Dấu hiệu vỡ thai ngoài tử cung và điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Vỡ thai ngoài tử cung có thể xảy ra khi có các dấu hiệu như xuất hiện cơ đau nhói rất dữ dội, rong huyết, mạch nhẹ, mệt mỏi giống như sắp ngất,…. Nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, sức khỏe của mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong trên đường đi cấp cứu.

Vỡ thai ngoài tử cung là gì?

Vỡ thai ngoài tử cung là một trong những tai biến sản khoa rất nguy hiểm, buộc phải cấp cứu y tế kịp thời để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng. Thông thường, tai biến sẽ xảy ra sau khi trứng thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung với vị trí phổ biến nhất là ống dẫn trứng. Bởi vì đây là nơi trứng đã được thụ tinh, khi hợp tử lớn lên sẽ khiến ống dẫn trứng bị rách/vỡ, làm cho máu bị chảy ồ ạt vào bên trong ổ bụng.

vỡ thai ngoài tử cung
Vỡ thai ngoài tử cung là một trong những tai biến sản khoa rất nguy hiểm

Dấu hiệu vỡ thai ngoài tử cung

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thai ngoài tử cung có thể vỡ vào bất cứ thời điểm nào. Khi vỡ sẽ xảy ra tình trạng máu chảy một cách ồ ạt vào bên trong ổ bụng, khiến mẹ bầu ngất xỉu, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện sớm và kịp thời cấp cứu.

Do đó, mẹ bầu cần nắm rõ dấu hiệu (triệu chứng) để có biện pháp xử lý dự phòng phù hợp và hiệu quả. Cụ thể, những trường hợp vỡ thai ngoài tử cung thường xuất hiện một số dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Mạch nhẹ, nhanh. Đồng thời huyết áp có thể tụt xuống thấp dần.
  • Kinh nguyệt bị trễ, đau bụng vùng dưới hoặc có thể bị rong huyết.
  • Xuất hiện cơn đau nhói rất dữ dội. Tiếp đến sẽ cảm thấy mệt mỏi giống như sắp ngất, nếu không kịp thời mổ sẽ có thể tử vong khi trên đường đi cấp cứu.
  • Khi thăm khám thấy rõ túi. Đồng thời có biểu hiện căng đau, nếu chọc dò đồ sẽ có rất nhiều máu đen không đông, loãng được rút ra ngoài.
  • Mổ bụng hoặc nội soi để có thể điều trị cắt vòi trứng ở phía bên thai ngoài tử cung.
  • Khi siêu âm thấy ổ bụng có máu, cùng đồ có máu.
  • Nếu rơi vào trường hợp là huyết tụ thành nang được xác định là thai ngoài tử cung bị vỡ, máu sẽ chảy rỉ rả rồi tụ lại ở phía cùng đồ sau. Tiếp đến, ruột mạc nối đến bao bọc lại khối máu & vòi trứng, tạo thành một khối nang.

Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ có các dấu hiệu hiệu tương tự thai ngoài tử cung vẫn chưa bị vỡ. Trong đó có thể kể đến đau bụng ở vùng dưới kéo dài hoặc đau nhiều rồi giảm, đau nhói, đau muốn rặn, muốn tiểu lắt nhắt rất nhiều lần, muốn đi vệ sinh hoặc rong huyết.

vỡ thai ngoài tử cung
Dấu hiệu vỡ thai ngoài tử cung phổ biến nhất là đột ngột xuất hiện những cơn đau dữ dội

Những nguy cơ có thể gặp khi vỡ thai ngoài tử cung

Khi vỡ thai ngoài tử  cung, những mạch máu tại nơi trứng đã được thụ tinh và làm tổ sẽ bị vỡ theo. Dẫn đến tình trạng máu chảy ồ ạt vào bên trong ổ bụng, khiến mẹ bầu bị mất rất nhiều máu. Buộc phải cấp cứu kịp thời nếu không sẽ có thể tử vong do bị sốc mất máu.

Không chỉ vậy, vỡ thai ngoài tử cung còn khiến nơi trứng đã được thụ tinh và làm tổ bị tổn thương khá nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa buộc phải khâu bảo tồn phần vòi tử cung hoặc cắt bỏ phần vòi tử cung với mục đích là không làm tính mạng của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Điều này có thể làm khả năng mang thai về sau bị giảm hoặc tăng tỉ lệ có thai ngoài tử cung ở những lần mang thai kế tiếp.

Cách hạn chế nguy hiểm khi vỡ thai ngoài tử cung

Như đã nói ở trên, thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ khi nào. Thế nên, khi nghi ngờ bản thân đang mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu cần nhập viện sớm nhất có thể để bác sĩ thăm khám và theo dõi, cũng như điều trị đúng phương pháp và có cách hạn chế nguy hiểm kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.

Xuyên suốt quá trình đó, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn theo dõi cơ thể để biết được tình trạng đau bụng nhiều hay ít, huyết có ra không và nếu có thì nhiều hay ít, có mắc tiểu không, hậu môn có thốn nặng không,…. Qua đó, mẹ bầu sẽ được giải thích rất rõ về tình trạng của bản thân. Đồng thời sẽ được theo dõi sát huyết áp, mạch để có thể chuẩn đoán và điều trị sớm, hạn chế tối đa tình trạng thai ngoài tử cung bị vỡ dẫn đến chảy nhiều máu, gây nguy hiểm cho tính mạng.

vỡ thai ngoài tử cung
Khi nghi ngờ bản thân đang mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu cần nhập viện sớm nhất có thể

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể theo dõi tình trạng vỡ thai ngoài tử cung của bản thân. Nếu thấy huyết rỉ kéo dài, đau bụng đột ngột hoặc dữ dội, người nhợt nhạt, xanh xao, muốn ngất xỉu,… cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ, hoặc nhờ người thân đưa trực tiếp đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị và cấp cứu kịp thời.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý, thai ngoài tử cung một khi bị vỡ sẽ khiến cơ thể mất rất nhiều máu. Mẹ bầu buộc phải được truyền lại đủ lượng máu đã mất nên sẽ khá phức tạp trong quá trình điều trị, thậm chí là có thể tử vong khi đang trên đường đến bệnh viện phẫu thuật nếu không được phát hiện sớm.

Vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo các mẹ bầu cần trình bày thành thật các dấu hiệu, triệu chứng xuất hiện trên cơ thể để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chuẩn đoán & điều trị. Đây cũng chính là một trong những cách tốt nhất để mẹ bầu có thể hạn chế nguy hiểm khi vỡ thai ngoài tử cung.

Tóm lại, vỡ thai ngoài tử cung rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai về sau cũng như sức khỏe, tính mạng của mẹ bầu. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân đang rơi vào trường hợp này, nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:39 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 23:22 - 05/06/2023
Chia sẻ:
bà bầu ăn sung tốt không Bà bầu ăn sung tốt không, có tác dụng gì? (xanh, chín)

Sung là loại trái cây dân dã nhưng lại chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.…

x loại thực phẩm dễ gây sảy thai - Mẹ cần cảnh giác! 16 loại thực phẩm dễ gây sảy thai – Mẹ cần cảnh giác!

Sảy thai thường xảy ra trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân có thể là do gene,…

mang thai ngoài tử cung thử que có biết không Mang thai ngoài tử cung thử que có biết không?

Mang thai ngoài tử cung thử que có biết không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Vì…

sản dịch sau sinh Sản dịch sau sinh là gì? Nguy hiểm không? Bao lâu hết?

Sau khi sinh, chị em phụ nữ sẽ không tránh khỏi tình trạng ra sản dịch. Sản dịch sau sinh…

Bà bầu ăn nha đam được không? (chè, sữa chua, nước...) Bà bầu ăn nha đam được không? (chè, sữa chua, nước…)

Nha đam ngoài tác dụng giải nhiệt, mát gan còn có hiệu quả cải thiện hoạt động tiêu hóa, nhuận…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua