Viêm tuyến nước bọt nổi hạch là gì? Nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm tuyến nước bọt nổi hạch có đặc trưng là triệu chứng sưng, thường bị nhầm lẫn với bệnh quai bị. Tình trạng nổi hạch ở tuyến nước bọt sẽ tự biến mất sau vài ngày, tuy nhiên nếu không điều trị dứt điểm triệu chứng viêm sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe.

Viêm tuyến nước bọt nổi hạch là gì? Nguy hiểm không?
Viêm tuyến nước bọt nổi hạch là tình trạng viêm nhiễm ở tuyến nước bọt do virus hoặc vi khuẩn gây ra

Những nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt nổi hạch

Viêm tuyến nước bọt là một bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Bệnh thường bùng phát vào mùa lạnh với những biểu hiện cơ bản như tình trạng sưng đau khu vực quanh tai và hàm dưới. Bệnh nhân có thể nhầm lẫn giữa viêm tuyến nước bọt nổi hạch với chứng quai bị, bởi vì vị trí sưng ở vị trí dưới hàm, kèm theo đó là biểu hiện sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi kéo dài nhiều ngày.

U tuyến nước bọt nổi hạch là tình trạng mô hạch tăng trưởng bất thường. Bình thường tuyến nước bọt có nhiệm vụ tiết nước bọt giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Đây là một cấu trúc kín bao gồm tuyến mang tai nối liền với tuyến dưới hàm, dưới cùng là tuyến dưới lưỡi. Bình thường hạch ở tuyến nước bọt là các mô mềm thông thường, chúng có nhiệm vụ sinh ra các kháng thể chống lại vi khuẩn, virus nếu cơ thể có dấu hiệu viêm, nhiễm trùng.

U hạch ở tuyến nước bọt có thể lành tính hoặc ác tính. Trong đó 80% u hạch do viêm tuyến nước bọt đều không nguy hiểm. Ngược lại nếu như khối u phát triển bất thường ở những vị trí nằm ngoài tuyến nước bọt là u hạch ác tính.

Viêm tuyến nước bọt nổi hạch có thể xảy ra khi tuyến nước bọt của bạn bị tắc khi có sỏi tuyến nước bọt hình thành. Các dạng sỏi này có cấu trúc cứng, chúng là tích tụ của canxi và phốt phát nằm trong tuyến mang tai, hoặc nằm trong tuyến nước bọt ở khoang miệng. Tình trạng sỏi ở tuyến nước bọt không chỉ gây nhiễm trùng và nổi hạch mà còn làm tăng nguy cơ viêm, áp- xe. Ban đầu người bệnh sẽ nhận thấy các cơn đau xuất hiện rồi giảm dần, khi chuyển sang viêm hoặc áp- xe thì triệu chứng sưng và đau nhức cũng trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo nghiên cứu, những nguyên nhân chính gây viêm tuyến nước bọt là do vi khuẩn và virus xâm nhập. Trong đó Staphylococcus aureus, Parainfluenza, coxsackie là những tác nhân gây bệnh phổ biến nhất. Viêm tuyến tuyến nước bọt nổi hạch có diễn biến lành tính, trong vòng 5 – 7 ngày sẽ tự biến mất cùng cơn sốt, trong đó vẫn có những trường hợp tiến triển thành viêm tuyến nước bọt mạn tính phì đại tuyến.

Triệu chứng viêm tuyến nước bọt nổi hạch là gì?

Viêm tuyến nước bọt nổi hạch là gì?
Tình trạng viêm sưng, nổi hạch do viêm tuyến nước bọt chỉ xảy ra trong vòng vài ngày

Những triệu chứng của viêm tuyến nước bọt thường dễ nhận diện nhưng cũng dễ bị phớt lờ do người bệnh chủ quan cho rằng đây chỉ là tình trạng đau mỏi hàm thông thường. Những biểu hiện đặc trưng của tình trạng viêm tuyến nước bọt nổi hạch là:

  • Khu vực dưới một hoặc hai bên hàm sưng to hoặc nổi u cục, viêm tuyến nước bọt càng nặng thì mức độ sưng càng nghiêm trọng, vùng hạch sưng lớn làm cổ bạnh, không thấy rõ đường xương hàm, cằm xệ.
  • Khu vực da quanh vùng hàm căng bóng, đỏ ửng, khi sờ vào sẽ có cảm giác nóng đau, nếu như nguyên nhân gây viêm do virus thì ấn vào không lõm da, ngược lại nếu nguyên nhân do vi khuẩn thì khi ấn vào sẽ thấy hiện tượng lõm da.
  • Khi bị viêm tuyến nước bọt đồng nghĩa với việc nước bọt sẽ tiết ra ít hơn, bạn cũng sẽ thấy khô miệng và có triệu chứng viêm họng, thay đổi giọng nói kèm theo. 
  • Nếu như nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn, vùng tuyến bị bị có thể bị sưng từ bên trong và có mủ chảy ra khi va chạm, hoặc dùng vật nhọn đâm vào vùng hạch sưng.
  • Tình trạng sưng hạch do viêm tuyến nước bọt nhận thấy rõ ở góc hàm, điều này cũng ảnh hưởng đến vị giác của người bệnh.
  • Do hạch sưng và có mủ nên hơi thở của bạn sẽ có mùi hôi, bạn cũng cảm thấy đau hàm và không thể mở to miệng được.
  • Hạch sưng cũng gây cứng mô và cứng hàm, bạn gặp khó khăn khi nhai và mở to hàm, cơn đau sẽ tiến triển nặng hơn ở bên trong miệng.
  • Nếu như hạch sưng lớn và gây chèn ép lên các dây thần kinh, bạn cũng có thể bị đau ở một bên mặt.
  • Hạch bị sưng to cũng sẽ gây ra cơn sốt nhẹ, do nhiễm trùng thúc đẩy các kháng thể được tạo thành khiến thân nhiệt tăng cao.
  • Tình trạng đau nhức cơ và ớn lạnh cũng có thể xảy ra tương tự như triệu chứng cảm, sốt thông thường.

Những dấu hiệu viêm tuyến nước bọt sưng hạch kể trên ban đầu thường khó phân biệt với tình trạng sốt cao. Nếu bạn nhận thấy miệng khô và đau nghiêm trọng, kèm theo đó là tình trạng khó thở hoặc khó nuốt, hãy thăm khám và kiểm tra tình trạng nhiễm trùng trước khi các biến chứng tệ hơn xảy ra.

Viêm tuyến nước bọt nổi hạch có nguy hiểm không?

Bình thường tình trạng viêm tuyến nước bọt nổi hạch không nguy hiểm mà chỉ gây ra những khó chịu nhất thời. Tuy nhiên những ảnh hưởng của bệnh rất khó lường, do viêm nhiễm do virus hoặc vi khuẩn gây ra nên triệu chứng có thể tiến triển lan rộng. Bệnh cũng có thể phát triển thành biến chứng nếu như không được điều trị sớm, phổ biến nhất là biến chứng áp xe do mủ hình thành trong tuyến nước bọt.

U hạch ở tuyến nước bọt thực chất là khối u lành tính, do mô mềm sưng tấy thành u cục. U hạch không đau, hoặc đau ít và tự biến mất sau một thời gian, nhưng trong đó vẫn có những trường hợp u phì phì đại chèn ép hoạt động của tuyến nước bọt. Người bệnh nên cảnh giác trước khả năng nhầm lẫn giữa u lành tính và u ác tính, đối với những u hạch ác tính, chúng có thể chèn lên các dây thần kinh, mạch máu và phát triển lớn dần. Nhiều biến chứng u hạch ở tuyến nước bọt gây ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ cử động vùng mặt.

Viêm tuyến nước bọt nổi hạch là gì? Nguy hiểm không?
Bệnh viêm tuyến nước bọt nổi hạch có thể biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm

Tình trạng nhiễm trùng cũng có khả năng lan từ tuyến nước bọt sang các phần khác của cơ thể. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm mô tế bào hoặc viêm họng Ludwig. Đối với các trường hợp biến chứng, bệnh nhân mất thời gian chữa trị và đòi hỏi những phương pháp can thiệp phức tạp hơn. Khả năng phẫu thuật hoặc tiểu phẫu cũng có thể xảy ra nếu như các hình thức chữa trị nội khoa không phát huy tác dụng.

Phân biệt viêm tuyến nước bọt nổi hạch với quai bị

Do những biểu hiện và triệu chứng của quai bị, viêm tuyến nước bọt khá tương đồng, người bệnh đều bị sưng một bên hàm nên việc phân biệt tương đối khó khăn. Người bệnh nên phân biệt cụ thể sự khác nhau giữa hai nhóm bệnh này như sau:

Bệnh quai bị

Quai bị là triệu chứng sưng viêm tuyến nước bọt do virus quai bị gây ra, trong đó có khoảng hơn 20% khả năng sưng viêm tuyến nước bọt do bệnh quai bị gây ra. Triệu chứng chung của bệnh quai bị là tình trạng sốt cao kéo dài và sưng một bên hàm, những biểu hiện khác kèm theo như tình trạng đau đầu, chán ăn, khó nói, đau nhức các khớp xương. Vùng bị sưng to có thể thể lan rộng khắp hàm và làm khuôn mặc của người bệnh bị biến dạng. 

Vùng bị sưng nghiêm trọng hơn có thể gây phù vùng cổ, chèn ép khí quản, khiến bệnh nhân khó thở. Bên ngoài bề mặt bị sưng không có màu sắc bất thường, ấn vào có tính đàn hồi. Thông thường virus quai bị chỉ 2 bên tuyến nước bọt mang tai, sưng 2 bên thường xuất hiện sau khi nhiễm virus 3 ngày , sau đó sẽ giảm sưng từ từ trong khoảng 1 tuần. Đối với nam giới, quai bị là căn bệnh nguy hiểm có thể gây viêm tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Viêm tuyến nước bọt nổi hạch là gì? Nguy hiểm không?
Quai bị ở nam giới có khả năng gây vô sinh do biến chứng viêm tinh hoàn

Những biến chứng của bệnh quai bị rất nguy hiểm. Trong đó nguy hiểm nhất là biến chứng viêm màng não, viêm não, viêm tụy cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi kẽ. Ở người lớn tuổi, nếu mắc bệnh quai bị có thể biến chứng thành viêm đa khớp và lan truyền viêm nhiễm ở tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú và buồng trứng.  Những biến chứng này ban đầu có thể được điều trị hiệu quả mà không để lại di chứng.

U hạch tuyến nước bọt

U tuyến nước bọt là tình trạng nổi hạch ở tuyến nước bọt, u này có thể là u lành tính hoặc u ác tính. U hạch lành tính và có kích thước giới hạn, hạch thường chỉ phát triển ở tuyến mang tai và không sưng to nghiêm trọng như quai bị. Những dạng u hạch thường gặp nhất là u tế bào hạt, u tế bào đáy. Viêm tuyến nước bọt nổi hạch gây đau và chỉ một số ít trường hợp hạch vỡ gây nhiễm trùng.

Cách điều trị viêm tuyến nước bọt nổi hạch

Hiện nay bệnh viêm tuyến nước bọt nổi hạch có nhiều phương pháp điều trị. Trong đó căn cứ vào những biểu hiện và triệu chứng ở mỗi người mà phương pháp điều trị sẽ được áp dụng khác nhau. Đối với những bệnh nhân bị sưng đau hạch nhẹ, không có biểu hiện phức tạp sẽ được chữa trị bằng phương pháp đơn giản hơn. Ngược lại với người bệnh bị sưng và đau dữ dội sẽ được điều trị bằng phương pháp khác. 

Sử dụng kháng sinh là phương pháp điều trị viêm tuyến nước bọt nổi hạch hiệu quả nhất.  Thuốc giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm vi khuẩn và đồng thời cải thiện những triệu chứng như sốt, có mủ, viêm nhiễm trùng…. Trong trường hợp nhiễm trùng thứ phát, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh đề phòng nguy cơ người bệnh bị rối loạn chức năng các tuyến nước bọt. Loại thuốc Pilocarpin 1% có tác dụng kích thích nước bọt sẽ loại bỏ các vi khuẩn tồn tại trong tuyến nước bọt. Mỗi lần dùng khoảng 10 giọt trước khi ăn,  sử dụng khoảng 2 lần mỗi ngày.

Kháng sinh ở liều dùng nhẹ và liều nặng được chỉ định để khắc phục chứng nhiễm trùng toàn thân hoặc tại chỗ. Đặc biệt kháng sinh có tác dụng hiệu quả với khuẩn Erythromycine – nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nhiễm trùng tuyến nước bọt. Các loại thuốc kháng như thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, nhóm thuốc chống phù nề cũng chỉ được phép sử dụng nếu như các bác sĩ, dược sĩ chỉ định .

Nếu như bệnh nhân chỉ bị viêm tuyến nước bọt nổi hạch ở mức độ nhẹ. Bệnh nhân có thể thực hiện các bước tự chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn sau:

  • Sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng nhằm phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng lây lan.
  • Tốt nhất nên dùng nước muối sinh lý để giữ ẩm cho khoang miệng, đồng thời hạn chế nhiễm trùng.
  • Không dùng bia rượu hay các loại thức uống có tính axit cao, không nên hút thuốc lá.
  • Uống nhiều nước lọc để tuyến nước bọt tạo ra lượng nước bọt mới đào thải các vi khuẩn cũ.
  • Sử dụng kẹo ngậm dược liệu hoặc nhai kẹo cao su để kích thích tăng tiết nước bọt, giúp giảm sưng.
  • Để giảm đau có thể dùng khăn ấm hoặc massage nhẹ nhàng vùng bị viêm.

Phương pháp Đông y điều trị viêm tuyến nước bọt nổi hạch

Viêm tuyến nước bọt nổi hạch là gì? Nguy hiểm không?
Hoa kim ngân có tác dụng chống viêm và chống nhiễm trùng rất hiệu quả

Trong dân gian có nhiều phương thức điều trị viêm tuyến nước bọt nổi hạch đơn giản. Bài thuốc Đông y tận dụng hiệu quả kháng viêm, chống sưng, giảm đau và khắc phục từ nguyên nhân gây ra bệnh. Nguyên dược liệu dễ tìm và không gây ra các phản ứng phụ, cụ thể người bệnh có thể áp dụng những bài thuốc sau đây:

  • Cách 1: Người bệnh chuẩn bị khoảng một nắm rau cải, cùng với 30g đậu xanh đã đãi vỏ. Đem đậu xanh đi ninh đến khi nhừ, kết hợp cùng rau cải luộc dùng liên tục trong tuần đến khi triệu chứng thuyên giảm. 
  • Cách 2: Chuẩn bị lượng vừa đủ các dược liệu như rễ cây hạt rẻ, hoa kim ngân, cam thảo tươi, cùng với 10gr hạ khô thảo sắc nước uống 2 lần mỗi ngày.
  • Cách 3: Người bệnh chuẩn bị khoảng 30gr đường phèn, đợi đến khi đường nguội thì đập vào bát 2 quả trứng vịt. Sau khi khuấy đều thì đem chưng cách thủy ăn liên tục trong tuần.
  • Cách 4: Chuẩn bị lượng vừa đủ cân rễ sợi mì tươi đem sắc nước uống, mỗi ngày uống khoảng 2 lần.
  • Cách 5: Chuẩn bị khoảng lượng nhỏ bồ công anh đem sắc lấy nước uống. Trước đó người bệnh nên uống một ly rượu trắng nhỏ trước và uống nước bồ công anh sau. Bài thuốc này không phù hợp với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Phương pháp phẫu thuật

Điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt nổi hạch bằng phương pháp phẫu thuật đem lại hiệu quả triệt để. Tuy nhiên tỷ lệ rủi ro và biến chứng sau phẫu thuật cũng có thể xảy ra. Phần lớn các trường hợp viêm tuyến nước bọt mang tai không cần phẫu thuật, phương pháp này chỉ được thực hiện khi bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng hoặc vùng hạch sưng và vỡ gây nhiễm trùng. 

Đối với những vùng viêm tuyến nước bọt mà có dẫn lưu mủ, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc làm tiểu phẫu để làm sạch vùng mủ để tránh tái phát.  Sau phẫu thuật bệnh nhân cần có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc và vệ sinh vùng vết mổ hợp lý để tránh trường hợp nhiễm trùng xảy ra.

Viêm tuyến nước bọt nổi hạch nên kiêng gì và ăn gì?

điều trị viêm tuyến nước bọt nổi hạch
Người bệnh cần bổ sung các thực phẩm có tính chống viêm để hỗ trợ điều trị chứng viêm tuyến nước bọt nổi hạch

Chế độ ăn uống khoa học cũng góp phần hạn chế những ảnh hưởng của bệnh viêm tuyến nước bọt. Trong thời gian bị bệnh, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng như sau:

Nhóm thực phẩm nên ăn

  • Các món ăn mềm, ít có độ xơ cứng như cá, đậu phụ, trứng, thịt ninh nhừ, cháo, soup,…
  • Nhóm thực phẩm chống viêm, giàu omega 3 như cá hồi, quả bơ, rau bó xôi, trái cây, nghệ và tỏi…
  • Uống nước hàng ngày để không xảy ra tình trạng khô miệng, đồng thời uống nhiều nước trái cây bổ sung

Nhóm thực phẩm nên tránh

  • Người bệnh nên hạn chế dùng các loại thực phẩm có chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo, nước ép trái cây,….
  • Nhóm các loại thực phẩm cay nóng, có mùi gia vị nhiều có thể gây viêm rát và tổn thương vùng miệng.
  • Kiêng ăn đồ lạnh, uống nước đá lạnh hoặc ăn kem, những món ăn này dễ gây đau buốt vùng bị sưng viêm.
  • Không nên ăn xương, các loại khô, thịt cứng sẽ gây khó nuốt, khó nhai…

Tình trạng viêm tuyến nước bọt nổi hạch được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Cần kết hợp giữa điều trị bằng thuốc, nghỉ ngơi và ăn uống phù hợp sẽ giúp bệnh nhanh chóng được chữa khỏi. Ngoài ra do tình trạng viêm tuyến nước bọt sau điều trị có thể tái phát nhiều lần, vì thế người bệnh cần phải thăm khám sớm khi nhận thấy dấu hiệu của bệnh để được chữa trị triệt để.

Bài viết liên quan: 

Ngày đăng 08:50 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 16:10 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Dùng thuốc trị viêm xoang là phương pháp được lựa chọn đầu tiên 11 Thuốc Trị Viêm Xoang Tốt Nhất Hiện Nay – Hiệu Quả Nhanh

Hiện nay, nhiều bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc trị viêm xoang theo toa bác sĩ, chẳng hạn…

Đau rát cổ họng là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Đau rát cổ họng là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm amidan, viêm họng và viêm thanh quản. Tuy…

Chia sẻ "kinh nghiệm cắt amidan" ít đau - Nhanh khỏe Chia sẻ “kinh nghiệm cắt amidan” ít đau – Nhanh khỏe

Cắt amidan là thủ thuật đơn giản, ít đau và ít khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên người bệnh…

Các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm amidan phổ biến hiện nay

Thuốc kháng sinh điều trị viêm amidan có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giúp giảm viêm, sưng…

Thời tiết thay đổi đột ngột có thể là nguyên nhân gây chảy nước mũi màu vàng loãng Chảy nước mũi màu vàng loãng là biểu hiện của bệnh gì?

Chảy nước mũi màu vàng loãng có bình thường không? Đây là lo lắng của nhiều người khi mắc phải…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua