Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm tai giữa có mủ là một trong các giai đoạn của bệnh tai giữa cấp tính, thường khởi phát sau khi kết thúc giai đoạn xung huyết. Ở giai đoạn này, bệnh đặc trưng bởi tình trạng có mủ ứ đọng trong tai và đi kèm với triệu chứng thủng màng nhĩ.

viêm tai giữa có mủ
Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Những thông tin cần biết về viêm tai giữa có mủ

Viêm tai giữa có mủ là một giai đoạn của bệnh viêm tai giữa cấp tính. Tình trạng này có xu hướng khởi phát sau khi kết thúc giai đoạn xung huyết.

Viêm tai giữa có mủ là tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa kèm theo triệu chứng chảy mủ. Mủ hình thành trong ống tai là do niêm mạc tăng tiết dịch gây ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tụ mủ ở cơ quan này.

Khác với các giai đoạn trước, viêm tai giữa ứ mủ thường nghiêm trọng hơn và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

1. Triệu chứng nhận biết viêm tai giữa chứa dịch mủ

Các triệu chứng của viêm tai giữa có mủ được chia thành 2 thời kỳ, bao gồm thời kỳ ứ mủ và vỡ mủ.

viêm tai giữa có mủ
Viêm tai giữa ứ mủ gây đau nhức, nóng, sưng và ù tai

Triệu chứng thời kỳ ứ mủ:

  • Màng tai đục và đỏ
  • Ù tai, đau nhức và giảm thính lực
  • Có cảm giác ứ đọng dịch bên trong tai
  • Một số triệu chứng đi kèm khác như sốt, ho, chảy nước mũi,…
  • Nếu xuất hiện ở trẻ nhỏ, viêm tai giữa ứ mủ có thể gây ra các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, kém ăn, mất ngủ và thường xuyên quấy khóc

Thời kỳ vỡ mủ:

  • Khi mủ chảy ra bên ngoài ta, các triệu chứng ù tai, đau nhức và sưng nóng sẽ thuyên giảm dần
  • Dịch tai tiết ra lúc đầu trong và loãng, sau đó chuyển sang màu vàng chanh và đặc đần, sau chuyển thành mủ nhầy

2. Nguyên nhân gây viêm tai giữa có mủ

Viêm tai giữa có mủ hình thành do tắc ống vòi tai khiến dịch tiết bị ứ đọng và sinh mủ. Các yếu tố làm tăng nguy tắc ống vòi tai, bao gồm:

  • Viêm VA
  • Viêm mũi – xoang mủ
  • U ở vòm họng
  • Sùi vòm họng

3. Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm không?

Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tổn thương ở màng tai sẽ nhanh chóng được phục hồi. Ngược lại nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc viêm tai xương chũm cấp tính.

Ngoài ra, viêm tai giữa chứa mủ còn có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số 7
  • Viêm màng não

Chẩn đoán bệnh viêm tai giữa có mủ

Viêm tai giữa có dịch mủ chủ yếu được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ sử dụng đèn pin chuyên dụng nhằm quan sát các biểu hiện thực thể ở tai. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đặt câu hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải.

Điều trị bệnh viêm tai giữa có mủ

Nếu phát hiện bệnh sớm (giai đoạn ứ mủ) cần chủ động trích rạch để dẫn lưu mủ ra ngoài ống tai. Trong trường hợp đã vỡ mủ cần làm thuốc tai cẩn thận trong khoảng 1 – 2 tuần nhằm giúp màng tai liền lại.

Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa có dịch mủ theo từng giai đoạn cụ thể:

1. Điều trị giai đoạn ứ mủ

Trước tiên, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau (Acetaminophen, Ibuprofen, Diclofenac,…) nhằm làm giảm thân nhiệt và cải thiện cơn đau do viêm tai giữa gây ra.

Bên cạnh đó, cần nhỏ thuốc Glycerin Borat 2% liên tục, mỗi lần cách nhau khoảng vài giờ. Dung dịch Glycerin borat có khả năng làm mềm dịch tiết trong tai nhằm chuẩn bị có quá trình trích rạch dẫn lưu.

viêm tai giữa có mủ
Trong giai đoạn ứ mủ, cần chủ động trích rạch nhằm dẫn lưu mủ ra bên ngoài

Sau khi khám lại thấy màng nhĩ phồng lên, cần chủ động trích rạch kịp thời. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ trích rạch ở ¼ góc sau dưới màng tai nhằm tạo không gian để mủ dẫn lưu ra bên ngoài.

Khi mủ chảy ra bên ngoài, bác sĩ sẽ thấm cồn boric và đặt vào tai để sát khuẩn. Hầu hết các trường hợp chủ động trích rạch dẫn lưu đều có cải thiện sau khoảng 1 – 4 tuần.

2. Điều trị giai đoạn đã vỡ mủ

Với trường hợp đã vỡ mủ, cần làm thuốc tai và theo dõi cho đến khi màng tai liền lại. Tuyệt đối không tự ý rắc bột thuốc kháng sinh hoặc thảo dược vào ống tai, vì có thể gây bít tắc mủ và tổn thương màng tai vĩnh viễn.

Làm thuốc tai được thực hiện bởi nhân viên y tế. Bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng tổn thương ở tai để lựa chọn loại thuốc bột thích hợp nhằm sát trùng và ức chế vi khuẩn gây bệnh.

Quá trình làm thuốc tai bao gồm 3 bước chính:

Bước 1: Rửa tai

Bước rửa tai được thực hiện nhằm làm sạch mủ ứ bên trong tai. Quá trình rửa tai được thực hiện như sau:

  • Bơm dịch rửa (nước oxy già/ nước muối sạch hoặc dung dịch nước muối sinh lý,…) vào tai.
  • Kéo nhẹ vành tai để dịch chảy sâu vào bên trong, tiếp tục dùng tăm bông lau nhẹ để lấy hết mủ và dịch tiết ứ đọng bên trong.
  • Thực hiện nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn mủ bên trong tai.
  • Trước khi chuyển qua bước sau, cần dùng tăm bông lau khô dung dịch rửa tai, tránh để dịch ứ đọng bên trong.

Bước 2: Rỏ thuốc tai

Với tình trạng chảy dịch và mủ, thuốc Glycerin borat 2% và Cloramphenicol 4% thường được sử dụng nhằm sát trùng và kháng khuẩn.

  • Nghiêng về phía tai còn lại, hướng ống tai lên trên.
  • Nhỏ một lượng thuốc vào ống tai và day nhẹ nắp tai để thuốc chảy sâu vào bên trong

Bước 3: Phun thuốc bột

Loại thuốc được dùng trong bước phun thuốc bột thường là thuốc kháng sinh. Loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt và kìm hãm vi khuẩn gây nhiễm trùng ống tai.

  • Kéo nhẹ vành tai
  • Sau đó cho bình phun thuốc và xịt vào ống tai
  • Bóp nhẹ bóng cao su đề đẩy thuốc vào sâu bên trong

Bột kháng sinh được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị viêm tai giữa tụ mủ thường là Cloramphenicol. Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh Streptomycin vì có thể gây điếc.

Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa chứa mủ tái phát

Viêm tai giữa chứa mủ có khả năng tái phát cao nếu không có các biện pháp chăm sóc phù hợp. Tình trạng này tái phát nhiều lần không chỉ ảnh hưởng đến thính lực mà còn tác động tiêu cực đến các cơ quan khác của đường hô hấp.

viêm tai giữa có mủ
Nên sử dụng nút tai khi bơi lội, tránh để nước ứ đọng vào bên trong ống tai và gây nhiễm trùng

Vì vậy sau khi điều trị bệnh, bạn cần chủ động thực hiện các phương pháp phòng ngừa.

  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý về tai mũi họng như viêm VA, viêm amidan,…
  • Khi bơi lội cần mang nút tai, tránh để nước vào ống tai giữa và gây ứ đọng dịch.
  • Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng như bệnh viện, bến xe,…
  • Vệ sinh tay sau khi đi vệ sinh, trước – sau khi ăn nhằm hạn chế tình trạng đưa vi khuẩn vào cơ thể.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm thúc đẩy hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng.

Mặc dù viêm tai giữa có mủ hoàn toàn có thể điều trị và không để lại di chứng, tuy nhiên với những trường hợp chủ quan, các biến chứng nghiêm trọng như liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số 7 hoặc viêm xương chũm cấp tính có thể xảy. Vì vậy khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.

Ngày đăng 08:40 - 25/04/2023 - Cập nhật lúc: 15:35 - 26/04/2023
Chia sẻ:
Viêm tai giữa kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Viêm tai giữa kiêng ăn gì? Đây là vấn đề cần được quan tâm vì chế độ ăn uống cũng…

Thuốc nhỏ tai Otifar: Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc nhỏ tai Otifar thường được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn tai ngoài và viêm tai giữa xung…

Có nhiều cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua được nhiều người áp dụng Cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua 

Cách chữa viêm tai giữa bằng phèn chua được lưu truyền trong dân gian hiện nay đang được nhiều người…

Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không? Bác sĩ nói gì?

Viêm tai giữa có tự khỏi được không? Đây là vấn đề được nhiều quan tâm khi mắc phải bệnh…

mua thuốc nhỏ tai candibiotic Thuốc nhỏ tai Candibiotic: Công dụng, cách dùng & giá bán

Thuốc nhỏ tai Candibiotic thường được chỉ định để hỗ trợ điều trị các vấn đề viêm hay dị ứng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua