Bệnh viêm xoang để lâu có sao không?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Bệnh viêm xoang khi mới phát triển thường chỉ gây ra một số triệu chứng giống như bệnh cảm lạnh thông thường như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi. Chính vì vậy mà nhiều người chủ quan bỏ qua không đi khám từ sớm vì nghĩ rằng sau vài ngày bệnh sẽ tự khỏi. Vậy viêm xoang để lâu có sao không? Cần phải làm gì để khắc phục bệnh?

Bệnh viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng, viêm niêm mạc của các hốc xoang cạnh mũi. Hiện tượng này làm tăng tiết dịch nhầy gây tắc nghẽn xoang và khiến bạn bị nghẹt mũi cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Hiện tượng viêm nhiễm có thể xảy ra ở một hay nhiều xoang cùng lúc. Nguyên nhân là do virus, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài tấn công vào, do bị viêm mũi dị ứng hoặc bị bệnh răng miệng, viêm đường hô hấp dưới kéo dài hoặc do sống trong môi trường ô nhiễm có nhiều bụi bẩn và khói thuốc lá. Bệnh viêm xoang có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, bao gồm cả người lớn và trẻ em.

viêm xoang để lâu có sao không
Bệnh viêm xoang để lâu có sao không là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm

Viêm xoang để lâu có sao không?

Bệnh viêm xoang được chia thành hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh thường có biểu hiện như nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi trong suốt hoặc dịch mũi màu vàng, xanh, đau nhức tại khu vực có xoang bị viêm, sốt. Dịch nhầy còn chảy xuống cổ họng gây kích ứng niêm mạc khiến người bệnh bị ho, đau họng, đặc biệt là vào ban đêm.

Giai đoạn cấp tính của bệnh viêm xoang thường kéo dài trong 1 tháng. Việc điều trị bệnh nếu được tiến hành ngay từ lúc này có thể giúp chữa khỏi bệnh dễ dàng bằng các phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc kết hợp xịt rửa mũi xoang, xông mũi…

Tuy nhiên do có nhiều triệu chứng lâm sàng tương đồng với các bệnh lý thông thường khác như viêm mũi, cảm lạnh, cảm cúm nên nhiều người chủ quan không đi khám chữa bệnh từ sớm. Bệnh viêm xoang để lâu sẽ tiến triển thành mãn tính. Ở giai đoạn này, bệnh có khuynh hướng tái phát nhiều lần trong năm. Các triệu chứng bệnh cũng diễn ra liên tục với mức độ nghiêm trọng hơn. Ngoài tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, người bệnh còn thường xuyên bị đau đầu, khó thở, sưng bọng mắt. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, làm việc kém năng suốt.

Nghiêm trọng hơn, việc để bệnh viêm xoang kéo dài còn có thể khiến người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Các tác hại khi để viêm xoang kéo dài

Bệnh viêm xoang để lâu có thể gây ra các biến chứng sau:

1. Bệnh viêm họng mãn tính

Khi bị viêm xoang, dịch nhầy có thể chảy xuống phía sau cổ họng mang theo cả vi khuẩn và tạp chất trong mũi. Chất nhầy gây kích ứng niêm mạc họng dẫn đến sưng viêm và khiến người bệnh bị ho, đau họng, có cảm giác vướng víu khó chịu, khó nuốt, dễ bị nôn ói khi ăn. Hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến viêm họng mãn tính.

2. Các biến chứng ở não 

Bệnh viêm xoang để lâu cũng có thể ảnh hưởng đến não bộ do các cơ quan này có vị trí gần nhau. Nguy cơ gặp biến chứng ở não xảy ra cao hơn đối với các trường hợp bị viêm xoang trán

Một số biến chứng có thể gặp ở não khi bị viêm xoang kéo dài:

  • Viêm màng não
  • Áp xe đại não
  • Áp xe thùy trán
  • Tổn thương lớp xương vỏ não
  • Viêm não
  • Tăng áp lực sọ não

Người bệnh nên thận trọng với các biến chứng trên khi gặp phải những dấu hiệu như: Thay đổi tính tính, trí nhớ giảm sút, đau đầu dữ dội và kéo dài, suy giảm thị lực, ù tai…

3. Biến chứng ở mắt

Xung quanh hốc mắt là vị trí của rất nhiều xoang như xoang hàm, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm. Khi các xoang này bị viêm, tình trạng nhiễm trùng rất dễ lây lan đến mắt khiến cho cơ quan này bị tổn thương. Hậu quả là đôi mắt có thể gặp phải rất nhiều vấn đề như:

  • Viêm tổ chức hốc mắt
  • Viêm dây thần kinh thị giác gây suy giảm thị lực một cách đột ngột
  • Áp xe, sưng đỏ, sung huyết mi mắt
  • Viêm các mô liên kết xung quanh hốc mắt: Người bệnh thường có biểu hiện đau nhức mắt dữ dội, mí mắt sưng phù. Cơn đau có thể lan đến cả thái dương và đỉnh đầu.
  • Áp xe túi lệ: Vi khuẩn từ trong xoang có thể tấn công vào trong túi lệ khiến khu vực này bị nhiễm trùng nghiêm trọng, làm mủ và hình thành nên ở áp xe. Biến chứng này khiến cho góc trong mắt, kết mạc và cả mi mắt bị sưng nề, đỏ, đau nhức, mắt mờ, tầm nhìn kém, sốt. Khi ổ áp xe bị vỡ ra, các triệu chứng có thể giảm nhẹ nhưng lại xuất hiện một lỗ dò ở mắt.
bệnh viêm xoang để lâu gây nhiều biến chứng ở mắt
Bệnh viêm xoang để lâu có thể gây ra nhiều biến chứng cho mắt

4. Viêm xoang để lâu gây viêm tắc tĩnh mạch xương

Nguy cơ gặp biến chứng viêm tắc tĩnh mạch xương thường gặp ở những người bị viêm xoang bướm trong giai đoạn mãn tính. Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện một cách đột ngột và ồ ạt. Người bệnh có thể bị sốt cao, đau đầu dữ dội, trong người rét run, sợ gió, cứng gáy, màng tiếp hợp và gai mắt phù nề, lồi nhãn cầu. Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được chữa trị sớm.

5. Tác hại ở xương 

Những biến chứng ở xương có thể xảy ra do nhiễm trùng trong xoang gây viêm viêm tắc mạch máu đến khu vực xương trán và sọ. Từ xương trán, tổn thương có thể lan rộng đến các xương lân cận như xương đỉnh hay xương thái dương.

Trường hợp bệnh viêm xoang kéo dài gây biến chứng ở xương, người bệnh thường có biểu hiện đau nhức, sưng một vùng ở trán, thậm chí xuất hiện ổ áp xe chứa đầy mủ bên trong.

Điều trị viêm xoang từ sớm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm

Như bạn cũng thấy, bệnh viêm xoang để lâu có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường. Để bảo vệ sức khỏe của mình, khi có dấu hiệu mắc căn bệnh này bạn cần chú ý:

1. Thăm khám và tích cực điều trị viêm xoang theo phác đồ của bác sĩ

Việc sớm tới bệnh viện thăm khám và chữa trị bệnh khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc viêm xoang là rất cần thiết. Càng được điều trị sớm bệnh càng dễ khỏi và hạn chế tối đa những tổn hại đến cấu trúc xoang mũi, đồng thời tránh được tình trạng phải đụng chạm đến dao kéo gây tốn kém cho người bệnh.

bệnh viêm xoang để lâu phải làm sao
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm xoang

Căn cứ vào các triệu chứng đang gặp phải cũng như mức độ nhiễm trùng của xoang, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh: Bao gồm Amoxicillin, Penicillin hay Doxycycline… Các thuốc này có tác dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng cho các trường hợp bị viêm xoang do nhiễm khuẩn.
  • Thuốc kháng viêm: Thường được chỉ định là các thuốc chứa corticoid. Thuốc có tác dụng giảm hiện tượng sưng viêm, phù nề ở niêm mạc mũi xoang, đồng thời chống dị ứng cho các trường hợp bị viêm mũi xoang dị ứng. Thuốc kháng viêm có nhiều loại khác nhau như thuốc xịt, thuốc uống hay thuốc tiêm. Các loại thuốc xịt được sử dụng phổ biến hơn cả vì nó ít gây tác dụng phụ hơn so với các nhóm thuốc còn lại.
  • Thuốc thông mũi, chống nghẹt mũi: Bao gồm các thuốc kê đơn chứa Oxymetazoline , Sudafed Actifed, Phenylephrine. Thuốc có tác dụng làm thông thoáng đường thở, giảm tình trạng ứ đọng dịch nhầy trong xoang, giúp người bệnh dễ thở hơn.
  • Thuốc co mạch làm giảm xung huyết, tiết dịch: Ephedrin hay Naphazolin…
  • Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này được sử dụng nhằm mục đích chống nghẹt mũi, cải thiện các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi khi bị viêm xoang do dị ứng.

2. Xịt rửa mũi nhiều lần trong ngày với nước muối sinh lý

Một cách đơn giản để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm xoang, giúp tổn thương viêm nhanh lành đó chính là xịt rửa mũi với nước muối sinh lý. Nước muối hoạt động như một chất sát trùng tự nhiên, giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, làm loãng dịch nhầy trong mũi, tránh được tình trạng tắc nghẽn trong xoang gây nghẹt mũi, đau đầu. 

Mỗi ngày, người bệnh có thể xịt mũi 3 – 5 lần trong ngày tùy theo tình trạng nghẹt mũi. Lần lượt xịt từng bên một và chờ vài phút cho dịch trong mũi loãng ra, sau đó xì nhẹ để đẩy hết chất nhầy ra ngoài. 

Khi rửa mũi bằng nước muối cần lưu ý:

  • Sử dụng chai xịt hoặc nước muối sinh lý bán sẵn ngoài tiệm thuốc tây để rửa mũi nhằm đảm bảo vô khuẩn.
  • Trường hợp bị pha nước muối tại nhà cần đảm bảo các dụng cụ phải được tiệt trùng sạch sẽ trước khi sử dụng. Để có được dung dịch nước muối nồng độ 0,9% thì cần pha muối với nước ấm theo tỷ lệ 9g muối/1 lít nước. Tránh pha nước muối quá mặn sẽ gây hại đến niêm mạc mũi.
  • Không ngả đầu ra phía sau trong khi xịt rửa xoang mũi
  • Khi các triệu chứng viêm xoang đã bớt, có thể giảm dần số lần xịt rửa mũi trong ngày
  • Không rửa mũi đối với các trường hợp bị viêm xoang kèm theo bệnh viêm tai giữa.

3. Kết hợp áp dụng các mẹo chữa viêm xoang tại nhà

Một số mẹo chữa viêm xoang từ dân gian có thể giúp giảm nhẹ các dấu hiệu khó chịu của bệnh và hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả của thuốc điều trị. 

  • Chườm khăn ấm: Nhúng 1 cái khăn vào nước ấm, sau đó vắt cho ráo nước rồi đắp ngay lên sống mũi. Áp dụng cách này mỗi ngày khoảng 10 phút có tác dụng giảm đau nhức mũi xoang, chống nghẹt mũi, đồng thời kích thích lưu thông máu đến khu vực mũi xoang giúp tổn thương bên trong nhanh được chữa lành.
  • Xông hơi: Xông hơi có tác dụng làm thông mũi, chống nghẹt mũi. Với cách này, người bệnh chỉ cần lấy một tô nước nóng và đưa mặt lại gần để hít hơi nước bốc lên. Có thể thêm vào trong nước xông một ít tinh dầu khuynh diệp, dầu tràm trà hay dầu bạc hà. Chúng có tác dụng sát khuẩn, làm thư giãn thần kinh, đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương ở niêm mạc mũi xoang.
cách chữa viêm xoang bằng xông hơi
Xông hơi có tác dụng làm thông mũi, giảm nghẹt mũi khi bị viêm xoang
  • Bài thuốc từ cây cứt lợn: Loại cây này còn có tên gọi khác là cây hoa ngũ sắc. Cây sử dụng làm thuốc chữa viêm xoang nhờ chứa nhiều chất precocen I, ageratocromen có tác dụng kháng viêm, giảm phù nề. Người bệnh có thể hái hoa và ngọn non của cây đem về giã nát, vắt lấy nước cốt nhỏ vào mũi 2 – 3 lần mỗi ngày. Kết hợp dùng toàn cây đun nước xông mũi 3 lần mỗi tuần để cho hiệu quả nhanh hơn.
  • Dùng tỏi: Loại gia vị này chứa hoạt chất kháng sinh nên có thể giúp hỗ trợ diệt khuẩn, chống lại tình trạng nhiễm trùng trong xoang mũi. Mỗi ngày người bệnh được khuyến cáo nên ăn 2 – 3 tép tỏi sống. Ngoài ra có thể ngâm rượu tỏi uống hoặc giã nát vài tép tỏi đem nấu nước xông mũi. Áp dụng kiên trì để thấy được kết quả.

>>Tham khảo thêm: 14+ cách chữa viêm xoang tại nhà đơn giản “hiệu quả nhanh”

4. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Duy trì một lối sống lành mạnh cũng có thể góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm xoang tái phát. Trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày người bệnh cần lưu ý:

  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm. Chất lỏng sẽ tác động đến kết cấu của chất nhầy, làm loãng dịch tiết, tăng khả năng dẫn lưu trong xoang, từ đó giúp người bệnh bớt đau nhức xoang và dễ thở hơn. Người lớn bị viêm xoang mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước. Có thể thay thế một phần nước lọc bằng nước ép trái cây để bổ sung các dưỡng chất giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh đến những nơi có nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá, hóa chất hoặc có không khí lạnh
  • Luôn nhớ mang khẩu trang để bảo vệ mũi mỗi khi đi ra ngoài đường hoặc phải làm việc trong môi trường có nhiều bụi.
  • Duy trì độ ẩm cho niêm mạc mũi bằng cách lắp đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ. Điều này có thể giúp giảm thiểu kích ứng cho mũi, hạn chế tình trạng tiết dịch.
  • Gối cao đầu khi ngủ đề dịch nhầy không bị ứ đọng trong xoang, giúp dễ thở và ngủ ngon giấc hơn.
  • Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc và giành nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có khả năng sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu nhằm tiêu diệt các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn.
  • Vào những ngày trời mưa, thời tiết thay đổi hoặc không khí lạnh cần mặc quần áo dài tay, giữ ấm vùng mũi họng để tránh tái phát viêm xoang.
  • Hạn chế ở trong môi trường có máy điều hòa quá lạnh
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường rau xanh, các loại cá béo, gừng, tỏi, súp lơ, quả mọng, cam, quýt vào trong chế độ ăn để cải thiện khả năng miễn dịch, giúp nhanh chóng đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng trong xoang.
  • Tập thể dục, thể thao mỗi ngày. Tham gia các bộ môn như ngồi thiền, tập yoga, đi bộ… giúp làm thư giãn thần kinh, chống stress và giảm bớt cảm giác đau nhức khi bị viêm xoang.

Những thông tin trên vừa đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề “bệnh viêm xoang để lâu có sao không”. Trường hợp bệnh viêm xoang kéo dài gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sống, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiến hành phẫu thuật để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Thông tin hữu ích cho bạn

Ngày đăng 01:59 - 02/07/2022 - Cập nhật lúc: 09:17 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng
Với thành phần thảo dược có dược tính cao, cơ chế đặc trị, phác đồ rõ ràng, bài thuốc này có thể chữa dứt điểm viêm xoang, chấm dứt các triệu chứng đau nhức, sổ mũi, nghẹt mũi, khó chịu. Hiệu quả đến 80% chỉ sau 20 ngày dùng thuốc.
Cách rửa mũi chữa viêm xoang & phòng bệnh an toàn hiệu quả

Cách chữa viêm xoang bằng rửa mũi sử dụng nước muối sinh lý nhằm mục đích loại bỏ sạch dịch…

Viêm xoang trán có nguy hiểm không?

Viêm xoang trán là một trong những tình trạng tổn thương và nhiễm trùng xoang thường gặp. Vậy bệnh lý…

3 Cách Chữa Viêm Xoang Bằng Lá Lốt Đơn Giản, Hiệu Nghiệm

Nhiều người sử dụng lá lốt nấu ăn hàng ngày mà không biết đến tác dụng chữa viêm xoang của…

Khoang mũi – Cấu tạo, chức năng và vấn đề thường gặp

Khoang mũi là một không gian lớn chứa đầy khí ở phía sau mũi và trung tâm mặt. Đây cũng…

Các loại thuốc trị viêm xoang malaysia Thuốc trị viêm xoang Malaysia loại nào tốt? Giá bán

Điều trị viêm xoang bằng thuốc là phương pháp chữa bệnh nhanh và cải thiện được những triệu chứng khó…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua