Dấu hiệu viêm tinh hoàn sau quai bị và phương pháp điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Viêm tinh hoàn thường khởi phát sau thời gian điều trị quai bị. Bệnh lý này có thể gây sưng đau và phù nề vùng da bìu, khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn và tiểu tiện buốt. Nhiễm trùng tinh hoàn do virus quai bị (Paramyxovirus) không có thuốc đặc hiệu. Vì vậy quá trình điều trị tập trung vào việc cải thiện triệu chứng và nâng cao sức đề kháng.

quai bị biến chứng viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn sau quai bị là biến chứng thường gặp ở nam giới

Vì sao quai bị gây ra biến chứng viêm tinh hoàn?

Quai bị là một dạng nhiễm trùng cấp tính do virus quai bị (Paramyxovirus) gây ra. Bệnh còn có tên là viêm tuyến nước bọt mang tai, thường gặp ở trẻ nhỏ, người trong độ tuổi dậy thì và sau dậy thì. Rất ít trường hợp người cao tuổi nhiễm phải virus này.

Quai bị gây ra triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ, nhức đầu, chán ăn, ăn không ngon miệng,… Sau một thời gian phát bệnh, nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng cao (khoảng 39.5 – 40 độ C) và các tuyến nước bọt ở mang tai bị sưng dữ dội, gây đau và khó khăn khi ăn uống.

quai bị biến chứng viêm tinh hoàn
Paramyxovirus gây viêm tuyến nước bọt mang tai có thể di chuyển xuống tinh hoàn và gây tổn thương cơ quan này

Sau 5 – 10 ngày bệnh khởi phát, virus có thể di chuyển xuống tinh hoàn của nam giới và gây nhiễm trùng. Có khoảng 20 – 35% nam giới mắc quai bị gặp phải biến chứng viêm tinh hoàn.

Tinh trùng ít, yếu, vón cục, màu vàng... có chữa được không? Chuyên gia YHCT đầu ngành giải thích chi tiết? Bật mí bao lâu thì có con... [không thể bỏ qua]

Ngoài bệnh lý này, quai bị còn gây ra một số vấn đề khác như viêm màng não, viêm thừng tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn,…

Dấu hiệu của viêm tinh hoàn sau quai bị

Viêm tinh hoàn có thể gây ra triệu chứng sau 5 – 10 ngày tính từ thời điểm bệnh quai bị khởi phát.

dấu hiệu viêm tinh hoàn khi bị quai bị
Đau tinh hoàn, da bìu căng đỏ và phù nề là các dấu hiệu nhận biết viêm tinh hoàn khi bị quai bị

Các dấu hiệu thường gặp, bao gồm:

  • Sưng đau ở tinh hoàn (thường xảy ra 1 bên, ít có trường hợp sưng cả 2 bên)
  • Da bìu có dấu hiệu căng, sưng đỏ và phù nề
  • Sờ vào bìu nhận thấy tinh hoàn cứng, chắc và đau
  • Tiểu tiện buốt và khó khăn
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Mệt mỏi và ăn không ngon

Triệu chứng của viêm tinh hoàn sau quai bị thường không quá đặc trưng. Vì lúc này cơ thể đã thích nghi với virus nhiễm bệnh và không biểu hiện bằng các triệu chứng điển hình. Do đó nếu không chú ý, bạn có thể bỏ qua các biểu hiện bất thường và để bệnh kéo dài.

Viêm tinh hoàn sau quai bị có nguy hiểm không?

Biến chứng viêm tinh hoàn sau quai bị thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nhiễm trùng tinh hoàn do virus có thể gây đau, giảm chất lượng cuộc sống và đời sống tình dục.

Ngoài ra với những trường hợp không điều trị kịp thời, nhiễm trùng ở cơ quan này có thể phát triển gây áp xe tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, xơ hóa và teo tinh hoàn, từ đó tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

Chẩn đoán bệnh viêm tinh hoàn sau quai bị

Bệnh viêm tinh hoàn sau quai bị thường dễ chẩn đoán hơn viêm tinh hoàn do những nguyên nhân khác.

Trước tiên bác sĩ có thể thăm khám lâm sàng để xem xét biểu hiện sưng đỏ ở vùng bìu và tinh hoàn. Sau đó sẽ căn cứ vào tiền sử bệnh lý và độ tuổi để xác định nguyên nhân là do virus quai bị.

Ngoài ra bác sĩ cũng có thể đề nghị siêu âm để xem xét mức độ viêm và nhận diện biến chứng. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bạn sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị tương ứng với mức độ bệnh.

Các phương pháp điều trị viêm tinh hoàn – biến chứng của quai bị

Viêm tinh hoàn do virus quai bị Paramyxovirus không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy đối với bệnh lý này, bạn cần dùng thuốc làm giảm triệu chứng và chăm sóc đúng cách.

Các loại thuốc điều trị viêm tinh hoàn do virus quai bị:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc giảm phù nề

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc như:

triệu chứng viêm tinh hoàn quai bị
Ngoài việc dùng thuốc, bạn nên ăn uống đầy đủ để hỗ trợ quá trình điều trị viêm tinh hoàn sau quai bị
  • Chườm lạnh lên vùng da bìu nhằm làm giảm tình trạng căng, đỏ và sưng đau ở tinh hoàn.
  • Hạn chế vận động mạnh để tránh kích thích virus lây lan sang mào tinh hoàn, niệu đạo và viêm tuyến tiền liệt.
  • Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít dầu mỡ, gia vị và dễ tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ cơ thể ức chế virus gây nhiễm trùng.
  • Không quan hệ và thủ dâm khi điều trị.
  • Vệ sinh dương vật và bìu với nước sạch mỗi ngày, có thể dùng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Uống nhiều nước, có thể bổ sung nước áp trái cây để tăng cường vitamin C cho cơ thể.

Phòng ngừa biến chứng viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn có thể gây xơ hóa, teo tinh hoàn, giảm nồng độ testosterone và số lượng tinh trùng. Hơn nữa, nam giới mắc bệnh viêm tinh hoàn dễ gặp phải các vấn đề ở tuyến tiền liệt, niêu đạo và tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

viêm tinh hoàn sau quai bị
Nên tiêm vaccine ngừa quai bị để hạn chế bệnh viêm tinh hoàn và các biến chứng khác

Vì vậy bạn nên phòng ngừa bệnh viêm tinh hoàn với những biện pháp sau:

  • Tiêm vaccine phòng ngừa quai bị, nên tiêm trước khi dậy thì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Với những người đã mắc bệnh, cơ thể đã tạo ra kháng thể với virus và ít khi có trường hợp tái phát trở lại.
  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị. Nên đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài trời, đồng thời cần vệ sinh tay trước và sau khi ăn.
  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên để hạn chế virus và vi khuẩn xâm nhập.
  • Nếu mắc bệnh quai bị, cần tiến hành điều trị sớm để hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng.
  • Quan sát biểu hiện của cơ thể sau khi bị quai bị để kịp thời phát hiện viêm tinh hoàn hoặc các bệnh lý khác.

Viêm tinh hoàn sau quai bị là một trong những biến chứng thường gặp nhất. Biến chứng này có thể được điều trị dứt điểm bằng cách dùng thuốc và chăm sóc hợp lý.

Ngày đăng 10:16 - 15/04/2023 - Cập nhật lúc: 15:46 - 16/04/2023
Chia sẻ:
Ghi nhận đánh giá khách quan từ chuyên gia, phải hồi chính xác từ người bệnh làm căn cứ nhận định, xác thực hiệu quả của bài thuốc - Xem ngay
Xoắn tinh hoàn – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Xoắn tinh hoàn xảy ra khi dây thừng tinh xoắn lại làm tắc nguồn cung cấp máu đến tinh hoàn.…

nam giới bị tinh hoàn lạc chỗ Tinh hoàn lạc chỗ là gì, có con được không?

Tinh hoàn lạc chỗ là tình trạng dị tật bẩm sinh do di chuyển bất thường của tinh hoàn từ…

nang mào tinh hoàn là bệnh gì Nang mào tinh hoàn là gì, có sao không, làm sao trị?

Nang mào tinh hoàn là một trong những bệnh lý thường gặp khiến không ít chàng hoang mang. Liệu tình…

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh khi nào, nguy hiểm không?

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh được thực hiện khi nam giới có tinh dịch đồ bất thường, khó…

Tinh hoàn bên to bên nhỏ không đều nhau là bệnh gì?

Việc tinh hoàn bên to bên nhỏ không đều là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sự chênh lệch…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua