Xạ trị có gây rụng tóc không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Xạ trị là cơ chế dùng tia xạ chiếu lên vị trí khối u ác tính nhằm ngăn ngừa sự tăng trưởng của chúng. Điều này có thể gây ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển nang lông, tóc. Theo số liệu thống kê, có 80% người tham gia xạ trị gặp phải tình trạng rụng tóc. Tóc có thể mọc lại sau các đợt điều trị, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng và chất lượng tóc mới phục hồi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

xạ trị có gây rụng tóc không
Có 80% người tham gia xạ trị gặp phải tình trạng rụng tóc.

Xạ trị là gì? Xạ trị có gây rụng tóc hay không?

Xạ trị là gì?

Xạ trị (PT, RTx hay XRT) là một trong những phương pháp điều trị ung thư phổ biến. Xạ trị được tiến hành bằng cách dùng các hạt hoặc sóng có năng lượng cao như tia Gamma, tia X, proton, chùm tia điện tử để hạn chế sự gia tăng của tế bào ác tính, hỗ trợ vô hiệu hóa, phá hủy khối u.

Xạ trị có thể tiến hành độc lập, tuy nhiên phương pháp này thường phối hợp với hóa trị liệu, phẫu thuật để giúp tế bào ung thư nhạy cảm hơn với bức xạ, từ đó thu nhỏ và loại bỏ tế bào ung thư ác tính.

Một số cách xạ trị phổ biến hiện nay là:

  • Xạ trị chiếu ngoài
  • Xạ trị áp sát
  • Cho bệnh nhân tiêm hoặc uống một số thuốc chứa đồng vị phóng xạ.

Xạ trị có gây rụng tóc hay không?

Xạ trị hoạt động trên cơ chế ngăn ngừa sự tăng trưởng của tế bào ung thư ác tính, do đó chúng cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển nang lông, tóc. 

Phương pháp xạ trị liệu có thể gây rụng tóc. Tuy nhiên, khác với hóa trị liệu (thuốc tác dụng toàn thân), xạ trị chỉ tác động đến tóc, lông tại vị trí được bức xạ chiếu vào. Chẳng hạn, nếu xạ trị vào đầu (xạ não), tóc sẽ rụng. Mức độ rụng tóc khi xạ trị còn phụ thuộc vào loại tia xạ, thuốc dùng trong xạ trị và liều lượng. 

Thông thường, tóc sẽ không rụng ngay sau khi xạ trị mà sẽ bắt đầu rụng sau 2-  3 tuần thực hiện. Thời điểm tóc rụng nhiều nhất là sau khi xạ trị khoảng 1 – 2 tháng và mọc lại sau 3 – 6 tháng (tùy thuộc vào thuốc đang dùng). Ở người lớn tuổi hoặc người có miễn dịch yếu, tóc có thể cần nhiều thời gian để sinh trưởng hơn (khoảng 6 tháng – 1 năm). Tuy nhiên, tóc mới sau đợt điều trị thường mỏng, có kết cấu khác biệt tóc gốc. Cũng có trường hợp tóc không mọc lại nếu xạ trị ở liều cao và liên tục. 

Bị rụng tóc khi xạ trị liệu – nên làm thế nào?

80% trường hợp tham gia xạ trị đều bị rụng tóc. Để ngăn ngừa hoặc khắc phục tình trạng rụng tóc do xạ trị, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

rụng tóc do xạ trị phải làm sao
Bị rụng tóc khi xạ trị liệu – nên làm thế nào?

Dùng mũ lạnh

Bệnh nhân tham gia xạ trị liệu sẽ được cấp một chiếc mũ hoặc đồ phủ đầu có chứa túi mước lạnh và một loại gel trong suốt. Hơi lạnh trong mũ có tác dụng giúp cho mạch máu tại da đầu co lại, thuốc xạ trị sẽ hạn chế lưu chuyển đến chân tóc, nhờ vậy mà ngăn ngừa rụng tóc.

Dùng tóc giả

Tình trạng rụng tóc sau đợt xạ trị có thể khiến nhiều người căng thẳng khi đối diện với hình ảnh của bản thân. Lúc này, người bệnh có thể cân nhắc đến giải pháp dùng tóc giả. Hiện nay, có nhiều loại tóc giả với nhiều kiểu dáng đẹp, chất lượng tốt, bạn có thể cân nhắc và chọn mua cho mình loại vừa vặn, phù hợp.

Chăm sóc tóc hợp lý

  • Dùng dầu gội dịu nhẹ: Các sản phẩm gội đầu cần tuyệt đối dịu nhẹ. Tốt nhất, bạn nên dùng các sản phẩm dành cho em bé để không gây kích ứng da đầu. Đồng thời, không gội đầu quá 2 lần trong một tuần, lau tóc, chải tóc thô bạo.
  • Không dùng máy sấy: Nhiệt độ và gió cao có thể khiến tóc trở nên giòn, yếu, dễ gãy. Tốt nhất, bạn nên để tóc khô tự nhiên và chải nhẹ nhàng bằng lược thưa.
  • Massage da đầu nhẹ nhàng: Cách này giúp tăng cường lưu thông máu đến da đầu, giúp tóc khỏe mạnh hơn.
  • Tuyệt đối không làm tóc (uốn, duỗi, nhuộm…) trong thời điểm này.

Làm thế nào để tóc sớm mọc lại sau khi xạ trị?

Để thúc đẩy tóc chóng mọc lại sau đợt xạ trị cũng như bảo vệ, giúp tóc khỏe mạnh hơn, một số biện pháp sau được áp dụng phổ biến:

Dùng thuốc kích thích mọc tóc

Thuốc được dùng để kích thích mọc tóc phổ biến ở cả đối tượng nam lẫn nữ giới là Minoxidil. Bôi Minoxidil trực tiếp lên da đầu có thể kích thích mở rộng nang tóc, đẩy nhanh tốc độ mọc tóc, đồng thời ngăn ngừa tóc gãy rụng.

Thuốc có thể gây kích thích mọc tóc ở bộ phận khác như mặt, cổ, gáy… nếu thoa lên vị trí đó. Vì thế, bạn cần thận trọng khi dùng.

Liệu pháp cấy tóc

Liệu pháp cấy tóc có thể được thực hiện khi tóc của bạn không rụng hoàn toàn nhưng chỉ còn thưa thớt, mỏng tang. Có hai phương pháp cấy tóc chính được áp dụng phổ biến hiện nay là:

  • FUT: cách làm này loại bỏ hoàn toàn vùng da đầu không có khả năng mọc tóc trở lại, sau đó dùng một phần da lành bất kỳ trên cơ thể ghép vào và cấy tóc lên.
  • FUE: công nghệ cho phép cấy tóc trực tiếp lên da đầu.

Phương pháp cấy tóc thường cho tóc tự nhiên, đều màu. Tuy nhiên, cách làm trên khá tốn kém và không giải quyết được vấn đề chỉ sau một lần thực hiện.

Trên đây là giải đáp xạ trị có gây rụng tóc không và một số biện pháp khắc phục, hỗ trợ tóc chóng mọc hậu điều trị. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn đọc.

Có thể bạn muốn biết:

Ngày đăng 10:00 - 08/02/2023 - Cập nhật lúc: 12:13 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Thuốc mọc tóc Kaminomoto của Nhật có mấy loại & giá bán

Thuốc mọc tóc Kaminomoto là dòng sản phẩm của thương hiệu dược mỹ phẩm cùng tên. Với ưu điểm thành…

Bệnh rụng tóc – Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất

Bệnh rụng tóc có thể ảnh hưởng đến da đầu hoặc toàn bộ các nang lông trên cơ thể. Rụng…

Ăn gì chống rụng tóc, hỗ trợ trị bệnh rụng tóc hiệu quả?

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và chống lại nhiều vấn đề…

rụng tóc khi gội đầu Tóc bị rụng nhiều khi gội đầu – Nguyên nhân, cách khắc phục

Tóc bị rụng nhiều khi gội đầu là vấn đề thường gặp, nhất là ở chị em phụ nữ. Tình…

TOP 10 dầu gội giúp tóc mọc nhanh và dày tốt nhất

Nhiều sản phẩm dầu gội giúp tóc mọc nhanh và dày đang làm mưa làm gió trên thị trường như…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua