Xạ trị ung thư tuyến tiền liệt và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Xạ trị ung thư tuyến tiền liệt là một trong những biện pháp được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị bệnh lý này. Mục đích của phương pháp này là giảm kích thước hoặc loại bỏ hoàn toàn khối u và giảm cơn đau do tế bào ung thư di căn.

xạ trị ung thư tuyến tiền liệt
Xạ trị ung thư tuyến tiền liệt và thông tin cần biết

Ung thư tuyến tiền liệt là tình trạng hình thành khối u ác tính bên trong tuyến tiền liệt. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nặng nề và đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Các triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt tương đối giống với viêm tuyến tiền liệt và phì đại lành tính tuyến tiền liệt, tuy nhiên mức độ thường có xu hướng nghiêm trọng hơn.

Với bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu (khối u có kích thước nhỏ và nằm gọn bên trong tuyến tiền liệt), bác sĩ sẽ tiến hành xạ trị để thu nhỏ kích thước khối u và cải thiện các triệu chứng do bệnh lý này gây ra. Tuy nhiên ở những giai đoạn sau, xạ trị thường được phối hợp với các phương pháp khác nhằm ngăn chặn tình trạng tế bào ác tính di căn.

Bước vào giai đoạn mãn dục nam ở độ tuổi 60 khiến nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hải nhiều lần "tẽn tò" trong chuyện chăn gối. Nhờ biết đến bài thuốc bí truyền, nghệ sĩ đã lấy lại phong độ, sung mãn như thời trai trẻ. [Tham khảo ngay]

Xạ trị ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Xạ trị là biện pháp xuất hiện vào đầu thế kỉ 20. Phương pháp này hiện nay đã được sử dụng phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong quá trình điều trị ung thư.

Xạ trị là biện pháp điều trị sử dụng các tia bức xạ (tia gama, tia X) hoặc các hạt năng lượng cao để tác động đến khối u ác tính và tiêu diệt các tế bào ung thư.

1. Chỉ định xạ trị cho những đối tượng nào?

Trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt, xạ trị được chỉ định với các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có tiên lượng tốt (tuổi thọ thường >= 20 năm): Với những bệnh nhân này, cần xạ trị ngoài đơn thuần nhằm tiêu diệt tế bào căn nguyên.
  • Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có dự kiến tuổi thọ >= 10 năm: Thực hiện xạ trị tương tự như bệnh nhân có tiên lượng tuổi thọ >= 20 năm.
  • Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có nguy cơ trung bình và tiên lượng tuổi thọ >= 10 năm: Tiến hành xạ trị ngoài triệt căn và có thể phối hợp đồng thời với điều trị nội tiết trong thời gian 4 – 6 tháng.
  • Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có nguy cơ cao/ rất cao hoặc đã có di căn sang hạch bạch huyết: Bắt buộc phải phối hợp xạ trị ngoài với điều trị nội tiết hủy androgen trong thời gian 2 – 3 năm.
  • Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đã có di căn xương (tiên lượng sống rấp thấp): Xạ trị nhằm làm giảm đau và cải thiện chất lượng sống của người bệnh.

2. Vai trò của xạ trị đối với bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt

Đối với ung thư ở giai đoạn đầu, xạ trị bằng ion hóa có khả năng loại bỏ khối u ác tương tự như phẫu thuật. Tuy nhiên xạ trị có một số ưu điểm vượt trội hơn như ít đau đớn, giảm mức độ xâm lấn và hạn chế gây rối loạn chức năng cơ.

xạ trị ung thư tuyến tiền liệt
Xạ trị có khả năng có khả năng loại bỏ khối u ác tương tự như phẫu thuật

Ngoài ra, tia xạ cũng được áp dụng trong trường hợp không còn phương án khả thi như ung thư di căn bên trong xương và cột sống,…

3. Mục tiêu của xạ trị đối với bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt

Xạ trị đơn thuần được áp dụng với các bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở hầu hết các giai đoạn. Mục tiêu của phương pháp này là loại bỏ khối u hoặc làm giảm thể tích khối u để chuẩn bị phẫu thuật.

Ngoài ra, việc tiến hành xạ trị còn ngăn ngừa tình trạng tế bào ung thư di căn sang những cơ quan khác.

Các kỹ thuật xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Xạ trị ngoài là phương pháp được áp dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt ở mọi giai đoạn. Trước khi tiến hành xạ trị, bác sĩ cần xác định thể tích khối u để đưa ra kỹ thuật điều trị tối ưu nhất.

Các kỹ thuật thường được áp dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt, bao gồm:

  • Xạ trị với chùm tia nhỏ: Kỹ thuật chùm tia nhỏ được sử dụng cho trường hợp có kích thước khối u nhỏ.
  • Xạ trị với tia neutron: Kỹ thuật này được chỉ định chủ yếu trong điều trị khối u ác tính ở tuyến tiền liệt, ung thư tuyến mang tai và mô mềm.
  • Xạ trị với tia proton: Kỹ thuật này sử dụng chùm proton có khả năng phân bố năng lượng lớn vào khối u giúp tiêu trừ khối u nhưng không gây hại cho các mô lành mà chùm tia đi qua.
  • Xạ trị điều biến liều: Kỹ thuật này giúp điều biến liều lượng để điều trị khối u, đồng thời giảm tác dụng phụ và hạn chế tổn thương các tổ chức lành tính.

Tác dụng phụ và biến chứng khi xạ trị ung thư tuyến tiền liệt

Các tia năng lượng cao trong xạ trị có thể vô tình gây tổn thương một số cơ quan lân cận tuyến tiền liệt và làm phát sinh những tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên các tác dụng ngoại ý này được đánh giá thấp hơn so với lợi ích của xạ trị đem lại.

Rối loạn chức năng tình dục là tác dụng phụ thường gặp ở bệnh nhân thực hiện xạ trị

Các tác dụng phụ thường gặp, bao gồm:

  • Viêm ruột và viêm trực tràng (xảy ra ở 5 – 30% bệnh nhân): Triệu chứng nhận biết bao gồm đại tiện nhiều lần, đau bụng, táo bón và có thể lẫn máu trong phân. Tác dụng phụ này thường kết thúc sau khi ngưng xạ trị từ 3 – 8 tuần.
  • Rối loạn chức năng sinh lý (xảy ra ở 30 – 45% bệnh nhân): Bất lực và rối loạn cương dương là các tác dụng phụ thường gặp do xạ trị khối u ác tính ở tuyến tiền liệt.
  • Viêm niệu đạo, viêm bàng quang (xảy ra ở 50% bệnh nhân): Triệu chứng mót tiểu, khó khăn khi tiểu tiện, tiểu nhiều lần,… Hầu hết những triệu chứng này đều cải thiện sau khi ngưng xạ trị khoảng 4 tuần.
  • Gãy xương kín (tỷ lệ 6% bệnh nhân): Biểu hiện nhận biết là đau cột sống thắt lưng và đau xương vùng chậu.
  • Mệt mỏi: Triệu chứng này xảy ra ở hầu hết bệnh nhân tiến hành xạ trị.
  • Ung thư thứ phát (dưới 1% bệnh nhân): Ung thư thứ phát ở trực tràng và bàng quang có thể xảy ra sau khi xạ trị ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên nguy cơ này rất thấp, chỉ chiếm khoảng 1%.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể đối diện với một số biến chứng muộn khi thực hiện xạ trị trong quá trình điều trị khối u ác tính ở tuyến tiền liệt. Các biến chứng muộn thường ít có khả năng hồi phục và có xu hướng phát sinh từ 6 tháng cho đến nhiều năm sau khi áp dụng xạ trị.

Một số biến chứng thường gặp như:

  • Nhiễm trùng và xuất huyết
  • Teo da, mất màu da hoặc khô ở niêm mạc
  • Teo thực quản, dạ dày và ruột
  • Viêm gan cấp
  • Xơ gan
  • Tăng huyết áp nhẹ
  • Suy thận mạn
  • Protein niệu
  • Hẹp niệu đạo
  • Giảm thể tích bàng quang
  • Vô tinh vĩnh viễn
  • Hoại tử xương

Bài viết đã cung cấp một số thông tin cần biết về phương pháp xạ trị ung thư tuyến tiền liệt. Trước khi tiến hành điều trị, bạn cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ về lợi ích và rủi ro của phương pháp này.

Ngày đăng 11:12 - 25/06/2022 - Cập nhật lúc: 15:11 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu tùy thuộc vào nhiều yếu tố Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu theo giai đoạn bệnh?

Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại khá thường gặp ở nam giới. Khi mắc…

Phì đại lành tính tuyến tiền liệt có cần điều trị không?

U phì đại lành tính tuyến tiền liệt còn có tên gọi là u xơ tuyến tiền liệt và tăng…

Phương pháp chữa viêm tuyến tiền liệt mãn tính năm 2023

Quá trình chữa viêm tuyến tiền liệt mãn tính bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, tận dụng…

Vị trí tuyến tiền liệt Nốt vôi hóa tiền liệt tuyến là gì, có nguy hiểm không?

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ung thư tuyến tiền liệt là sự xuất hiện…

Thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt loại nào hiệu quả?

Theo thống kê của các chuyên gia sức khỏe, có đến 50% nam giới ở độ tuổi 50 mắc bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua