Viêm vùng chậu là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm vùng chậu là căn bệnh chỉ tình trạng viêm nhiễm, tổn thương xảy ra ở các bộ phận sinh dục nữ nằm trong khung xương chậu, thường gặp nhất là tử cung và buồng trứng. Những người phụ nữ có quan hệ tình dục thiếu an toàn hoặc hay nạo phá thai rất dễ mắc căn bệnh này. Bệnh gây nguy cơ mang thai ngoài tử cung, vô sinh khá cao. Vì vậy ngay khi gặp phải các dấu hiệu viêm vùng chậu dưới đây, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và làm xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị đúng đắn, kịp thời.

Viêm vùng chậu là gì
Bệnh viêm vùng chậu ảnh hưởng đến nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi quan hệ tình dục

Tìm hiểu về bệnh viêm vùng chậu

Một số người được chẩn đoán mắc bệnh viêm vùng chậu nhưng không biết vùng chậu nằm ở đâu trên cơ thể và nó có cấu tạo, chức năng như thế nào. Trước khi đi vào giải thích viêm vùng chậu là gì chúng ta sẽ tìm hiểu trước một số vấn đề có liên quan đến bộ phận này.

Vùng chậu là vùng nào, nằm ở đâu?

Vùng chậu là cơ quan nằm giữa khu vực bụng và đùi. Nó được tạo thành từ các bộ phận nhỏ gồm khung xương chậu, khoang chậu và tầng sinh môn. Trong khoang chậu là nơi bao bọc, bảo vệ một số cơ quan sinh dục trên của nữ giới như cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. 

Viêm vùng chậu là gì?

Bệnh viêm vùng chậu là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở đường sinh dục trên của phụ nữ. Trong cùng một thời điểm, bệnh có thể gây tổn thương, sưng viêm ở nhiều cơ quan sinh sản được đề cập ở trên.

Phụ nữ đã quan hệ tình dục và những người trong độ tuổi sinh sản là đối tượng chiếm tỷ lệ bị viêm vùng chậu cao nhất. Sau quá trình viêm, tử cung hay ống dẫn trứng có thể để lại sẹo khiến cho việc thụ tinh và làm tổ của trứng trở nên khó khăn, từ đó gây nguy cơ mang thai lạc chỗ và vô sinh khá cao.

Mặc dù vậy, chị em cũng không nên quá lo lắng bởi viêm cùng chậu có thể được điều trị khỏi hoàn toàn trong thời gian ngắn mà không để lại di chứng nếu nhận diện sớm được các dấu hiệu bệnh và xác định chính xác thủ phạm gây nhiễm trùng.

viêm vùng chậu
Hình ảnh viêm vùng chậu

Nguyên nhân viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu thường được gây ra bởi các loại vi khuẩn, trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn gây bệnh lậu hay bệnh chlamydia. Chúng xâm nhập vào vùng chậu của phụ nữ qua quan hệ tình dục với đối tác mang mầm bệnh mà không mang bao cao su. Ngoài ra những nguyên nhân dưới đây cũng góp phần dẫn đến sự khởi phát của bệnh viêm vùng chậu:

  • Nạo phá thai nhiều lần ở những cơ sở y tế kém chất lượng, điều kiện tiệt trùng không đảm bảo khiến cho vùng chậu bị tổn thương và dễ lây nhiễm mầm bệnh từ những bệnh nhân khác.
  • Sinh đẻ nhiều lần làm tử cung bị suy yếu, không có sức chống đỡ lại vi khuẩn
  • Đặt vòng tránh thai nhiều lần ở những nơi không đảm bảo vệ sinh góp phần đưa mầm bệnh vào vùng chậu
  • Điều kiện vệ sinh vùng kín kém và không đúng cách
  • Phẫu thuật phụ khoa gây tổn thương vùng chậu và phát triển thành viêm
  • Do ảnh hưởng của các bệnh lý khác: Tình trạng nhiễm trùng ở ruột thừa hay màng bụng có thể lây lan đến vùng chậu vì những cơ quan này ở gần nhau.

Những yếu tố khiến bạn có nguy cơ bị viêm vùng chậu cao hơn

Bên cạnh những nguyên nhân chính ở trên, bạn sẽ có nguy cơ bị viêm vùng chậu cao hơn nếu có liên quan đến các yếu tố sau:

  • Quan hệ tình dục lúc còn quá trẻ
  • Không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ
  • Quan hệ bừa bãi với nhiều bạn tình cùng lúc
  • Bị lạm dụng tình dục
  • Có tiền sử bị viêm vùng chậu và các bệnh truyền nhiễm qua quan hệ tình dục
  • Điều trị các bệnh lý khác bằng thuốc kháng sinh kéo dài khiến lợi khuẩn trong đường sinh dục cũng bị tiêu diệt.
  • Từng sinh thiết, nội soi hoặc siêu âm tử cung bằng đầu dò
  • Có thói quen thụt rửa sâu vào trong âm đạo thường xuyên

Dấu hiệu viêm vùng chậu

Khi một người phụ nữ bị viêm vùng chậu, họ có thể gặp các triệu chứng dưới đây:

  • Sốt: Bệnh viêm vùng chậu do nhiễm khuẩn thường gây nóng sốt. Người bệnh có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao lên đến hơn 80 độ. 
  • Đau ở nhiều vị trí như xương chậu, vùng bụng dưới hay khu vực thắt lưng: Nhẹ thì chỉ bị đau âm ỉ nhưng nếu vùng chậu bị viêm nhiễm nặng có thể gây ra những cơn đau dữ dội kéo dài và xuất hiện liên tục.
dấu hiệu viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở khu vực khung chậu
  • Khí hư bất thường, ra nhiều: Khi bị viêm, tổn thương trong xương chậu sẽ tiết ra nhiều khí hư hơn bình thường. Khí hư không có màu trắng trong như thông thường mà chuyển sang màu trắng đục. Nếu khí hư có màu vàng hoặc xanh thì đây là dấu hiệu viêm vùng chậu nặng chị em nên thận trọng đi khám ngay.
  • Vùng kín ẩm ướt và có mùi hôi: Mùi hôi sinh ra là do chất thải của vi khuẩn tạo nên
  • Chảy máu âm đạo: Tình trạng nhiễm trùng khi ăn sâu vào trong các mạch máu ở khu vực xương chậu sẽ khiến thành mạch bị vỡ ra, gây rò rỉ máu ra ngoài âm đạo. Cùng với đó, việc quan hệ tình dục quá mạnh cũng có thể tác động làm cho tổn thương bị chảy máu.
  • Mệt mỏi: Trước sự tấn công quá mạnh của vi khuẩn, hệ miễn dịch trở nên suy yếu khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi, suy nhược, ớn lạnh trong người.
  • Các bất thường khi tiểu tiện: Hay mót tiểu, đi tiểu thường xuyên, tiểu buốt, đau khi đi tiểu
  • Rối loạn kinh nguyệt: Nếu viêm xảy ra ở buồng trứng hay ống dẫn trứng nó có thể gây rối loạn rụng trứng. Hiện tượng này có thể gây chậm kinh, tắc kinh, thay đổi chu kì kinh nguyệt, đau bụng dữ dội khi đến kì hành kinh hoặc ra nhiều máu kinh bất thường
  • Các dấu hiệu viêm vùng chậu khác: Không có cảm giác đói bụng, chán ăn, buồn nôn, ói mửa

Có thể thấy, bệnh viêm vùng chậu gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên chúng lại dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm âm hộ…Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện khám ngay khi gặp một trong các dấu hiệu nghi ngờ trên.

Viêm vùng chậu có nguy hiểm không?

Bệnh viêm vùng chậu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khiến chị em lo lắng, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý. Trường hợp kéo dài hoặc bị viêm mãn tính, bệnh có thể tái phát liên tục và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Vô sinh: Biến chứng này xảy ra ở 1/10 trong tổng số các ca bị viêm nhiễm vùng chậu. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của vết sẹo trên ống dẫn chứng để lại sau khi tổn thương viêm được chữa lành. Nó có thể làm tắc ống dẫn trứng và ngăn cản quá trình thụ tinh diễn ra. 
  • Mang thai ngoài tử cung: Các vết sẹo trong ống dẫn trứng cũng có thể khiến trứng đã thụ tinh không thể đi xuống tử cung để làm tổ. Vì vậy mà người bệnh rất dễ bị mang thai ngoài tử cung. Trong quá trình phát triển, bào thai lạc chỗ có thể vỡ ra gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
  • Đau mãn tính kéo dài ở vùng chậu: Bệnh trở thành mãn tính có thể dẫn đến những cơn đau kéo dài và tái phát liên tục.
  • Áp xe ống dẫn trứng hoặc áp xe buồng trứng: Tổn thương ở vùng chậu có thể tạo thành ổ áp xe chứa đầy mủ trong ống dẫn trứng hay buồng trứng. Những trường hợp gặp phải biến chứng này thường phải phẫu thuật và có nguy cơ bị vô sinh rất cao.
  • Tắc ruột: Đôi khi nhiễm trùng từ vùng chậu lan sang cả khúc ruột gần kề. Chúng gây sưng viêm và tắc ruột dẫn đến nhiều triệu chứng như buồn nôn, ăn uống kém, lâu tiêu hóa, chướng bụng…
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Phụ nữ mang thai bị viêm vùng chậu nếu sinh thường thì em bé có thể bị nhiễm vi khuẩn, nấm hay các mầm bệnh khác khi đi qua cổ tử cung. Thêm vào đó, một số loại thuốc tân dược được sử dụng điều trị bệnh trong thai kỳ cũng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé trong bụng.
Viêm vùng chậu có nguy hiểm không?
Bệnh viêm vùng chậu ở mức độ nặng khá nguy hiểm vì nó có thể gây biến chứng mang thai ngoài tử cung

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu thường được chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu bệnh nhân đang gặp phải và các kỹ thuật khác như khám vùng chậu, xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh…

– Khám vùng chậu:

  • Trước tiên bác sĩ sẽ khám bên ngoài các cơ quan như âm hộ, âm đạo và ghi nhận các dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, kích ứng, dịch tiết hay sự xuất hiện của các nốt mụn có sinh dục…
  • Chèn mỏ vịt vào trong để mở rộng âm đạo cho phép quan sát được những tổn thương và sự thay đổi bất thường trong cấu trúc âm đạo, cổ tử cung.

– Các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu: Giúp xác định nhiễm trùng thông qua sự gia tăng của số lượng tế bào bạch cầu trong máu.
  • Xét nghiệm dịch âm đạo, dịch tử cung: Để loại trừ nguyên nhân gây viêm tử cung là do lậu khuẩn hay chlamydia.
  • Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: Chẳng hạn như MRI, CT, siêu âm hay nội soi ổ bụng. Kết quả sẽ cho thấy chính xác vị trí bị viêm trong vùng chậu, mức độ viêm, đồng thời giúp phát hiện ra các biến chứng như mang thai ngoài tử cung, áp xe buồng trứng…

 Để kết quả chẩn đoán được chính xác, bệnh nhân chỉ nên đi khám khi đã sạch kinh hoàn toàn. Trước khi tới bệnh viện ít nhất 24 giờ, tránh thụt rửa âm đạo, quan hệ tình dục, sử dụng kem bôi thuốc đặt phụ khoa hay rửa vùng kín bằng các loại xà phòng có chất tẩy rửa mạnh. 

Cách điều trị viêm vùng chậu

Việc lực chọn phương pháp chữa viêm vùng chậu sẽ phụ thuộc rất rất vào mức độ viêm nhiễm của các cơ quan nằm trong vùng chậu. Những trường hợp bị nhẹ, bệnh mới chớm phát triển thường có khuynh hướng lựa chọn những bài thuốc từ thảo dược tự nhiên để làm giảm các triệu chứng bệnh ngay tại nhà. Nặng hơn, người bệnh cần dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với vật lý trị liệu. Trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.

Cách chữa viêm vùng chậu ở mức độ nhẹ

Các bài thuốc dân gian được xem là cứu tinh cho nhiều chị em mắc bệnh viêm tử cung và các chứng viêm nhiễm ở bộ phận khác trong vùng chậu. Chúng có thể cho hiệu quả tích cực trong việc cải thiện các triệu chứng nếu kiên trì áp dụng ngay từ khi bệnh mới có các biểu hiện ban đầu và chưa quá nghiêm trọng.

1. Bài thuốc điều trị viêm vùng chậu từ lá trầu không

Trong lá trầu không có chứa đến 2,4% là tinh dầu, bao gồm nhiều hoạt chất có tác dụng kháng sinh mạnh. Chúng giúp đẩy lùi bệnh bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh, giảm sưng viêm ở nơi bị tổn thương và xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu chị em đang gặp phải.

cách điều trị viêm vùng chậu bằng lá trầu không
Lá trầu không được các mẹ, các chị tin dùng chữa viêm vùng chậu tại nhà

Cách sử dụng:

Bạn hái 5 lá trầu không đen rửa sạch, đun sôi cùng 500ml nước và vài hạt muối ăn trong khoảng 10 phút. Đợi cho nước lá trầu nguội bớt chia ra làm 2 phần đem rửa vùng kín vào buổi sáng và tối trước khi lên giường ngủ. Áp dụng đều đặn khoảng 7 ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xay nhuyễn lá trầu với một ít lá húng quế để lấy nước cốt rửa bên ngoài vùng kín mỗi ngày 1 lần.

2. Chữa viêm vùng chậu với bài thuốc dân gian từ lá trà xanh

Trong lá trà xanh chứa thành phần quan trọng là EGCG ( tên viết tắt của epigallocatechin-3-gallate ). Chất này đã được khoa học chứng minh có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh. Nó không chỉ giúp kháng viêm, chống nấm, diệt khuẩn mà còn hoạt động tích cực trọng việc ngăn ngừa bệnh ung thư vùng chậu cho phái đẹp.

Cách thực hiện:

Để sử dụng, bạn chỉ cần rửa sạch một nắm lá trà xanh rồi đem vò nát, bỏ vào nồi nước sôi nấu thêm khoảng 5 phút. Thêm vào 1/4 thìa muối ăn, quậy tan rồi đổ nước ra chậu để xông hơi vùng kín. Thực hiện mỗi tuần từ 2 – 3 lần.

3. Cách điều trị viêm vùng chậu bằng cây trinh nữ hoàng cung

Cây trinh nữ hoàng cung được sử dụng rộng rãi cả trong y học cổ truyền lẫn y học hiện đại. Đông y ghi nhận, trinh nữ hoàng cung là dược liệu có vị đắng, tính chát giúp kháng khuẩn, tiêu mủ, giảm sưng viêm, giảm đau. Lá được sử dụng trong điều trị đau nhức xương khớp, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, mụn nhọt, chảy máu âm đạo, hỗ trợ chữa ung thư cổ tử cung.

Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy Methanol, alcaloid, Lycorin có khả năng ức chế sự sinh trưởng của nhiều loại virus, vi khuẩn, đồng thời làm chậm sự phát triển của khối u.

Cách sử dụng:

  • Dùng 20g lá tươi sắc nước đặc chia làm 3 lần uống hết trong ngày
  • Hoặc kết hợp lá trinh nữ hoàng cung tươi với yến diện và cỏ xước mỗi vị 20g, hủ trường 8g, cam thảo dây 6g. Sắc uống 1 thang trong ngày, mỗi thang chia làm 3 lần uống.

Nhìn chung, các bài thuốc thảo dược chữa viêm vùng chậu ở trên tương đối lành tính và an toàn. Tuy nhiên không phải ai sử dụng cũng thấy hiệu quả. Ở một số người bệnh vẫn tiếp tục tiến triển do không hợp cơ địa. Nếu bạn rơi vào trường hợp kém may mắn này thì nên tới bệnh viện thăm khám với bác sĩ để được hướng dẫn phương pháp điều trị khác hiệu quả hơn.

Cách điều trị viêm vùng chậu ở mức độ trung bình

Ở giai đoạn này, nhiều dấu hiệu viêm vùng chậu đã xuất hiện cùng lúc và biểu hiện ra bên ngoài rõ ràng hơn. Lúc này, bệnh đang trong giai đoạn tiến triển mạnh nên việc sử dụng các bài thuốc thảo dược sẽ khó có thể khống chế được bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phác đồ kháng sinh kết hợp với các loại thuốc làm giảm triệu chứng. Đôi khi, vật lý trị liệu cũng được áp dụng nhằm đẩy nhanh hiệu quả của thuốc.

1. Phác đồ chữa viêm vùng chậu bằng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh là cần thiết nếu kết quả xét nghiệm chẩn đoán bệnh tìm thấy sự hiện diện của vi khuẩn. Một trong 3 phác đồ dưới đây sẽ được bác sĩ cân nhắc lựa chọn.

– Phác đồ điều trị số 1: 

  • Thuốc kháng sinh Doxycycline: Mỗi lần uống 1 viên hàm lượng 100mg x 2 lần trong ngày
  • Thuốc kháng sinh Ceftriaxone: Uống 1 liều duy nhất viên 250mg
  •  Thêm Metronidazole: Mỗi lần uống 500mg x 2 lần/ngày trong 14 ngày liên tục. Loại thuốc này được chỉ định kèm theo các thuốc trên nếu phát hiện bệnh nhân bị nhiễm trùng cả ở âm đạo hoặc từng làm phẫu thuật phụ khoa trước khi phát hiện viêm vùng chậu 2 – 3 tuần.
Thuốc Doxycycline 100mg chữa viêm vùng chậu
Doxycycline 100mg là thuốc kháng sinh thường có mặt trong các phác đồ điều trị bệnh viêm vùng chậu

– Phác đồ điều trị số 2:

  • Thuốc kháng sinh Cefotaxim: Uống 1 liều duy nhất viên 1 g
  • Thuốc kháng sinh Doxycycline: Mỗi lần uống 1 viên hàm lượng 100mg x 2 lần/ngày trong 2 tuần liên tiếp
  • Thêm Metronidazol: Mỗi lần uống 500mg x 2 lần trong ngày. Dùng cho các đối tượng có mắc kèm theo viêm âm đạo hoặc từng điều trị bệnh phụ khoa bằng phẫu thuật trước đó.

– Phác đồ điều trị số 3:

  • Thuốc kháng sinh Cefoxitin: Uống một liều duy nhất viên 2g
  • Thuốc kháng sinh Probenecid: Uống liều duy nhất viên 1g
  • Thuốc kháng sinh Doxycycline: Mỗi lần uống 1 viên 100mg x 2 lần/ngày với liệu trình khoảng 2 tuần
  • Thêm Metronidazol 250mg: Mỗi ngày 1000mg chia làm 2 lần uống cho các trường hợp đã được phản ánh ở các phác đồ trên.

** Lưu ý: Dùng thuốc kháng sinh bừa bãi, không đủ liều, đủ thời gian quy định sẽ gây lờn thuốc và khiến cho quá trình điều trị bệnh viêm vùng chậu gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn trong đơn bác sĩ.

2. Các thuốc điều trị viêm vùng chậu khác

Ngoài kháng sinh, một số loại thuốc khác có thể được chỉ định dùng kèm với kháng sinh để cải thiện các dấu hiệu viêm vùng chậu.

  • Thuốc chống nấm: Bao gồm các thuốc kháng nấm dạng viên uống toàn thân hoặc thuốc đặt phụ khoa như Polygynax, Canesten®, Mycogynax… Nhóm thuốc này được chỉ định cho các trường hợp bị bệnh viêm vùng chậu do nấm.
  • Thuốc giảm đau: Phổ biến là Floctafenine hay Acetaminophen. Chúng có tác dụng giảm nhanh các cơn đau ở khu vực bụng dưới và vùng chậu. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng kéo dài quá lâu vì thuốc giảm đau có nhiều tác hại cho cơ thể như suy gan, suy thận, viêm loét dạ dày…
  • Thuốc NSAIDs: Thuốc có tác dụng kháng viêm, nằm trong nhóm không chứa steroid. Người bệnh có thể được chỉ định Ibuprofen, Meloxicam hay Fenoprofen. Khi sử dụng nên thận trọng với các tác dụng phụ như: Đau dạ dày, nhức đầu, dị ứng da…
  • Thuốc corticoid: Nhóm thuốc này có tác dụng kháng viêm mạnh nhưng lại tiềm ẩn khá nhiều tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng cho những người bị nhiễm trùng vùng chậu nghiêm trọng. Không dùng cho bệnh nhân bị tăng huyết áp, người có vấn đề về thủy tinh thể hoặc bệnh nhân bị loãng xương.

3. Vật lý trị liệu chữa viêm vùng chậu

Các phương pháp vật lý trị liệu mặc dù không giúp điều trị khỏi bệnh dứt điểm nhưng chúng có tác dụng hỗ trợ cải thiện sức mạnh cho khung xương chậu và góp phần khống chế tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan trong vùng chậu.

Các phương pháp dưới đây có thể được lựa chọn để tiến hành trị liệu khi các cơn đau của bệnh nhân đã thuyên giảm:

  • Chườm nóng: Phương pháp này được áp dụng mỗi ngày từ 2 – 3 lần bằng cách lấy túi nước nóng hay túi muối rang chườm vào khu vực đau sẽ giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Chiếu đèn hồng ngoại: Thiết bị có tia hồng ngoại sẽ được đem chiếu trực tiếp vào vùng xương chậu. Nó giúp xoa dịu các cơn đau và làm nhanh lành tổn thương bằng cách thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng các tế bào bị viêm.
Chiếu hồng ngoại chữa viêm vùng chậu
Chiếu tia hồng ngoại có tác dụng giảm đau, giúp nhiễm trùng trong vùng chậu nhanh lành
  • Nhiệt trị liệu: Sử dụng thiết bị chiếu nhiệt có tác dụng đẩy mạnh hoạt động trao đổi chất bên trong cơ thể, tạo điều kiện cho các tế bào bị viêm được cung cấp nhiều dưỡng chất nhằm mau chóng được chữa lành.
  • Điện trị liệu: Phương pháp vật lý trị liệu này cũng có tác dụng tích cực trong việc kích thích bơm máu đến sửa chữa các tế bào bị viêm, làm giảm triệu chứng sưng đau.
  • Tập luyện: Chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn cho bệnh nhân một số bài tập thực hành cho khung xương chậu nhằm cải thiện sức khỏe và chức năng hoạt động của khu vực này. Việc luyện tập phải được tiến hành theo nguyên tắc tăng dần cường độ . Trong quá trình thực hiện nếu thấy đau cần ngưng lại ngay, không nên gắng sức quá mức.

Giải pháp chữa viêm vùng chậu ở mức độ nặng

Nếu bị viêm vùng chậu nghiêm trọng khi đang mang thai, bị sốt cao, nôn ói nhiều hoặc phát hiện áp xe trong buồng trứng hay ống dẫn trừng thì bệnh nhân cần nhập viện để được bác sĩ theo dõi và điều trị tích cực bằng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật. Cách điều trị viêm vùng chậu tại bệnh viện như sau:

1. Sử dụng phác đồ kháng sinh chữa viêm vùng chậu cho đối tượng điều trị nội trú

– Phác đồ số 1:

  • Thuốc Cefoxitin: Dùng 2g sau mỗi 6 giờ. Ngày uống 4 lần
  • Thuốc Doxycyclin: Mỗi lần uống 100mg x 2 lần trong ngày

– Phác đồ số 2: 

  • Thuốc Cefotetan: Liều dùng điều trị tích cực ban đầu là 2 g x 4 lần/ ngày. Sau khi các triệu chứng đã thuyên giảm, bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều.
  • Thuốc Doxycyclin: Ngày dùng 200mg chia làm 2 lần uống

– Phác đồ số 3:

Áp dụng khi bệnh viêm vùng chậu gây áp xe buồng trứng. Liệu trình điều trị 14 ngày.

  • Thuốc Cefotetan & Doxycyclin: Liều dùng tương tự như phác đồ 2
  • Thuốc Metronidazol: Mỗi lần 500mg x 2 lần/ngày hoặc Dalacin C : Mỗi lần 300mg x 3 lần/ngày

– Phác đồ số 4: 

  • Thuốc Dalacin C: mỗi ngày 900mg chia làm 3 lần uống
  • Thuốc Gentamycin: Uống 2mg/kg x cân nặng của cơ thể. Ngày dùng 3 lần, khoảng cách giữa các lần uống thuốc là 8 giờ.

– Phác đồ số 5:

  • Thuốc Unasyn (1.5g ): Mỗi ngày uống 4 lần theo chỉ định của bác sĩ. Ngưng uống sau khi các triệu chứng lâm sàng được cải thiện.
  • Thuốc Doxycyclin: Uống vào buổi sáng và buổi tối sau ăn mỗi lần 100mg. Một liệu trình kéo dài 14 ngày.

– Phác đồ điều trị số 6: Chỉ định khi có áp xe buồng trứng

Phối hợp Doxycyclin ( liều lượng tương tự như phác đồ 5 ) với các thuốc kháng sinh khác như:

  • Metronidazol: Mỗi lần uống một viên hàm lượng 500mg x 2 lần trong ngày
  • Hoặc Dalacin C: Mỗi lần uống một viên hàm lượng 300mg x 3 lần trong ngày

2. Phẫu thuật điều trị bệnh viêm vùng chậu

Người bị viêm buồng trứng được chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp sau:

  • Không đáp ứng được với thuốc kháng sinh. Sau khi đã tích cực điều trị bằng thuốc nhưng vẫn không loại bỏ được túi mủ ở khu vực bị bệnh.
  • Có biến chứng áp xe ở buồng trứng, ống dẫn trứng
phẫu thiệt điều trị viêm vùng chậu
Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp bị viêm vùng chậu nặng, có biến chứng

Phẫu thuật được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ ổ áp xe, không chế không để mầm bệnh có cơ hội lây lan sang các bộ phận lân cận. Hầu hết bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp nội soi để hút cạn mủ. Phương pháp này khá an toàn, ít xâm lấn nên cho khả năng bình phục nhanh chóng. 

Mặc dù vậy, người bệnh vẫn có thể phải đối mặt với một số biến chứng của phẫu thuật như:

  • Chảy máu nhiều trong và sau khi làm phẫu thuật
  • Đau kéo dài
  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Vết mổ để lại sẹo mất thẩm mỹ
  • Tổn thương buồng trứng và tử cung làm ảnh hưởng đến việc thụ thai

Để giảm thiểu những rủi ro trên, người bệnh nên tìm đến các bệnh viện chuyên khoa Sản uy tín, có bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn để làm phẫu thuật chữa viêm vùng chậu. Chẳng hạn như, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện Phụ Sản Trung Ương hay bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

Kết hợp điều trị viêm vùng chậu cho cả người chồng

Khi chữa viêm vùng chậu cho những ca bệnh bị nhiễm vi khuẩn lậu cầu hoặc chlamydia, các bác sĩ thường khuyên chị em nên đưa cả chồng hoặc bạn tình của mình đến để khám và xét nghiệm cùng. Đây là những tác nhân gây bệnh có khả năng truyền nhiễm khi quan hệ tình dục, vì vậy khả năng đối tác của họ bị lây bệnh là rất cao nếu có sinh hoạt chăn gối trong thời gian bị bệnh.

Một khi kết quả xét nghiệm cho thấy các quý ông cũng bị bệnh thì cần tiết hành điều trị song song cho cả hai để tiêu diệt triệt để mầm bệnh. Ngăn ngừa nguy cơ bị lây nhiễm chéo cho nhau và tái phát bệnh trong tương lai.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khi bị viêm vùng chậu

Sự tích cực trong việc thay đổi lối sống cùng thói quen ăn uống, chăm sóc vùng kín hàng ngày đúng cách có thể giúp ích cho quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh viêm vùng chậu. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho chị em:

– Đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ và được chăm sóc đúng cách:

Vấn đề này cần được đặc biệt chú trọng bởi khu vực “tam giác vàng” chính là con đường để mầm bệnh tấn công vào bên trong vùng chậu. Để ngăn ngừa và nhanh chóng đẩy lùi bệnh, phái đẹp cần giữ vùng kín luôn được sạch sẽ, thông thoáng bằng những cách đơn giản như:

  • Tắm rửa thay quần lót hàng ngày
  • Sử dụng nước muối pha loãng, dung dịch hay xà phòng rửa phụ khoa dịu nhẹ do bác sĩ chỉ định để làm sạch vùng kín. Mỗi ngày nên rửa từ ít nhất 2 – 3 lần. 
  • Sau khi tắm rửa vùng kín, đừng quên dùng giấy mềm hay khăn lau khô trước khi mặc quần. Cần ghi nhớ rằng điều kiện ẩm ướt chính là điều kiện lý tưởng để nấm và vi khuẩn phát triển mạnh tấn công vào bên trong gây viêm vùng chậu.
  • Nếu đang trong những ngày “đèn đỏ” thì nên thay băng vệ sinh và rửa vùng kín thường xuyên hơn.
  • Không thụt rửa vào sâu bên trong làm niêm mạc âm đạo bị tổn thương và khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt
  • Quần chíp hay quần mặc ngoài đều cần phải rộng rãi, có kích cỡ phù hợp. Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có chất vải thoáng, mềm và thấm hút mồ hôi nhanh.
  • Luôn luôn lau rửa vùng kín theo chiều từ trước ra sau

– Tăng cường các thực phẩm có lợi vào thực đơn

Một số thực phẩm có thể giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể và bổ sung các chất kháng viêm, giảm đau, tiêu diệt vi khuẩn tự nhiên nên được thường xuyên sử dụng trong thực đơn của người bị viêm vùng chậu. Cụ thể, người bệnh không nên bỏ qua những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Giúp cải thiện khả năng miễn dịch, tiêu diệt các tác nhân gây viêm vùng chậu, giảm viêm nhiễm và kích thích tái tạo các tế bào bị tổn thương. Nhóm thực phẩm dồi dào vitamin C nhất phải kể đến các loại trái cây họ cam/quýt, ớt đà lat, cà chua, xoài chín, ổi, kiwi…
  • Thực phẩm có đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên: Gừng, tỏi, bạc hà, cá hồi, cá thu, dầu thực vật, hành, các loại hạt, húng quế, kinh giới…
  • Sữa chua không chỉ giúp thúc đẩy tiêu hóa mà còn giúp cân bằng nồng độ PH trong môi trường âm đạo, đồng thời bổ sung lợi khuẩn probiotics ức chế hoạt động của hại khuẩn gây bệnh viêm vùng chậu.

Cùng với đó, người bệnh được khuyến cáo nên uống nhiều nước để giảm cảm giác nóng rát khó chịu ở vùng kín, đào thải độc tố cho cơ thể và tạo điều kiện để mau được lưu thông tốt đến khu vực tổn thương. Tránh ăn các thực phẩm có thể khiến các dấu hiệu viêm vùng chậu thêm trầm trọng như: Gia vị cay, hải sản, thực phẩm muối chua, các món ăn chứa nhiều muối, đồ ngọt, chất béo, thịt đỏ, bia rượu. Đồng thời bỏ hút thuốc lá hoặc tránh xa những nơi có khói thuốc lá nếu muốn bệnh nhanh khỏi.

– Thận trọng khi quan hệ tình dục

Phụ nữ quan hệ tình dục trong thời gian bị viêm vùng chậu không chỉ lây nhiễm một số mầm bệnh cho bạn tình mà còn có nguy cơ khiến khu vực tổn thương bị chảy máy do động tác “yêu” quá mạnh. Vì vậy, tốt nhất trong thời gian bị bệnh thì nên kiêng quan hệ. Nếu vẫn quyết tâm làm chuyện ấy thì hãy khuyến khích bạn tình mang bao cao su và lựa chọn các tư thế quan hệ nhẹ nhàng, an toàn, không gây đau.

– Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh khi bị viêm vùng chậu

  • Nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh để tổn thương nhanh bình phục
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ bởi căng thẳng có thể làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh
  • Không thức quá khuya và đảm bảo ngủ đủ giấc để hệ miễn dịch luôn ổn định và đảm bảo cho quá trình táo tại các tế bào mới diễn ra nhanh hơn thay thế cho các tế bào ở vùng chậu đang bị ảnh hưởng bởi viêm nhiễm.
  • Tập thể dục hàng ngày. Có thể đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga hay dưỡng sinh… để tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đến khu vực xương chậu và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tránh đi bơi ở các hồ bơi công cộng vì vi khuẩn trong nước có thể dễ dàng xâp nhập vào bên trong khiến bệnh viêm vùng chậu bùng phát nặng hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 10:24 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:36 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh và cách chữa trị

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng khá phổ biến. Tình trạng này đặc trưng bởi chu kỳ…

tầm soát ung thư buồng trứng Tầm soát ung thư buồng trứng khi nào? Bao lâu/lần?

Tầm soát ung thư buồng trứng chính là giải pháp hữu hiệu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó phục…

Huyết trắng có mùi hôi là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em Huyết Trắng Có Mùi Hôi: Thông Tin Và Cách Trị [Tại Nhà + Thuốc]

Huyết trắng có mùi hôi là một triệu chứng thường gặp ở chị em. Huyết trắng không chỉ đóng vai…

Khí hư màu hồng cho biết điều gì, có cần trị?

Khí hư màu hồng thường phổ biến trong thời kỳ rụng trứng, mang thai. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng…

U xơ tử cung có dẫn đến ung thư không? U xơ tử cung có dẫn đến ung thư không?

U xơ tử cung là một dạng u thịt phát triển bên trong tử cung. U xơ tử cung thông…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua