Viêm xoang mũi có mùi hôi – Nguyên nhân và cách xử lý

Hơi thở có mùi hôi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả vấn đề vệ sinh răng miệng hay sự kích hoạt của các bệnh lý. Trong đó, bệnh viêm xoang mũi cũng là một trong những yếu tố khiến hơi thở có mùi hôi. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân và hướng xử lý cho vấn đề này.

Viêm xoang mũi có mùi hôi – Nguyên nhân do đâu?
Thông thường, hơi thở có mùi là do vấn đề vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, do ăn uống hay các bệnh về tiêu hóa, nhất là trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, viêm xoang, viêm mũi dị ứng hay các bệnh đường thở cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng và hơi thở phổ biến.
Khi bị bệnh viêm xoang, bạn thường sẽ dễ gặp một số triệu chứng phổ biến như:
- Ngạt mũi
- Chảy nước mũi
- Đau nhức đầu
- Mệt mỏi, khó chịu
- Sốt nhẹ
Ngoài ra, hơi thở có mùi hôi cũng là triệu chứng phổ biến, nhất là khi hiện trạng bệnh kéo dài. Vấn đề viêm xoang có mùi hôi do rất nhiều yếu tố kích hoạt. Phải kể đến như:
- Hoạt động của các loại vi khuẩn, vi nấm khiến dịch mủ xuất hiện và tồn tại lâu dài trong hốc xoang. Dịch mủ có thể tràn xuống đường hô hấp khiến hơi thở có mùi hôi, khó chịu.
- Viêm xoang khiến cổ họng có đờm, cản trở thức ăn di chuyển xuống dạ dày. Một lượng thức ăn sẽ bị bám lại ở vòm họng, phân hủy tại chỗ và gây mùi.
- Chăm sóc răng miệng kém khi đang bị viêm xoang.
- Bệnh viêm xoang tồn tại song song với một số bệnh về đường tiêu hóa.
Viêm xoang mũi có mùi hôi nguy hiểm không?
Viêm xoang mũi có mùi hôi thường không gây ra các vấn đề nguy hiểm. Tuy nhiên, nó khiến người bệnh có cảm giác rất khó chịu. Bên cạnh đó còn gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống, nhất là trong giao tiếp. Hơi thở với mùi hôi sẽ khiến bạn tự ti, ngại nói chuyện với người khác. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự gắn kết của các mối quan hệ.
Ngoài ra, tình trạng có mùi hôi xuất hiện cũng cảnh báo những vấn đề bạn cần chú ý hơn. Bởi lúc này, bệnh viêm xoang có thể đang diễn tiến nặng, rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu không sớm can thiệp.

Không dừng lại ở đó, dịch mủ xuất hiện nhiều, chảy xuống phía họng còn có thể gây ra bệnh viêm họng mạn với những triệu chứng ngứa rát khó chịu. Việc nuốt dịch mủ do viêm xoang còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày.
Cách xử lý khi hơi thở có mùi hôi do viêm xoang mũi
Tình trạng viêm xoang mũi có mùi hôi chỉ có thể biến mất hoàn toàn khi bệnh được điều trị triệt để. Tuy nhiên, một số liệu pháp tại nhà cũng có thể giúp khắc phục triệu chứng khó chịu này.
1. Xử lý nhanh mùi hôi do viêm xoang mũi
Hơi thở có mùi là vấn đề không quá khó để khắc phục, kể cả do bệnh viêm xoang mũi kích hoạt. Một số nguyên liệu từ tự nhiên sẽ giúp ngăn mùi để bạn có hơi thở thơm mát hơn, tự tin trong giao tiếp. Nếu hơi thở có mùi hôi do viêm xoang, bạn có thể áp dụng các cách sau:
Sử dụng bạc hà:
Trong lá bạc hà có rất nhiều tinh dầu thơm và các thành phần có tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Chính vì thế mà có tác dụng khử mùi rất tốt. Dùng lá bạc hà sẽ giúp ngăn mùi hôi, trả lại hơi thở thơm mát cho khoang miệng.
- Nhai sống lá bạc hà: Chuẩn bị 30g lá bạc hà tươi. Đem rửa sạch với nước muối loãng và ăn trực tiếp.
- Dùng nước lá bạc hà súc miệng: Cần có khoảng 50g lá bạc hà tươi. Đem rửa sạch rồi giã lấy nước cốt. Pha với khoảng 100ml nước ấm. Sau đó cho 1 thìa nhỏ muối hạt vào khuấy tan. Dùng nước này để súc miệng 2 lần/ngày.
Dùng chanh tươi:
Chanh là loại quả có chứa làm lượng acid cao với tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Đồng thời còn có khả năng khử mùi hiệu quả. Chính vì thế mà loại nguyên liệu này được dùng phổ biến để cải thiện tình trạng viêm xoang mũi có mùi hôi.
- Kết hợp chanh với muối: Chuẩn bị 1 quả chanh tươi, 1 thìa muối hạt cùng 500ml nước lọc. Chanh vắt lấy nước cột và loại bỏ hạt. Tiếp đến quấy tan nước cốt chanh, muối và nước lọc để thu được một hỗn hợp đồng nhất. Dùng nước này để súc miệng mỗi ngày 2 lần sau khi đánh răng.
- Chanh kết hợp với mật ong: Cần có 1 quả chanh tươi và 2 thìa mật ong. Chanh đem rửa sạch rồi thái lát. Sau đó ngâm trong mật ong khoảng 3 tiếng đồng hồ. Lấy lát chanh đã ngâm trong mật ong ra ngậm 2 lần/ngày.

2. Nghiêm túc điều trị bệnh theo phác đồ từ bác sĩ
Việc dùng bạc hà hay chanh chỉ là cách khắc phục mùi hôi tạm thời. Để tình trạng hơi thở có mùi biến mất hoàn toàn thì bạn cần điều trị triệt để bệnh viêm xoang mũi. Theo đó, việc nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ là quan trọng nhất.
Đối với bệnh viêm xoang mũi, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc xịt mũi thông thường: chlorzoxazone, pseudophedrine, naphazoline…
- Thuốc xịt mũi có corticoid: beclomethasone, budesonide, dipropionate, triamcinolone acetonide…
- Thuốc thông mũi đường uống: phenylephrine, ephedrine…
- Thuốc kháng sinh: amoxicillin, cephalosporin, azithromycin, erythromycin…
Tất cả các loại thuốc này cần phải được dùng đúng liều lượng và tần suất mà bác sĩ chỉ định cho từng đối tượng người bệnh. Trường hợp liều dùng không đáp ứng, cần báo ngay để bác sĩ điều chỉnh. Bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hay tăng giảm liều khi bác sĩ chưa khuyến
3. Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Để ngăn ngừa tình trạng viêm xoang có mùi hôi đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh được tốt hơn, bạn nên chú ý đến một số biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây:
- Vệ sinh mũi và răng miệng đúng cách, có thể dùng nước muối loãng để súc miệng.
- Uống nhiều nước để hỗ trợ làm loãng dịch mủ và tống chúng ra ngoài.
- Tránh ăn quá nhiều tinh bột, đồ chiên rán hay thức ăn còn tái, sống.
- Cần bổ sung các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin C vào thực đơn mỗi ngày.
- Xông hơi với tinh dầu để giúp giảm lượng dịch mủ ứ đọng lâu ngày trong hốc xoang.
Viêm xoang mũi có mùi hôi không chỉ gây nhiều phiền toái mà còn dễ gây ra các vấn đề sức khỏe khác. Bạn cần can thiệp kịp thời và đúng cách để bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của mình. Đặc biệt, khi bị viêm xoang mũi, cần sớm thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bạn nên tìm hiểu thêm: Viêm mũi xoang xuất tiết – Bệnh lý chớ nên xem thường

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!