Viêm thận Lupus là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm thận lupus là căn bệnh tương đối nguy hiểm, nếu như không điều trị ngay từ ban đầu bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó có suy thận. Cụ thể điều trị viêm thận Lupus bằng cách nào và những lưu ý gì bệnh nhân cần quan tâm khi mắc bệnh, bài viết sẽ thông tin cụ thể về vấn đề này.

Viêm thận Lupus là gì?
Bệnh viêm thận Lupus là một trong những biến chứng từ bệnh tự miễn lupus ban đỏ hệ thống

Thông tin về bệnh viêm thận lupus

Viêm thận lupus là tình trạng thận bị viêm, nguyên nhân sâu xa là do biến chứng của bệnh lý tự miễn – bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tương tự như những bệnh tự miễn khác, người mắc phải bệnh viêm thận lupus tự tạo ra kháng thể và chúng tấn công nhầm đến các mô và cơ quan của cơ thể. Từ đó thận không thể thực hiện được chức năng lọc chất thải và hoạt động ngày một yếu. 

Đối tượng mắc bệnh viêm thận lupus rất đa dạng, trong đó có những nhóm đối tượng di truyền. Nếu như trong gia đình có người mắc bệnh viêm thận lupus, hoặc những bệnh tự miễn khác như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh gout,… thì nguy cơ cao sẽ di truyền bệnh từ người thân. Tuy nhiên không phải ai mắc bệnh tự miễn cũng sẽ bị viêm thận lupus.

Cả nam giới và phụ nữ đều có thể mắc bệnh, nhưng tỷ lệ nữ giới chiếm phần nhiều hơn. Trong đó độ tuổi dễ phát bệnh nhất là từ 20 – 40 tuổi. Hiện nay chưa có thuốc điều trị viêm thận lupus đặc hiệu, nhưng người bệnh có thể yên tâm vì có nhiều phương pháp can thiệp bổ sung. Ngoài ra, bệnh có thể được kiểm soát bằng cách giảm thiểu tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.

Bệnh viêm thận lupus có thể dẫn đến tình trạng bài tiết máu trong nước tiểu hoặc hội chứng protein trong nước tiểu (protein niệu). Ở những bệnh nhân bị viêm thận lupus cũng dễ mắc phải những bệnh lâu năm như cao huyết áp, thận suy,…Ngoài ra, bệnh viêm thận lupus cũng có thể diễn biến theo giai đoạn cấp tính và thể mạn tính, theo đó các mức độ của triệu chứng diễn biến như sau:

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn xâm nhập gây ra với các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới. Áp dụng các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị mang lại những dấu hiệu tích cực mà người bệnh có thể sử dụng.
  • Viêm thận lupus thể cấp tính: Hay còn gọi là viêm thận lupus thể hoạt động, những diễn biến ban đầu của giai đoạn cấp tính bao gồm tình trạng tăng sinh tế bào, hoại tử – xơ hóa, lắng đọng hình quai dây và xâm nhập bạch cầu; cục nghẽn hyalin, hình liềm tế bào, ống thận có tế bào đơn nhân xâm nhập.
  • Viêm thận lupus thể mạn tính: Ở thể viêm thận mạn tính, ở giai đoạn này diễn biến của bệnh đã có phần phức tạp. Các tế bào đã xơ hóa một phần, chủ yếu tại khu vực cầu thận và kẽ ống thận, rất nhanh tiến triển đến giai đoạn teo ống thận.
Dấu hiệu của bệnh viêm thận Lupus
Viêm thận Lupus được phân chia thành nhiều cấp độ khác nhau phụ thuộc vào mức độ của triệu chứng

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh thận lupus bao gồm 5  dạng chính là:

  • Loại I: Mức độ thương tổn ở gian mạch ở mức tối thiểu. Thông qua các hình ảnh hưởng kính hiển vi có thể thấy sự lắng đọng phức hợp miễn dịch ở gian mạch.

  • Loại II: Mức độ tổn thương cao hơn khi đã có sự giãn rộng và tăng sinh tế bào gian mạch.

  • Loại III: Tổn thương lan động dưới mức 50% , gần một nửa cấu trúc của cầu thận bị tổn thương.

  • Loại IV: Trên một nửa cấu trúc của cầu thận bị tổn thương, giai đoạn nặng này sẽ gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân.

  • Loại V: Biến chứng viêm cầu thận, lớp thành mao mạch cầu thận bị phá hủy gần như hoàn toàn.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm thận lupus?

Như đã đề cập, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm thận lupus là do di truyền. Trong trường hợp bạn có bộ gen tương đồng với các thành viên trong gia đình, mà thành viên đó mắc phải bệnh lý này thì nguy cơ mắc bệnh ở bạn sẽ rất có khả năng xảy ra. 

Nếu như tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề, cơ thể không được khỏe mạnh, miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh vặt thì khả năng mắc bệnh cũng có thể xảy ra cao. Hệ miễn dịch có tác dụng bảo vệ cơ thể không bị nhiễm trùng, nếu như bạn mắc bệnh tự miễn thì hệ miễn dịch sẽ làm việc sai hướng, các kháng thể không phân biệt được đâu là những chất có hại và đâu là những chất có lợi cho sức khỏe.

Nguyên nhân bệnh viêm thận Lupus
Viêm thận Lupus có thể xuất phát từ yếu tố di truyền trong gia đình

Những bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ có khả năng mắc bệnh viêm thận lupus cao. Lupus ban đỏ nói chung và viêm thận lupus nói riêng đều là những bệnh lý tự miễn nguy hiểm, khi cơ thể tự sản sinh kháng thể chống lại các mô, mà ở đây là thận của người bệnh. Khi những kháng thể lupus tác động và phá hủy đến cấu trúc trong thận. Tỷ lệ đến 60-70% người mắc hội chứng lupus ban đỏ có biểu hiện viêm cầu thận.

Những triệu chứng của bệnh viêm thận lupus là gì?

Triệu chứng viêm thận lupus tương tự như viêm cầu thận thông thường. Mặc dù viêm thận lupus tương đối nghiêm trọng nhưng ban đầu những biểu hiện của bệnh khá mờ nhạt. Biểu hiện ban đầu của bệnh có thể là tình trạng phù nề hoặc sưng chân, đặc biệt là những vùng tích nước như mắt cá chân và bàn chân. Những vị trí khác nhữ mặt hoặc tay sẽ ít bị sưng hơn.

Một số dấu hiệu và triệu chứng của viêm thận lupus thường gặp nhất là tiểu ít và tiểu nhiều lần, màu nước tiểu sẫm; nếu màu nước tiểu nâu nhẹ có thể do máu lẫn trong nước tiểu; nếu như protein niệu xảy ra thì nước tiểu sẽ sủi bọt; tình trạng tăng cân; hoặc cao huyết áp xảy ra bất thường.

Người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác không được đề cập. Để tránh nhầm lẫn bệnh viêm thận lupus với những bệnh lý thông thường khác cần thăm khám và làm rõ nguyên nhân từ ban đầu.

Nhận biết những dấu hiệu của viêm thận lupus có vai trò rất quan trọng trong tiên lượng bệnh. Đặc biệt là dấu hiệu tiểu ra máu có thể thông báo tình trạng suy thận đang tiến triển nhanh và biến chứng phức tạp. Nếu như sau 1 năm mà nồng độ protein niệu vẫn cao rất dễ bị suy thận và dẫn đến nhiều biến chứng khác.

Biểu hiện của viêm thận do lupus ở giai đoạn cấp tính hoặc mãn tính tùy thuộc vào cơ địa từng người bệnh. Trong đó, nếu như có điều kiện thuận lợi thì triệu chứng của bệnh sẽ tiến triển rất nhanh. Vì thế ngay từ khi có những dấu hiệu nghi ngờ thì những chẩn đoán cần được thực hiện ngay để có chẩn đoán phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của viêm thận lupus.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm thận lupus?

Viêm thận Lupus là gì?
Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh viêm thận lupus cao hơn nam giới

Không phải ai cũng có khả năng mắc bệnh viêm thận Lupus. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm thận lupus gồm có:

  • Phụ nữ, đặc biệt là nữ giới trong độ tuổi từ 20−40 tuổi;
  • Người mắc bệnh lupus ban đỏ hoặc có bệnh tự miễn;
  • Gia đình có người mắc bệnh tự miễn có khả năng di truyền

Theo các nghiên cứu khoa học,  lupus ban đỏ nói chung và viêm thận lupus nói riêng được xác định là một bệnh tự miễn, do rối loạn hệ thống miễn dịch tăng sinh  ra các kháng thể tự do. Cơ thể không có khả năng điều hướng và kiểm soát những kháng thể này, thường gặp nhất là các kháng thể kháng nhân và kháng các thành phần của nhân tế bào. Một số yếu tố liên quan đến bệnh như yếu tố môi trường, hormone, nội tiết hay những bất ổn về di truyền. 

Trong đó yếu tố môi trường, nguyên nhân đặc biệt đến từ tình trạng nhiễm virus được xem như một yếu tố gây khởi phát bệnh. Yếu tố nội tiết hay còn gọi là ảnh hưởng của hormon sinh dục, nồng độ hormone có thể cao hoặc thấp ở từng chị em phụ nữ, nữ giới tuổi dậy thì, phụ nữ có thai, hoặc phụ nữ đã mãn kinh sẽ có mức thay đổi estrogen và androgen khác nhau.

Cấu trúc bất thường của tế bào lympho T và lympho B thường gặp ở những bệnh nhân bị lupus ban đỏ hệ thống. Bệnh làm tăng lên những kháng thể kháng các DNA, kháng thể kháng RNA, những kháng thể cơ bản tạo nên cấu trúc nhân tế bào.

Bệnh viêm thận lupus có nguy hiểm không?

Viêm thận Lupus có nguy hiểm không?
Biến chứng của viêm thận lupus rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Tỷ lệ bệnh nhân bị viêm thận lupus không phổ biến, tuy nhiên theo thống kê thì có tới 60% bệnh nhân lupus có những triệu chứng của viêm thận lupus. Một khi thận bị viêm thì cơ quan này đã hình thành những tổn thương nhất định. Nếu không được can thiệp và kiểm soát từ sớm, viêm thận lupus có thể dẫn đến suy thận và nhiều biến chứng khác.

Viêm thận lupus có tiến triển âm thầm và phức tạp, đa số bệnh nhân đều không nhận biết được những dấu hiệu và triệu chứng từ ban đầu. Tổn thương sinh thiết thận được đánh giá theo mức chỉ số mạn tính và căn cứ vào thời điểm hoạt động bán định lượng. Những bệnh nhân có sức khỏe yếu, như người cao tuổi, bệnh nhân mắc bệnh tự miễn lâu năm, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao hơn tiến triển đến giai đoạn cuối của suy thận. Do đó người bệnh tuyệt đối không chủ quan nếu đã được chẩn đoán nguy cơ lupus ban đỏ hoặc di truyền bệnh từ gia đình.

Ngoài ra người mắc bệnh viêm thận lupus còn có nguy cơ cao bị ung thư, trong đó có thể biến chứng thành khối U lympho tế bào B. Ngoài ra ở những bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, bệnh còn biến chứng thành xơ vữa động mạch hoặc đột quỵ do các đợt suy thận cấp gây ra. Những biến chứng khác bao gồm tình trạng rối loạn lipid máu hay tổn thương cầu thận đều được tiên lượng trong những trường hợp bệnh nặng.

Chẩn đoán viêm thận lupus

Chẩn đoán bệnh viêm thận Lupus
Thông qua thăm khám ban đầu và đánh giá triệu chứng có thể tầm soát khả năng viêm thận lupus

Để chẩn đoán tình trạng viêm thận lupus, đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng sức khỏe bệnh nhân, sau đó chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm. Biểu hiện ban đầu của bệnh lý này là tình trạng nước tiểu có màu sẫm hoặc nước tiểu sủi bọt nhiều, bệnh nhân bị phù các chi, sưng ở bàn chân, cao huyết áp. Trong đó những xét nghiệm giúp chẩn đoán viêm thận lupus chính xác là:

  • Xét nghiệm máu: Các chỉ số chất thải trong máu như ure, creatinin ở bệnh nhân viêm thận lupus thường cao ở mức trung bình. Do thận bị viêm, chức năng lọc suy yếu nên không loại bỏ được những chất này.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Thận là cơ quan chính lọc và tham gia vào quá trình bài tiết nước tiểu. Để đo lường những chất thải, cặn bã, độc tố còn tồn đọng trong  thận, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm xét nghiệm nước tiểu đánh giá chỉ số protein, bạch cầu và hồng cầu.
  • Theo dõi lượng nước tiểu: Được thực hiện liên tục trong 24h, nhằm đo khả năng lọc chất thải chọn lọc của thận. Bằng cách này giúp đánh giá chính xác nồng độ protein xuất hiện trong nước tiểu.
Chẩn đoán bệnh viêm thận Lupus
Phương pháp xét nghiệm nước tiểu có kết quả chính xác tương đối trong chẩn đoán bệnh viêm thận Lupus
  • Xét nghiệm khả năng lọc của thận: Hay còn còn gọi là xét nghiệm độ thanh thải Iothalamate, bằng cách sử dụng thuốc nhuộm tương phản đánh giá được khả năng lọc của thận. Đây là  xét nghiệm đem lại kết quả chính xác nhất trong chẩn đoán viêm thận lupus.
  • Sinh thiết thận: Phương pháp sinh thiết chỉ được thực hiện cho những trường hợp cần thiết, bằng cách lấy một phần nhỏ mô thận để phân tích. Xét nghiệm này đem đến kết quả chính xác với mức độ viêm thận. Tuy nhiên sinh thiết là xét nghiệm xâm lấn nên bệnh nhân cần hết sức thận trọng đề phòng viêm nhiễm sau khi sinh thiết.
  • Siêu âm: Siêu âm không đem đến kết quả chẩn đoán chi tiết về mức tổn thương thận. Bác sĩ căn cứ vào hình ảnh chi tiết của thận để xác định được những bất thường về kích thước và hình dạng của thận. 

Phương pháp điều trị  viêm thận lupus

Để điều trị viêm thận, bệnh nhân cần được xây dựng phác đồ điều trị chuyên môn phù hợp và kết hợp chăm sóc, nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý. Viêm cầu thận do lupus hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, mặc dù bệnh không được chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được. Mục đích điều trị viêm thận lupus là ngăn ngừa biến chứng, hạn chế tối đa những tổn thương nguy hiểm tại thận. 

Điều trị bảo tồn 

Hiện nay điều trị viêm thận lupus được chia làm nhiều giai đoạn, với những giai đoạn nhẹ ban đầu thì bệnh nhân có thể điều trị bảo tồn. Người bệnh hạn chế tuyệt đối những lao động nặng, uống đủ nước tránh mất nước và tuyệt đối không tiếp xúc với khói thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể dục, đảm bảo huyết áp ổn định, đường huyết ở mức an toàn và hạn chế cholesterol từ các nguồn bổ sung.

Thuốc trị viêm thận lupus

điều trị bệnh viêm thận lupus
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm thận lupus cầm được sự cho phép của chuyên gia

Với những bệnh nhân bị viêm thận lupus tương đối nặng, những loại thuốc có tác dụng làm chậm hoặc ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch sẽ được sử dụng. Nhóm thuốc này có thể là Steroid,  prednisone, thuốc nhóm Cyclosporin, Tacrolimus, Cyclophosphamide, Azathioprine (Imuran), Mycophenolate (CellCept) hoặc thuốc Rituximab (Rituxan).

Trường hợp bệnh vẫn không có dấu hiệu cải thiện sau điều trị với những loại thuốc trên,  bệnh nhân có thể phải dùng đến nhóm thuốc ức chế miễn dịch như Corticosteroid, hoặc các nhóm thuốc ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Cụ thể những loại thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng đồng bộ là:

  • Corticosteroid: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm nhanh chóng và có tác dụng hiệu quả trong điều trị viêm thận lupus. Một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra nếu bệnh nhân dị ứng với nhóm thuốc này, vì vậy người bệnh cần theo dõi cẩn thận và giảm liều ngay khi có dấu hiệu bất thường.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Nhóm thuốc này có tác dụng điều trị và ngăn ngừa ung thư đồng thời. Nhóm thuốc ức chế miễn dịch cũng có tác dụng ngăn chặn hoạt động đào thải của các cơ quan cấy ghép, từ đó hạn chế được những ảnh hưởng đến thận. Trong đó những loại thuốc được dùng chủ yếu là cyclophosphamide , thuốc azathioprine và mycophenolate .
  • Thuốc phòng cục máu đông : Thuốc ngăn ngừa cục máu đông hoặc hạ huyết áp được sử dụng cho trường hợp cần thiết. Nếu như tình trạng cục máu đông xảy ra, bệnh nhân bị viêm thận lupus cần phải được lọc máu mới có thể loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.

Lọc máu và ghép thận

Hai phương pháp điều trị thay thế này chỉ định cho những bệnh nhân viêm thận lupus cấp độ nặng. Cách điều trị này cũng áp dụng song song cho những bệnh nhân bị suy thận, các lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Phương pháp lọc máu: Cách điều trị này chỉ được áp dụng khi thận mất khả năng lọc máu. Lượng chất lỏng và chất thải không được lọc sẽ không đào thải ra được khỏi cơ thể,  thay vào đó lọc máu sẽ giúp cho các khoáng chất được loại trừ và ổn định huyết áp.
  • Phương pháp cấy ghép thận: Bệnh nhân cần được ghép thận nếu như thận tổn thương đến mức không thể tiếp lọc máu được nữa. Tuy nhiên cấy thận là phương pháp tốn kém nhiều chi phí và chỉ được thực hiện khi bác sĩ yêu cầu và bệnh nhân có khả năng.

Viêm thận lupus là một bệnh lý phức tạp, đa số các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh đều phải thực hiện sinh thiết thận để đánh giá mô bệnh học. Sau đó nếu cần thiết, bệnh nhân sẽ phải thực hiện các xét nghiệm ưu tiên để bác sĩ có thể đưa ra quyết định điều trị thích hợp. Trong quá trình điều trị cần đảm bảo theo dõi kỹ những tác dụng phụ của từng loại thuốc.

Những điều cần lưu ý khi bị viêm thận lupus

Viêm thận Lupus cần phải được điều trị theo phác đồ nhất định, đồng thời bệnh nhân sẽ phải thực hiện các nguyên tắc cơ bản để bảo vệ chức năng thận. Sau đây là những lưu ý mà bệnh nhân mắc bệnh thận lupus nên thực hiện:

  • Đảm bảo lượng nước bổ sung hàng ngày, người bệnh có thể sử dụng nước lọc, nước trái cây để bổ sung vitamin và tránh mất nước;
  • Xây dựng những bữa ăn lành mạnh, người bệnh nên chia khẩu phần ăn thành từng bữa nhỏ để cơ thể tiêu hóa tốt.
  • Tăng cường nguồn vitamin và các khoáng chất có trong bữa ăn, hạn chế natri.
  • Những bệnh nhân bị tăng huyết áp cần tránh thêm muối và gia vị trong món ăn.
  • Không dùng chất kích thích, tránh hút thuốc và uống rượu cũng như các loại thức uống có ga;
  • Rèn luyện thể dục, thể thao để tăng cường đề kháng, duy trì các bài tập rèn luyện đều đặn;
  • Hạn chế lượng cholesterol có trong bữa ăn, đặc biệt là các loại mỡ từ động vật và món ăn ngọt
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc tùy tiện nếu như bác sĩ không cho phép, chẳng hạn như thuốc kháng viêm không steroid sẽ gây hại cho thận.

Dự phòng tái phát viêm thận lupus

Để đề phòng tái phát tình trạng viêm thận lupus, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên tuân thủ những nguyên tắc sau để dự phòng tái phát bệnh:

  • Phát hiện sớm tình trạng viêm và điều trị kịp thời
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, bỏ thuốc lá, không sử dụng chất kích thích
  • Nghỉ ngơi điều độ sau khi điều trị viêm thận, đồng thời bồi bổ đủ chất
  • Điều trị tốt theo hướng dẫn dự phòng tổn thương thận trong tương lai.

Nếu không được điều trị tốt, viêm thận có thể sẽ tiến triển thành bệnh thận mạn tính và cuối cùng bệnh nhân bị suy thận. Không loại trừ trường hợp bệnh nhân phải chạy thận và thay thận. Nếu bệnh nhân nhận thấy những dấu hiệu của bệnh viêm thận lupus có tiên lượng suy thận nhanh hơn những người không mắc bệnh này.

Bài viết đã thông tin cụ thể về tình trạng viêm thận Lupus. Trong trường hợp bạn nhận thấy những dấu hiệu của bệnh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thăm khám và hỗ trợ điều trị theo hướng tốt nhất.

Bài viết liên quan:

Ngày đăng 10:36 - 18/01/2023 - Cập nhật lúc: 13:05 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Tiểu rắt và buốt ở phụ nữ mặc dù phổ biến nhưng rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm Đi tiểu rắt và buốt ở phụ nữ: Nguyên nhân & cách chữa trị

Tiểu rắt và tiểu buốt ở phụ nữ là hai triệu chứng thường gặp khi cơ thể xuất hiện các…

Các loại hoa quả, trái cây tốt cho người bị sỏi thận

Trái cây cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt, đối với người bị…

Bị sỏi thận uống sữa được không? Uống loại nào? Bị sỏi thận uống sữa được không? Uống loại nào?

 Người bị sỏi thận uống sữa được không, đây là thắc mắc chung mà nhiều bệnh nhân đang mắc phải…

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đái dầm ở người lớn. Đái dầm – Tại sao người lớn vẫn đái dầm và cách chữa

Đái dầm là hiện tượng tiểu không tự chủ khi ngủ ban đêm. Tình trạng này thường xảy ra ở…

tiểu buốt ra máu Tiểu buốt ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Tiểu buốt ra máu là triệu chứng đáng báo động, có thể cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng. Dễ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Từng sử dụng rất nhiều biện pháp loại bỏ sỏi nhưng không thành công, ông chú U50 đã loại bỏ hoàn toàn viên sỏi 20mm chỉ sau 1 liệu trình- KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT. Xem Ngay!
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua