Tìm hiểu về vòi trứng và các tác nhân gây vô sinh ở nữ giới

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Đối với phụ nữ khi xuất hiện thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể bắt đầu thay đổi, kích thích tiết ra hormone sinh dục báo hiệu cho buồng trứng giải phóng trứng vào mỗi tháng. Điều này được thực hiện thông qua chức năng của vòi trứng (hay còn gọi là ống dẫn trứng).

ống dẫn trứng
Vòi trứng (hay ống dẫn trứng) là bộ phận thuộc cơ quan sinh sản ở phụ nữ

Vòi trứng ( hay ống dẫn trứng) là gì? Nó đảm nhận chức năng gì trong cơ thể?

Ống dẫn trứng là một ống nhỏ có độ dài từ 9-12cm bắt nguồn từ đáy tử cung, bình thường cơ quan sinh dục có 2 đầu, một đầu ống mở để  đón trứng từ buồng trứng, đầu còn lại thông với buồng tử cung. Khi buồng trứng phóng noãn, trứng sẽ được những tua nhỏ nằm sát cạnh buồng trứng đỡ lấy sau đó đưa vào tử cung. Đây cũng là nơi mà tinh trùng gặp trứng để thụ tinh, trường hợp trứng không được thụ tinh, cơ thể sẽ tiết ra hormone khiến lớp niêm mạc tử cung bong ra gây xuất huyết ở tử cung, ta gọi đó là hiện tượng kinh nguyệt.

ống dẫn trứng
Vòi trứng làm nhiệm vụ đưa trứng vào tử cung mỗi khi buồng trứng phóng noãn

Trong nhiều trường hợp, nếu vòi trứng bị tắc nghẽn cũng đồng nghĩa với việc trứng không được đưa về tử cung, tinh trùng không thể gặp trứng để thụ tinh dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Mặt khác, nếu trứng đã gặp tinh trùng và thụ tinh nhưng không được di chuyển về tử cung sẽ dẫn đến hiện tượng chửa ngoài dạ con, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Các bệnh lý và triệu chứng thường gặp ở ống dẫn trứng

Vì ống dẫn trứng là bộ phận trong cơ quan sinh sản nên đóng vai trò khá quan trọng, chiếm đến 20% nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. Nhiều trường hợp không thể điều trị buộc phải cắt bỏ cả 2 vòi trứng, chị em sẽ không thể mang thai theo cách tự nhiên, mà chỉ còn cách nhờ vào phương pháp thụ tinh nhân tạo. Do đó, không được chủ quan đối với các bệnh lý xảy ra liên quan đến ống dẫn trứng.

Viêm ống dẫn trứng

Bệnh lý này bắt nguồn từ một số loại vi khuẩn như Mycoplasma, Staphylococcus và Streptococcus và một số tác nhân xấu khác. Và nguyên nhân chính dẫn đến viêm ống dẫn trứng là do quá trình nhiễm trùng âm đạo hay cổ tử cung tác động xấu đến ống dẫn trứng dẫn dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm.

viêm ống dẫn trứng
Nhiễm trùng âm đạo có thể gây ra hiện tượng viêm nhiễm vòi trứng

Viêm ống dẫn trứng có 2 giai đoạn chính:

  • Viêm ống dẫn trứng cấp tính: Bệnh bùng phát bất ngờ, có khả năng điều trị
  • Viêm ống dẫn trứng mãn tính: Bệnh không được phát hiện trong thời gian dài, trường hợp xấu nhất phải cắt bỏ 1 hoặc cả 2 vòi trứng nên có thể dẫn đến vô sinh.

Các biến chứng của viêm ống dẫn trứng

  • Viêm nhiễm
  • Áp xe phần phụ
  • Thai ngoài tử cung
  • Vô sinh

Các biểu hiện của viêm ống dẫn trứng thường không “hiển thị” rõ ràng:

  • Đau ở vùng bụng, lưng
  • Kinh nguyệt thay đổi bất thường
  • Khí hư ra nhiều, tiết dịch âm đạo có mùi hôi
  • Tiểu tiện khó khăn

Tuy nhiên, một số trường hợp giai đoạn đầu chị em không gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong các biểu hiện trên, chỉ cảm thấy đau âm ỉ ở phần bụng dưới và tình trạng này cứ kéo dài đến khi phát hiện thì nó đã bước sang giai đoạn nặng hơn và buộc phải điều trị gấp.

Tắc vòi trứng

Tắc vòi trứng là một bệnh lý thường gặp gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản, theo thống kê có đến 40% tỉ lệ vô sinh nữ giới mắc phải do tác động của tắc nghẽn vòi trứng. Tinh trùng muốn gặp trứng để thụ tinh thì phải bơi qua vòi trứng ở tử cung, nhưng nếu vòi trứng bị tắc nghẽn sẽ gây cản trở cho tinh trùng trong việc di chuyển đến gặp trứng và quá trình thụ tinh không thể diễn ra sẽ gây ra tình trạng vô sinh. 

Trường hợp trứng đã được thụ tinh nhưng tắc nghẽn vòi trứng, trứng đã thụ tinh không được đưa vào tử cung làm tổ, khiến phôi thai phát triển bên ngoài tử cung có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sản phụ.

tắc vòi trứng
Tắc nghẽn vòi trứng có thể dẫn đến tình trạng chữa ngoài dạ con hay thậm chí là vô sinh

Đối với trường hợp tắc nghẽn vòi trứng cũng khó để nhận biết, vì không có dấu hiệu lâm sàng, thường thì biểu hiện qua triệu chứng đau bụng kinh do bị tắc vòi trứng gây viêm mủ  dẫn đến co thắt và gây đau. Trường hợp khác, bệnh lý tắc nghẽn vòi trứng có thể biểu hiện qua màu sắc chu kỳ kinh nguyệt, sắc tố kinh nguyệt có màu sắc thâm đen, vón cục, kèm theo đau phần bụng dưới.

Nguyên nhân gây bệnh ở ống dẫn trứng

Nguyên nhân trực tiếp là do viêm nhiễm âm đạo và cổ tử cung, do không được điều trị kịp thời hoặc đã điều trị nhưng chưa dứt điểm gây ra ảnh hưởng đến ống dẫn trứng.

Cụ thể đối với bệnh tắc nghẽn vòi trứng, là do vấn đề viêm nhiễm lan ngược lên trên gây viêm nhiễm phần phụ, lạc nội mạc tử cung. 

Ngoài ra, một số trường hợp do chịu ảnh hưởng của việc tự ý nạo phá thai, quan hệ tình dục không an toàn, đặt vòng tránh thai, không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

Cách thức phòng ngừa

Thực tế để phòng ngừa bệnh viêm nhiễm rất đơn giản, chị em phụ nữ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín và nhất là vào thời kì kinh nguyệt để tránh vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển.

Giữ chế độ sống lành mạnh, không nên quan hệ bừa bãi để tránh các bệnh truyền nhiễm, chú ý vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ

Nếu quan hệ mà không muốn có con nên tham khảo các phương pháp tránh thai để ngăn chặn việc mang thai ngoài ý muốn, nói không với tình trạng nạo phá thai vì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.

Trường hợp nếu gặp các triệu chứng như đau lưng, đau bụng dưới dữ dội, kinh nguyệt thay đổi bất thường,… có thể dùng thuốc giảm đau nếu tình trạng đó vẫn tiếp diễn và không có dấu hiệu thuyên giảm cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thông tin có thể tham khảo:

DÀNH RIÊNG CHO BẠN

Ngày đăng 09:25 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:35 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Viêm âm đạo thường xuyên tái phát, tự ti, mặc cảm trong chuyện ‘chăn gối’. Thế nhưng, cô giáo trẻ Hà Thành cuối cùng cũng tìm ra giải pháp loại bỏ căn bệnh khủng khiếp này.
viêm cổ tử cung mãn tính Viêm cổ tử cung mãn tính nguy hiểm không? Cách điều trị
 Viêm cổ tử cung mãn tính đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở cơ quan này. Bệnh lý hoàn toàn có thể điều trị nếu sớm can…
Dùng lá bàng chữa viêm phụ khoa có thực sự hiệu quả?

Hiện nay, rất nhiều chị em sử dụng lá bàng chữa viêm phụ khoa theo lời người khác mách bảo…

Tìm hiểu về vòi trứng và các tác nhân gây vô sinh ở nữ giới

Đối với phụ nữ khi xuất hiện thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể bắt đầu thay đổi, kích thích tiết…

Các loại thuốc đặt viêm cổ tử cung TOP 13 thuốc đặt viêm cổ tử cung và các lưu ý khi dùng

Để điều trị viêm cổ tử cung, phương pháp sử dụng thuốc đặt được áp dụng phổ biến. Thuốc đặt…

Các phương pháp điều trị viêm cổ tử cung tốt nhất 2023

Bệnh viêm cổ tử cung có thể kéo dài dai dẳng và gây ra nhiều biến chứng nếu không được…

chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không Hướng Dẫn Chữa Viêm Cổ Tử Cung Bằng Lá Trầu Không Hiệu Nghiệm

Lá trầu không có đặc tính sát trùng và kháng viêm mạnh mẽ nên được dùng phổ biến trong điều…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua