Viêm Xoang Sàng Hai Bên: Biểu Hiện và Cách Điều Trị

Viêm xoang sàng hai bên là một thể của viêm xoang, một căn bệnh ám ảnh với nhiều người mỗi khi thời tiết thay đổi đặc biệt là khi bước vào mùa mưa hoặc mùa đông lạnh kéo dài. Bệnh thường có những biểu hiện như đau nhức, khó thở, chảy nước mũi, đau ở vùng mắt và hai trán. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết.

Vị trí của xoang sàng hai bên
Vị trí của xoang sàng hai bên

Viêm xoang sàng hai bên là bệnh gì?

Viêm xoang sàng hai bên là tình trạng bít tắc ở các xoang khiến chúng không thể lưu thông thường xuyên dẫn đến nghẹt mũi, chảy nước mũi. Trong đó, xương sàng nằm ở vị trí giữa hai mắt, dưới trán và phía trên hốc mũi. Xương sàng có 4 hang rỗng thông với nhau gọi là xoang sàng. 

Theo các chuyên gia, viêm xoang sàng hai bên xuất phát từ nguyên nhân chính là do viêm nhiễm các xoang. Cụ thể là xoang sàng trước và xoang sàng sau:

  • Viêm xoang sàng trước: Các dịch nhầy sau khi hình thành trong mũi gây bít tắc xoang khiến người bệnh hít thở không thông, khó thở. Nghiêm trọng hơn có thể gây phù nề, tổn thương niêm mạc mũi.
  • Viêm xoang sàng sau: Sau khi các chất dịch nhầy hình thành trong mũi sẽ di chuyển và chảy ngược xuống cổ họng. 

Triệu chứng của viêm xoang sàng hai bên

Xoang sàng nằm sâu trong hốc mắt và mũi, do đó các biểu hiện của bệnh không quá rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm hoặc tai mũi họng thông thường. Bệnh có các triệu chứng như sau:

  • Đau nhức đầu: Đau ở toàn bộ vùng đầu, mặt, mũi đặc biệt là đau nhức 2 bên thái dương, đau âm ỉ vùng đầu sau gáy hoặc vùng đỉnh đầu.
  • Hôi miệng, thường xuyên khạc nhổ: Các dịch nhầy, mủ trong xoang chảy xuống họng gây vướng víu cổ họng, khó chịu làm người bệnh thường xuyên khạc nhổ. Ngoài ra, tình trạng này còn khiến hơi thở có mùi hôi và gây hôi miệng.
  • Chảy dịch mũi: Dịch mũi thường có màu vàng xanh hoặc nâu, tanh hôi và đặc quánh…
  • Ho, viêm họng mãn tính: Thường xuyên ho khan hoặc ho đờm, ngứa rát cổ họng, cổ họng bị viêm, nề đỏ, ho kéo dài về đêm, khó thở. 
  •  Thị lực suy yếu: Mắt mờ, hay bị nhòe, cơ thể nhạy cảm với thời tiết đặc biệt là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột.
  • Nóng sốt, người mệt mỏi khó chịu, bị hắt hơi và sổ mũi sau khi ngủ dậy. 

Viêm xoang sàng hai bên có nguy hiểm không?

Bệnh sẽ không nguy hiểm ở giai đoạn cấp tính nhưng nếu chuyển sang mãn tính sẽ gây ra nhiều biến chứng
Bệnh sẽ không nguy hiểm ở giai đoạn cấp tính nhưng nếu chuyển sang mãn tính sẽ gây ra nhiều biến chứng

Có thể nói, viêm xoang sàng không phải là bệnh quá nguy hiểm có thể chữa được nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Biến chứng về mắt 

Do nằm trong hốc mắt, hốc mũi nên nếu các xoang sàng bị viêm nhiễm sẽ ít nhiều gây hại đến chức năng của mắt. Cụ thể:

  • Viêm nề ổ mắt, viêm mí do bị ảnh hưởng từ viêm nhiễm xoang sàng sau.
  • Lồi nhãn cầu, đau nhức mắt, nề màng tiếp hợp, sưng mí mắt nếu có các triệu chứng sổ mũi nhức đầu khi mắc viêm xoang sàng.
  • Viêm mô liên kết quanh hốc mắt khiến mắt đau dữ dội, hai mí mắt sưng phồng, đau lan lên thái dương và đỉnh đầu.
  • Có thể gây ra nhiều biến chứng khác nếu không điều trị dứt điểm như áp xe mít mắt khiến mắt sưng đỏ, đau; viêm túi lệ, viêm tấy ổ mắt khiến mắt sưng to lồi, đau trong ổ mắt; viêm dây thần kinh thị giác làm giảm thị lực, đau nhiều ở vùng thái dương…

Biến chứng về tĩnh mạch hang

Viêm xoang sàng mãn tính có thể dẫn đến tình trạng viêm tắc tĩnh mạch hang. Tình trạng này có các triệu chứng như sốt cao kèm theo đau đầu, rét run, có thể xuất hiện hiện tượng nhãn cầu lồi… Tỷ lệ tử vong của bệnh là cực kỳ cao.

Biến chứng về hô hấp

Như đã nói, xoang sàng nằm sâu trong hốc mũi, mũi và xoang sàng hai bên có cấu tạo liên quan mật thiết với nhau. Do đó, khi bị viêm xoang sàng hai bên thì chắc chắn hệ hô hấp cũng bị ảnh hưởng. Thường là:

  • Không thở được bằng mũi do nghẹt mũi, tắc một hoặc cả hai bên mũi.
  • Viêm thanh quản mãn tính với các triệu chứng như khản cổ, giọng khàn, người nhanh mệt mỏi, ho có đờm, lạc tiếng, mất tiếng…

Cách điều trị viêm xoang sàng hai bên

Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm xoang sàng hai bên là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn mà không để lại biến chứng gì nếu bệnh ở giai đoạn cấp tính. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, quá trình điều trị sẽ rất khó khăn đồng thời, thời gian điều trị cũng phải kéo dài.

Một số phương điều trị viêm xoang được sử dụng phổ biến hiện nay là:

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Thuốc Tây là phương pháp được áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ
Thuốc Tây là phương pháp được áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ

Thuốc Tây được xem là giải pháp tối ưu giúp loại bỏ nhanh các triệu chứng bệnh, thường được áp dụng cho trường hợp cấp tính, người bệnh kịp thời thăm khám, điều trị. Một số thuốc thường dùng là:

2. Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi các biện pháp điều trị nội khoa không thể mang lại hiệu quả điều trị. Khi áp dụng phương pháp này, các bác sĩ thường:

  • Tiến hành thăm khám và chẩn đoán vị trí vùng xoang sàng để lựa chọn biện pháp phẫu thuật phù hợp.
  • Thường dùng là mổ nạo vùng viêm xoang bị viêm.

Hiện nay, đa số các trường hợp viêm xoang sàng mãn tính được áp dụng biện pháp phẫu thuật nội soi xoang. Phương pháp này ít xâm lấn, tốt cho quá trình hồi phục và ít ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. 

3. Cách điều trị viêm xoang sàng hai bên tại nhà

Với các trường hợp bệnh nhẹ, mới xuất hiện, người bệnh có thể áp dụng biện pháp điều trị tại nhà. Nên tiến hành đồng thời để mang lại hiệu quả điều trị đúng cách:

Xông mũi trị viêm xoang sàng

Dùng một tô nước nóng để xông mũi, cố gắng làm cho hơi nào vào mũi nhiều nhất để các xoang được lưu thông, thích hợp với người nghẹt mũi, không thể thở được bằng mũi. Để gia tăng hiệu quả điều trị, có thể thêm một số thảo dược như gừng, sả, bạc hà, ngải cứu hoặc tinh dầu đinh hương.

Rửa mũi bằng nước muối

Nhỏ hoặc rửa mũi bằng nước muối sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả
Nhỏ hoặc rửa mũi bằng nước muối sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả

Đa số với các trường hợp viêm xoang, rửa mũi bằng nước muối là phương pháp làm sạch mũi, đẩy các virus vi khuẩn gây bệnh ra ngoài khoang mũi nhanh chóng hiệu quả. Bạn có thể dùng nước muối pha theo tỷ lệ 9g muối 1 lít nước hoặc mua nước muối sinh lý 0,9% để sử dụng.

Mỗi ngày nhỏ nước muối vào mũi 1 – 2 lần rồi hỉ ra hoặc thực hiện theo cách:

  • Ngồi thẳng người, đầu nghiêng một góc 45 độ, xịt nước muối vào một bên mũi để nước tự chảy ra ngoài với trường hợp ít dịch mũi. 
  • Với trường hợp nhiều dịch mũi thì dùng ống bơm xi-lanh hoặc bình xịt bơm nước muối vào mũi một lúc rồi hỉ ra ngoài.
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, liên tục cho đến khi giảm triệu chứng nghẹt mũi.

Đẩy lưỡi trong 20 giây

Một trong những cách giúp giảm ngạt mũi khó thở là kích hoạt cơ chế tự khai thông của cơ thể. Thực hiện bằng cách đẩy lưỡi áp sát vòm miệng rồi dùng 1 ngón tay ấn chặt điểm giữa lông mày trong vòng 20 giây. Thực hiện liên hoàn các động tác này liên tục trong nhiều ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể chứng nghẹt mũi.

Phương pháp này sẽ giúp xoang mũi được thông thoáng. Khi lưỡi áp sát vòm họng sẽ tác động đến xương lá mía và xương hàm trên. Trong khi đó, việc ấn vào điểm giữa lông mày sẽ tác động đến xương trán và xương sàng. 

Giảm viêm nhiễm đúng cách

Các phương pháp hạn chế tổn thương niêm mạc, giảm các triệu chứng của bệnh nên áp dụng tại nhà bao gồm:

  • Hỉ mũi đúng cách: Khi bị chảy nước mũi, người bệnh nên hỉ mũi ra ngoài và dùng khăn sạch lau đi, không hỉ mũi quá mạnh để tránh tổn thương niêm mạc mũi,
  • Sử dụng thuốc chống nghẹt mũi: Cần dùng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không dùng thuốc bừa bãi vì có thể mang đến tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
  • Tăng độ ẩm: Nên dùng máy tạo hơi ẩm định cân bằng độ ẩm trong không khí, hạn chế ở môi trường không khí khô, ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
  • Massage mũi và mặt: Lấy vài lát gừng tươi hãm với nước sôi thấy còn ấm thì dùng khăn sạch thấm nước này, đắp lên mặt và lấy tay mát xa các xoang. 

Những lưu ý khi điều trị viêm xoang sàng

Luôn giữ cho độ ẩm trong không khí ở mức cân bằng để tránh tổn thương mũi và các xoang
Luôn giữ cho độ ẩm trong không khí ở mức cân bằng để tránh tổn thương mũi và các xoang

Khi điều trị viêm xoang sàng, ngoài áp dụng đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Uống nhiều nước để làm sạch màng nhầy trong xoang mũi. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn nhiều củ cải trắng, cải cay, tỏi và chú trọng tăng cường các thực phẩm giúp nâng cao sức đề kháng. 
  • Để tăng cường hệ thống miễn dịch, nên bổ sung mỗi ngày khoảng 100mg vitamin C.
  • Kê cao gối khi ngủ để cải thiện chứng khó thở, nghẹt mũi.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, đảm bảo độ ẩm trong không khí ở mức phù hợp. 
  • Tích cực rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng. 

Biện pháp phòng ngừa

Có thể thấy, viêm xoang sàng hai bên là bệnh khó nhận biết, dễ chuyển sang mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kịp thời điều trị. Do đó, phòng ngừa là biện pháp cần chú trọng hơn bao giờ hết. Bạn có thể phòng bệnh bằng cách:

  • Đeo khẩu trang trước khi ra đường hoặc khi phải làm những công việc nhiều bụi bẩn. 
  • Không nên để mũi đối diện trực tiếp với luồng gió của máy quạt, máy lạnh để tránh khô mũi, dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp do niêm mạc mũi xoang bị tổn thương.
  • Giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh mưa nhất là những người phải dậy sớm hoặc thức quá khuya. Cần đặc biệt nâng cao sức đề kháng vào thời điểm thời tiết giao mùa.
  • Tránh hít luồng không khí khô, lạnh, tránh xa khói bụi, chất thải, khói thuốc lá.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân môi trường sống, tập thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh

Tóm lại, viêm xoang sàng mặt dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại khó nhận biết có thể chuyển thành bệnh mãn tính nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị. Khi có các dấu hiệu bệnh, cách tốt nhất là người bệnh nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được tư vấn, xác định nguyên nhân.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 03:29 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 03:29 - 21/06/2022
Chia sẻ:
Thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng
Với thành phần thảo dược có dược tính cao, cơ chế đặc trị, phác đồ rõ ràng, bài thuốc này có thể chữa dứt điểm viêm xoang, chấm dứt các triệu chứng đau nhức, sổ mũi, nghẹt mũi, khó chịu. Hiệu quả đến 80% chỉ sau 20 ngày dùng thuốc.
Bị viêm xoang chảy máu mũi phải làm sao?

Tình trạng viêm xoang chảy máu mũi thường xuyên xuất hiện ở rất nhiều bệnh nhân, khiến người bệnh gặp…

Thuốc Katrypsin: Công dụng, Cách dùng và Tác dụng phụ

Thuốc Katrypsin là nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid và chữa các bệnh liên quan đến…

Bệnh viện nào chữa viêm xoang tốt nhất hiện nay 2023?

Trước sự ô nhiễm nghiêm trọng của môi trường, tỷ lệ mắc bệnh viêm xoang ngày càng gia tăng mạnh…

Lệch vách ngăn mũi là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị

Lệch vách ngăn mũi là một loại rối loạn thể chất gây ảnh hưởng đến vùng mũi, vách ngăn mũi…

10 cách chữa viêm xoang hàm tại nhà đơn giản, hiệu quả

Những cách chữa viêm xoang hàm tại nhà được nhiều người lựa chọn để khắc phục khi bệnh còn nhẹ,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua