Vôi hóa tuyến nước bọt là gì? Nguyên nhân và điều trị

Vôi hóa tuyến nước bọt là căn bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trưởng thành. Điểm đặc trưng của bệnh là sự hình thành của viên sỏi trong tuyến dẫn gây bít tắc dòng chảy của nước bọt, từ đó khiến cho tuyến bị sưng phồng, đau nhức, nghiêm trọng hơn có thể mang lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vôi hóa tuyến nước bọt là gì?

Vôi hóa tuyến nước bọt là bệnh lý xảy ra khi có sự lắng đọng của canxi quanh khối viêm trong tuyến nước bọt. Hiện tượng này kéo dài dẫn đến sự hình thành của viên sỏi nằm lấn chiếm không gian trong tuyến nước bọt. Chính vì vậy mà mỗi khi nhai, viên sỏi sẽ gây kích thích và khiến cho tuyến bị sưng phồng. Trong y học, bệnh vôi hóa tuyến nước bọt còn có tên gọi khác là sỏi tuyến nước bọt.

Vôi hóa tuyến nước bọt là gì
Vôi hóa tuyến nước bọt là căn bệnh được chẩn đoán khi có sự xuất hiện của viên sỏi hình thành quanh khối bị viêm trong tuyến

Tuy nhiên, tuyến nước bọt sẽ xẹp xuống dần khi nước bọt được tiết ra miệng sau khi ăn.Hiện tượng này khiến cho bệnh nhân lầm tưởng rằng bệnh không nguy hiểm và có thể tự hết. Lâu ngày, sự tích tụ của canxi khiến cho viên sỏi ngày càng phát triển lớn hơn về mặt kích thước và nằm chắn ngang bít cả tuyến nước bọt, từ đó khiến cho tuyến bị sưng phồng kéo dài mang đến các cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh.

Theo cấu tạo của tuyến nước bọt, tổ chức tuyến được phân bố khá rộng rãi. Trong đó có 3 nhóm lớn nhất nằm ở mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi, còn lại là các tuyến nước bọt rất nhỏ phân bố đều ở các khu vực khác. Viên sỏi chủ yếu được hình thành trong các ống có đường kính lớn ở 3 tuyến chính. Đôi khi, tuyến nước bọt có thể xuất hiện nhiều viên sỏi nằm ở các vị trí khác nhau và thường có tính chất ở cả hai bên.

Thống kê thực tế cho thấy, có khoảng 80% bệnh nhân bị vôi hóa tuyến nước bọt dưới hàm, một phần có sỏi ở tuyến mang tai. Các tuyến nước bọt phụ hầu như không có sỏi.

Bệnh vôi hóa tuyến nước bọt ảnh hưởng chủ yếu đến người trưởng thành. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn so với nữ. Trẻ em cũng có thể bị vôi hóa tuyến nước bọt nhưng ít gặp hơn. Các triệu chứng bệnh xuất hiện khá rõ ràng nên dễ phát hiện. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lại chủ quan bỏ qua hoặc nhầm lẫn với căn bệnh khác, đến khi đi khám bác sĩ thì viên sỏi đã có kích thước quá lớn và gây ra nhiều triệu chứng cùng biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây vôi hóa tuyến nước bọt

Một số ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vôi hóa tuyến nước bọt là do các thành phần có trong dịch tuyến bị rối loạn chuyển hóa, nhất là canxi. Điều này có thể khiến cho dịch tuyến có độ nhớt cao hơn và các tinh thể canxi cũng bị lắng đọng ngày càng nhiều trong lòng ống tuyến, từ đó tạo thành viên sỏi.

Đôi khi viên sỏi còn hình thành trong tuyến nước bọt trên cơ sở dị vật hoặc ổ nhiễm trùng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bị vôi hóa tuyến nước bọt vô căn, không xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vôi hóa tuyến nước bọt như:

  • Mất nước làm tăng độ đặc của dịch trong tuyến và khiến canxi dễ dàng tích tụ thành sỏi
  • Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng
  • Bị chấn thương tuyến nước bọt
  • Có tiền sử mắc bệnh viêm tuyến nước bọt, bệnh ở túi mật
  • Sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài, chẳng hạn như thuốc kháng histamin, thuốc chữa bệnh huyết áp hay bệnh tâm thần.
  • Hút thuốc lá chủ động và thụ động

Triệu chứng vôi hóa tuyến nước bọt

Sự xuất hiện của viêm sỏi trong tuyến nước bọt có thể gây tắc nghẽn một phần hay toàn bộ tuyến. Điều này khiến cho nước bọt không được tiết ra miệng một cách bình thường, từ đó gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như:

triệu chứng Vôi hóa tuyến nước bọt
Bệnh vôi hóa tuyến nước bọt có thể gây sưng đau dưới hàm
  • Đau nhức tại vùng tuyến bị viêm. Cơn đau có thể chỉ âm ỉ nhưng cũng có khi dữ dội, nhất là khi ăn.
  • Sưng phù quanh vùng ống dẫn có sỏi
  • Có cảm giác nặng giống như bị đè nén ở tuyến 
  • Khu vực ống dẫn chứa sỏi có thể bị viêm, sưng đỏ
  • Dùng tay xoa bóp, chạm nhẹ ngoài tuyến có thể sờ được viên sỏi và không thấy tiết ra nước bọt. 
  • Cứng miệng do các ống tuyến dưới hàm, dưới lưỡi bị tắc nghẽn
  • Ở mỗi người, viên sỏi có các kích thước khác nhau. Khi mới hình thành thì viên sỏi chỉ nhỏ bằng đầu tăm nhưng có trường hợp sỏi lớn như quả trứng gà.
  • Trong trường hợp tuyến nước bọt bị nhiễm khuẩn, người bệnh còn có các biểu hiện khác như sốt nhẹ hoặc sốt cao, nổi hạch bạch huyết ở góc hàm, tuyến có mủ.

Bệnh vôi hóa tuyến nước bọt có nguy hiểm không?

Ở mức độ nặng, viên sỏi có kích thước to và cảm trở dòng chảy của nước bọt trong tuyến gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu hóa thức ăn và làm tăng gánh nặng cho da dày. Ngoài ra, người bị vôi hóa tuyến nước bọt còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng như:

  • Viêm tuyến dưới hàm: Viên sỏi kích thích, ma sát vào lớp lót trong tuyến có thể gây viêm tuyến dưới hàm. Khi gặp biến chứng này, người bệnh có thể thấy vùng dưới hàm bị đau dữ dội. Cơn đau có thể lan lên cả tai. Kèm theo đó là tình trạng sốt, nuốt vướng, nóng đỏ da, mưng mủ. Ổ mủ vỡ ra có thể để lại một lỗ rò ngoài da.
  • Viêm vùng sàn miệng: Đây cũng là khu vực dễ chịu ảnh hưởng của bệnh vôi hóa tuyến nước bọt. Bệnh gây đau dữ dội ở khu vực bị ảnh hưởng và khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện. Tình trạng sốt nhẹ hay sốt cao cũng có thể xảy ra khi bị viêm vùng sàn miệng.
  • Liệt mặt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh vôi hóa tuyến nước bọt. Bệnh gây viêm và tạo thành ổ áp xe khiến dây thần kinh trên mặt bị tổn thương, làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ, thậm chí là liệt mặt.

Chẩn đoán bệnh vôi hóa tuyến nước bọt

Bệnh vôi hóa tuyến nước bọt được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng người bệnh đang gặp phải. Cùng với đó, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang để xác định sự hiện diện của viên sỏi.

Trên hình ảnh phim chụp X-quang ghi nhận được, sỏi tuyến nước bọt là một khối mờ. Ngoài ra, kỹ thuật này còn cho phép bác sĩ đánh giá được tình trạng tắc nghẽn bên trong tuyến, có thể là tắc một phần hoặc tắc hoàn toàn.

Cách điều trị vôi hóa tuyến nước bọt

Có nhiều phương pháp chữa vôi hóa tuyến nước bọt đang được áp dụng. Tùy theo kích thước viên sỏi, các triệu chứng và tính chất phức tạp của mỗi ca bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn cách điều trị phù hợp. 

+ Trường hợp có nhiễm khuẩn:

Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng phác đồ kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn không để ổ nhiễm trùng lan rộng. Liệu trình chữa vôi hóa tuyến nước bọt bằng thuốc kháng sinh có thể kéo dài trong 3 – 10 ngày hoặc lâu hơn tùy theo loại thuốc được sử dụng và mức độ nhiễm trùng.

thuốc điều trị vôi hóa tuyến nước bọt
Thuốc kháng sinh được kê đơn cho bệnh nhân bị vôi hóa tuyến nước bọt có nhiễm khuẩn

Bệnh nhân cần chú ý uống thuốc đúng liều, đủ thời gian kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tình trạng viêm nhiễm trong tuyến nhanh được chữa lành.

+ Cách trị vôi hóa tuyến nước bọt có sỏi nhỏ:

Trường hợp viên sỏi có kích thước còn nhỏ, bệnh nhân được hướng dẫn ngậm chanh hay các loại kẹo có vị chua để làm tăng lưu lượng nước bọt trong tuyến, góp phần đẩy viên sỏi ra khỏi tuyến một cách tự nhiên mà không phải đụng chạm đến dao kéo. 

Một số bệnh nhân sẽ được bác sĩ massage hoặc thực hiện các kỹ thuật khác để viên sỏi được đưa ra khỏi tuyến nước bọt.

+ Sỏi tuyến nước bọt kích thước lớn:

Đối với các bệnh nhân bị vôi hóa tuyến nước bọt có sỏi lớn, việc lợi dụng các phương pháp tự nhiên để đẩy sỏi ra ngoài ra khá khó khăn, thậm chí nếu cố gắng thực hiện còn gây tổn thương cho tuyến. Trường hợp này, bác sĩ sẽ làm tiểu phẫu rạch một đường nhỏ trong miệng để lấy viên sỏi ra.

+ Phẫu thuật nội soi chữa vôi hóa tuyến nước bọt:

Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp bị vôi hóa tuyến nước bọt có tính chất phức tạp, người bị sỏi tái phát hoặc tuyến nước bọt bị tổn thương nặng không thể phục hồi. Người bệnh sẽ được nội soi để lấy sỏi hoặc cắt bỏ tuyến giáp.

Phẫu thuật nội soi chữa vôi hóa tuyến nước bọt
Phẫu thuật nội soi thường được chỉ định để chữa vôi hóa tuyến nước bọt cho các ca bệnh phức tạp, có sỏi tái phát

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến có thể giúp chấm dứt triệt để các phiền toái mà căn bệnh này mang lại. Mặc dù vậy, tuyến nước bọt vốn đóng vai trò quan trọng đối với chức năng tiêu hóa và nội tiết nên việc cắt bỏ tuyến ít nhiều cũng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, người bệnh chỉ nên phẫu thuật khi tất cả các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả.

Cách phòng ngừa vôi hóa tuyến nước bọt

Để phòng ngừa bệnh vôi hóa tuyến nước bọt thì bạn cần loại bỏ được các yếu tố nguy cơ gây hình thành sỏi. Cụ thể như sau:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể để nước bọt không bị cô đặc, ngăn chặn quá trình tích tụ canxi dẫn đến sỏi.
  • Cai nghiện thuốc lá và tránh xa những khu vực có khói thuốc lá
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách. Chải răng mỗi ngày 2 lần kết hợp súc miệng bằng nước muối để ngăn chặn vi khuẩn phát triển.
  • Không sử dụng thuốc tây bừa bãi khi chưa được bác sĩ kê đơn
  • Điều trị triệt để các bệnh lý ở răng miệng, túi mật, các chấn thương hay bệnh viêm tuyến nước bọt nếu có. Đây là những vấn đề về y tế có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vôi hóa tuyến nước bọt nếu không được kiểm soát tốt.
 
Có thể bạn quan tâm

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 13:20 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:40 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Naphacogyl - Thuốc viêm lợi màu hồng và cách dùng Naphacogyl – Thuốc viêm lợi màu hồng và cách dùng
Thuốc naphacogyl, hay còn gọi là thuốc đau răng màu hồng được sử dụng phổ biến. Đây là một loại…
Các bệnh về răng miệng thường gặp và cách xử lý Các bệnh về răng miệng thường gặp và cách xử lý
Các bệnh về răng miệng thường gặp có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Phổ…
Nấm candida miệng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Nấm candida miệng là một dạng nhiễm trùng có điểm đặc trưng là sự xuất hiện của các tổn thương…
trẻ bị mảng trắng trong miệng Trẻ bị mảng trắng trong miệng – Nguy hiểm nên gặp bác sĩ ngay
Trẻ bị mảng trắng trong miệng là vấn đề phụ huynh cần chú ý, bởi đây có thể là dấu…
Viêm loét miệng ở trẻ em là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra Viêm Loét Miệng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Hướng Chữa Trị

Viêm loét miệng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nổi bật với các vết loét…

Viêm niêm mạc miệng Viêm Niêm Mạc Miệng: Biểu Hiện và Biện Pháp Khắc Phục

Viêm niêm mạc miệng là tình trạng các lớp bao phủ quanh miệng, lưỡi bị viêm tạo thành vết loét.…

Viêm loét miệng Viêm Loét Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa Trị

Viêm loét miệng là một trong những tình trạng phổ biến xảy ra tại khoang miệng ở cả người lớn…

Chia sẻ từ nhân vật: Viêm lợi, hôi miệng lâu năm và giải pháp hiệu quả bất ngờ sau 7 ngày

Bạn trai tôi bị hôi miệng và đây cũng chính là lý do khiến tôi cảm thấy e ngại mỗi…

Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao Bé Bị Viêm Loét Miệng Họng Sốt Cao: Nên Xử Lý Thế Nào?

Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Các biểu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua