Viêm VA quá phát là gì và cách điều trị?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm VA quá phát khiến người bệnh cảm thấy khó thở, ngạt mũi, ứ dịch và khó thở. Bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ nếu không có biện pháp khắc phục hợp lý.

viêm va quá phát
Viêm Va quá phát là tình trạng viêm VA cấp tính tái phát nhiều lần

Viêm VA quá phát là gì?

VA nằm ngay cửa lỗ mũi sau, bên cạnh vòi Eustachi, do đó khi bị viêm, sưng có thể gây ứ dịch, tắc nghẽn mũi. Viêm VA quá phát hay còn được gọi là viêm VA mạn tính. Đây là tình trạng viêm VA cấp tính tái phát nhiều lần gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

1. Nguyên nhân gây viêm VA quá phát

Viêm VA là tình trạng vi khuẩn xâm nhập, tấn công VA và gây viêm. Mắc dù viêm VA thường do vi khuẩn gây ra nhưng bệnh cũng có thể liên quan đến virus và một số nguyên nhân liên quan khác.

Viêm VA quá phát là tình trạng viêm VA cấp tính tái phát nhiều lần hoặc nhiễm trùng kéo dài mà không được điều trị phù hợp.

Ngoài ra, một số nguyên nhân y tế, bệnh lý cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm viêm VA quá phát như viêm Amidan, viêm họng hoặc các vấn đề liên quan đến tai – mũi – họng.

2. Dấu hiệu nhận biết viêm VA quá phát

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, viêm VA quá phát có thể dẫn đến một số triệu chứng như:

Dấu hiệu lâm sàng:

  • Ngạt mũi khó thở, VA sưng to làm tắc nghẽn lỗ mũi sau và dẫn đến tình trạng ứ dịch mũi, ngạt mũi khó thở. Tình trạng này thường nghiêm trọng hơn về đêm gây mất ngủ, khó ngủ hoặc dễ thức giấc.
  • Ở trẻ nhỏ, viêm VA quá phát có thể gây sụt sịt, ngủ không sâu, thường xuyên mở miệng để thở.
  • Trẻ bú mẹ thường dễ bị nôn trớ, sặc khi bú.
  • Thính lực suy giảm do tắc hoặc bán tắc nghẽn vòi Eustachi. Đối với trẻ nhỏ, trẻ có thể chậm nói, nói ngọng, không rõ ràng, lơ đễnh, kém phát triển não bộ. 
viêm va quá phát là gì
Viêm VA quá phát khiến trẻ bị ngạt mũi, khó thở, chảy nước mũi

Dấu hiệu diễn biến:

  • Viêm VA quá phát thường có liên quan đến nhiều đợt viêm VA cấp tái phát nhiều lần hoặc nhiễm trùng kéo dài. Tình trạng này dễ dẫn đến viêm đường hô hấp dưới.
  • Nếu VA phát triển quá to và không điều trị kịp lúc có thể dẫn đến “bộ mặt VA”. Các dấu hiệu bao gồm: Môi dày, mũi gãy và hếch, miệng luôn mở, hàm trên vẩu hàm dưới lẹm, hở hàm ếch.
  • Ở người trưởng thành, viêm VA quá phát có thể gây mê sảng, ngáy to, đau đầu mạn tính.

Viêm VA quá phát có nguy hiểm không?

Viêm VA quá phát là tình trạng viêm kéo dài và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị. Các biến chứng phổ biến bao gồm:

  • Viêm tai giữa
  • Viêm mũi xoang
  • Áp xe thành sau
  • Viêm họng, viêm mũi họng cấp tính hoặc mạn tính
  • Viêm thanh quản cơ rít thường phổ biến ở trẻ nhỏ
  • Viêm đường hô hấp dưới, viêm khí quản, viêm khí phế
  • Viêm phổi, viêm thanh quản co thắt
  • Rối loạn tiêu hóa, dễ nôn trớ, ăn uống chậm, kén ăn, suy dinh dưỡng
  • Ngừng thở khi ngủ. Tình trạng này nếu không được khắc phục có thể dẫn đến suy tim
  • Kém phát triển, chậm nói, kém phát triển trí não, mất tập trung

Biện pháp chẩn đoán viêm VA quá phát

Để chẩn đoán viêm VA quá phát, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ có thể đặt một số câu hỏi về tiền sử bệnh lý và các triệu chứng thực thể của người bệnh.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cụ thể như:

  • Soi mũi trước: Nếu tình trạng mũi không viêm, phù nề, sạch nhìn dọc theo sàn mũi có thể một khối hồng nhạt, mềm. Khi nuốt, khối VA sẽ bị đẩy lên trên.
  • Soi mũi sau (thường được chỉ định ở người trưởng thành và trẻ em lớn): Có thể thấy khối VA màu hồng nhạt, mềm, che lắp bên phần của mũi sau và vòi Eustachi.
  • Khám tai: Màng nhĩ thường đực, mất đi bóng sáng do vòi nhĩ bị tắc nghẽn.
  • Khám họng: Thành họng thường không nhẵn, có nhiều hạt lympo, khi khóc thì lưỡi gà và màn hậu không che bít hết vòm.
  • Sờ vòm: Ở trẻ nhỏ không bị viêm mũi, khi sờ vòm họng có thể chạm vào khối mềm nhô lên, vòm bị che đi một phần.

Cách điều trị viêm VA quá phát

Viêm VA thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng hít hoặc dạng uống. Tuy nhiên, đối với tình trạng viêm VA quá phát, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định nạo viêm VA phẫu thuật để cắt bỏ VA.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể sử dụng thuốc gây mê để người bệnh ngủ và không cảm thấy đau. Sau đó, tiến hành cắt VA thông qua miệng. Cả quá trình phẫu thuật mất khoảng 20 – 45 phút và người bệnh có thể ra về trong ngày, sau quá trình hồi sức.

Trước khi tiến hành nạo hoặc phẫu thuật viêm VA, người bệnh hoặc người chăm sóc trẻ cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được theo dõi và hỗ trợ kiểm soát các rủi ro sau phẫu thuật.

điều trị viêm va quá phát
Viêm VA quá phát thường được chỉ định phẫu thuật điều trị

Cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm VA:

  • Uống nhiều nước hoặc nước lạnh để làm dịu cổ họng và giảm đau.
  • Nếu cảm thấy đau, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Mặc dù thuốc giảm đau thường có tác dụng tích cực tuy nhiên không được làm dụng thuốc để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
  • Không sử dụng thuốc giảm đau ngoài chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc có thể gây an thần, ngủ mê và dẫn đến một số rủi ro nhất định.
  • Người bệnh có thể sử dụng Acetaminophen hoặc Ibuprofen theo hướng dẫn của dược sĩ để giảm đau. Tuy nhiên, không tự ý sử dụng thuốc nếu không nhận được sự đồng ý của người có chuyên môn.
  • Sử dụng thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa sau phẫu thuật. Điều này có thể hỗ trợ cổ họng và hệ thống tiêu hóa.
  • Đánh răng nhẹ nhàng và súc miệng bằng nước muối để vệ sinh miệng và cổ họng.
  • Không nên xì mũi trong một tuần sau phẫu thuật. Lau mũi bằng khăn giấy và vứt khăn ngay sau khi sử dụng.
  • Mở miệng khi hắt hơi và không nhịn hắt hơi.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà hoặc phòng ngủ của người bệnh để người bệnh dễ thở hơn.
  • Hạn chế các hoạt động thể chất trong 3 – 4 ngày sau phẫu thuật.
  • Tránh xa những người bị nhiễm trùng và cảm lạnh.

Phẫu thuật viêm VA là một thủ thuật nhỏ và an toàn. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị chảy máu sau khi phẫu thuật hoặc các dấu hiệu bệnh trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị.

Ngày đăng 10:38 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 15:40 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Nạo VA là gì, khi nào được chỉ định và thông tin cần biết
Nạo VA là thủ thuật ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp viêm VA tái phát nhiều lần hoặc VA phì đại gây ảnh hưởng đến chức năng hô…
Viêm VA cấp tính và giải pháp điều trị

Viêm VA cấp tính đề cập đến tình trạng viêm cấp ở tổ chức lympho nằm phía sau vòm miệng.…

Viêm VA mãn tính và giải pháp điều trị

Viêm VA mãn tính là tình trạng viêm VA quá phát hoặc viêm Va cấp tính tái phát nhiều lần.…

Viêm VA có lây không ? Viêm VA có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Viêm VA là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em trong mùa lạnh. Những triệu chứng của…

chữa viêm VA cho bé bằng thuốc nam Cách chữa viêm VA cho bé bằng thuốc nam tại nhà

Chữa viêm VA cho bé bằng thuốc nam là giải pháp lành tính có thể áp dụng tại nhà. Tuy…

Cắt amidan có phải nằm viện không, có cần người thân đi cùng?

Hầu hết bệnh nhân cắt amidan đều lo lắng sẽ bị đau sau khi thực hiện. Vậy cắt amidan có…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua