỉ số PSA

Nồng độ PSA cao có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt hoặc một số vấn đề về tuyến tiền liệt khác. Một số yếu tố có thể làm tăng chỉ số PSA bao gồm:

xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt
Sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt thông qua chỉ số PSA thường có một số rủi ro nhất định
  • Tuổi tác: Chỉ số PSA thường có xu hướng tăng từ từ khi một người đàn ông già đi. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi bạn không có bất cứ vấn đề gì về tuyến tiền liệt.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nồng độ PSA trong máu. Do đó, hãy cho bác sĩ biết về danh sách các loại thuốc bạn đang sử dụng. Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chỉ số PSA thường là: Dutasteride (Avodart) hoặc Finasteride (Propecia hoặc Proscar).
  • Kết quả sai lệch: Các bài xét nghiệm chỉ số PSA không phải lúc nào cũng cho kết quả chính xác. Mức PSA cao nhất cũng không thể chắc chắn một người có bị ung thư tuyến tiền liệt hay không. Và đôi khi một số bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có chỉ số PSA bình thường, an toàn.
  • Quá chẩn đoán (Overdiagnosis): Một số nghiên cứu đã cho thấy có khoảng 23 – 42% các trường hợp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt thông qua chỉ số PSA có các khối u lành tính. Điều này có nghĩa là các khối u này được xem là không có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tính mạng của một người đàn ông.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Quá chẩn đoán (Overdiagnosis) khi nồng độ PSA cao nhưng sinh thiết không tìm thấy kết quả ung thư có thể gây lo lắng, căng thẳng và stress cho người bệnh. Điều này có thể gây ám ảnh về ung thư dẫn đến suy nhược quá độ và các vấn đề khác.

Để có kết quả xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt chính xác nhất hãy trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên chính xác về thời điểm, lợi ích và các rủi ro khi tiến hành sàng lọc chỉ số ung thư tuyến tiền liệt.

Ngày đăng 08:28 - 25/06/2022 - Cập nhật lúc: 15:36 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Tự chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà bằng mẹo đơn giản

Để chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà, người bệnh có thể dùng một số loại thảo dược có sẵn…

vôi hóa tiền liệt tuyến Vôi hóa tiền liệt tuyến là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Vôi hóa tiền liệt tuyến còn được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là sỏi tuyến tiền liệt,…

Tin tưởng vào Đông y, người đàn ông 58 tuổi thoát phì đại tiền liệt tuyến ngoạn mục chỉ sau 3 tháng

Suốt gần 2 năm khổ sở vì các triệu chứng tiểu đêm, tiểu rắt, bí tiểu… ông Nguyễn Quang Xây…

Siêu âm có thể phát hiện các bệnh như: phì đại, viêm và ung thư tuyến tiền liệt Siêu âm tiền liệt tuyến có thể phát hiện được bệnh gì?

Siêu âm tiền liệt tuyến là một trong những phương pháp phổ biến để xác định các bệnh liên quan…

Tiền liệt thần hiệu phương chữa Phì đại tuyến tiền liệt tận gốc với 6 ưu điểm vượt trội

Được nghiên cứu chuyên sâu trong nhiều năm bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua